1.2.3 Hoa văn:
Bảng 1.1- Hoa văn trên áo đầm.
STT HOA VĂN HÌNH ẢNH
1
Hoạ tiết chấm bi xuất hiện từ khá lâu và cho đến
ngày nay vẫn cịn làm mưa làm gió trong ngành thời trang. Chấm bi có sức quyến rũ đặc biệt với các nàng bở vẻ đẹp cỗ điển pha lẫn nét hiện đại trẻ trung.
2
Hoa văn hình học: Với những họa tiết đường nét
hình học giản đơn như sọc ngang, sọc dọc, ô vuông... cùng với ứng dụng những màu sắc khác nhau đã đem lại những hiệu ứng tốt khi lên set đồ, mạng lại một vẻ đẹp năng động và tươi trẻ.
3
Thổ cẩm: Thổ cẩm không thuộc về riêng dân tộc
nào. Đó là văn phản ánh ý niệm thẩm mỹ, tín ngưỡng, tinh thần và những nét văn hoá, lịch sử của mỗi dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Thời hiện đại, thổ cẩm đã đi vào thời trang ứng dụng nhiều chục năm qua. Ngoài việc vẫn được những nét đặc trưng, thổ cẩm đã trở nên gần gũi, đa dạng hơn và cũng trở nên phổ biến hơn
4
Họa tiết đi săn mang tính hoang dã, tốt lên sự mạnh mẽ, cá tính cho người mặc. Nổi bật chính là sự kết hợp của các họa tiết da động vật như da rắn, lông thú đến thứ hoa cỏ già cỗi với tông màu vàng đặc trưng, mang chút hơi hướng vintage. Bảng màu của thời trang họa tiết này cũng rất phong phú, từ đen đến vàng chín như màu vàng Carmel, vàng cúc vạn thọ, màu berry đậm... được thể hiện trên những chất liệu vải dệt kim, da, len, lông...
5
Họa tiết “đảo hoang” (hay họa tiết Wild Island)
được lấy ý tưởng từ những câu chuyện vô cùng phong phú của những bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc. Khi đưa vào các thiết kế thời trang, những chú chim thiên đường, vẹt, cây trái cho đến những bông hoa đủ sắc màu, đã tạo nên một bảng màu vui vẻ, tác động mạnh mẽ đến thị giác người xem và truyền cảm hứng cho người mặc.
6
Hoa văn tie dye gồm
các các mảng màu, sặc sỡ và loang lỗ không theo quy tắc nào.
1.2.4 Xử lý chất liệu.
Xử lý bề mặt chất liệu vải – Textile Design: Bao gồm những kỹ thuật thủ công từ đơn giản đến tinh tế, phức tạp. Địi hỏi cần có những kiến thức về cấu trúc, thành phần, chất liệu sợi vải để có thể phối hợp và xử lý được chất liệu.
Các kỹ thuật xử lý bề mặt chất liệu được sử dụng phổ biến hiện nay gồm có:
‑ Batik Dyeing – Kỹ thuật nhuộm Batik: Dùng sáp ong nóng chảy để vẽ hoa văn, họa tiết trên vải.
‑ Shibori Dyeing – Kỹ thuật nhuộm Shibori: Kỹ thuật nhuộm Nhật Bản, dùng lực của đôi tay để kéo rút, buộc thắt vải, tạo hoa văn, họa tiết loang màu tự nhiên.
‑ Marble Dyeing: Kỹ thuật nhuộm vải và loang màu trên mặt nước
‑ Tambour Embroidery: Kỹ thuật thêu & đính cườm Tambour từ Ấn Độ.
‑ Ribbons Embroidery: Kỹ thuật thêu họa tiết bằng sợi ruy-băng.
‑ 3D shapes: Kỹ thuật tạo khối 3D trên bề mặt vải.
‑ 3D Lace Design: Kỹ thuật thiết kế bề mặt ren theo hoa văn sáng tạo.
‑ Smocking: Kỹ thuật đi kim, rút chỉ, luồn dây và chần bông để tạo độ lồi lõm, volume 3D nổi khối theo motif trên bề mặt vải.