Nâng cao hiệu quả việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 82)

1.4.1.2 .Kinh nghiệm ủa Trung Quố c

3.2.2.1. Nâng cao hiệu quả việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng

Trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng rủi ro tín dụng ln tiềm ẩn và khó tránh khỏi, trong nhiều trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh không thể trả nợ cho ngân hàng khiến cho ngân hàng có thể lâm vào tình trạng mất vốn kinh doanh. Để khắc phục tình trạng trên đối với Agribank Sài Gịn cần trích lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng là cần thiết nhằm đảm bảo tính ổn định cho hoạt động kinh doanh, có nguồn tiền dự trữ bù đắp lại những rủi ro mất vốn có thể xảy ra.

Để nâng cao hiệu quả của việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng, Agribank Sài Gịn cần lập kế hoạch trích lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng sao cho hợp lý. Nếu lập quỹ dự phịng rủi ro quá mức sẽ gây lãng phí khơng cần thiết ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, nhưng nếu lập quỹ dự phịng q thấp sẽ khơng đủ bù đắp nguồn vốn khi rủi ro xảy ra. Vì vậy, định kỳ Agribank Sài Gòn nên chủ động lập kế hoạch phân loại nợ, chuyển nhóm nợ chặt chẽ, chính xác từ đó làm cơ sở để tiến hành trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của NHNN. Việc phân loại căn cứ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay và được theo dõi và tổng hợp qua từng tháng, từng quý đảm bảo tính chính xác, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp khách hàng vi phạm Hợp đồng tín dụng và có dấu hiệu rủi ro xảy ra, việc phân loại nợ cũng cần thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà khơng tn thủ các quy định của NHNo&PTNT Việt Nam và NHNN. Làm tốt việc phân loại nợ chính xác đồng thời tuân thủ trích lập dự phòng rủi ro theo tỷ lệ quy định của NHNN giúp Agribank Sài Gịn trích lập quỹ dự phòng hợp lý hơn, sát thực tế hơn đảm bảo hiệu quả của việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.

3.2.2.2. Sử dụng cơng cụ bảo hiểm tín dụng.

Bảo hiểm tín dụng là hình thức chuyển một phần hoặc tồn bộ rủi ro trong tín dụng cho các tổ chức bảo hiểm. Hình thức bảo hiểm tín dụng được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhưng đối với nước ta hiện nay hình thức bảo hiểm tín dụng cịn chưa được áp dụng nhiều tại các NHTM. Bảo hiểm tín dụng là cơng cụ hữu hiệu giúp Agribank Sài Gịn giảm bớt rủi ro tín dụng xảy ra, vì về mặt thẩm định các phương án sản xuất kinh doanh Agribank Sài Gịn có thể làm tốt, nhưng đối với tai nạn do thiên tai xảy ra thì ngồi khả năng của con người. Nếu khách hàng thiệt hại trong sản xuất kinh doanh sẽ xảy ra nguy cơ rủi ro cho Agribank Sài Gịn dù bất cứ lý do gì. Nếu khách hàng được bảo hiểm thì khi xảy rủi ro xảy ra tổ chức bảo hiểm sẽ gánh bớt rủi ro, đảm bảo Agribank Sài Gịn có thể thu hồi nợ dù rủi ro có xảy ra.

Do vậy, Agribank Sài Gịn phải xây dựng kế hoạch trong việc sử dụng cơng cụ bảo hiểm tín dụng, đối với một số lĩnh vực mà Agribank Sài Gịn tài trợ có nguy cơ rủi ro xảy ra thì bắt buộc khách hàng phải mua bảo hiểm về khoản tài trợ đó Agribank Sài Gịn mới cấp tín dụng. Việc mua bảo hiểm, Agribank Sài Gịn có thể u cầu khách hàng mua bảo hiểm trong q trình xây dựng và bảo hiểm cơng trình đối với các dự án đầu tư, bảo hiểm hàng hóa đối với các cơng ty xuất nhập khẩu, nhà vận chuyển… Việc sử dụng cơng cụ bảo hiểm mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng và Agribank Sài Gòn:

Thứ nhất: Việc chuyển một phần rủi ro cho tổ chức bảo hiểm đảm bảo độ tin cậy

của khách hàng đối với Agribank Sài Gòn cao hơn, giúp Agribank Sài Gòn giảm thiểu thiệt hại nếu rủi ro xảy ra. Từ đó, Agribank Sài Gịn có thời gian và nguồn lực tập trung vào việc phát triển việc cung cấp các dịch vụ tốt hơn.

Thứ hai: Agribank Sài Gòn tận dụng được kinh nghiệm và khả năng đánh giá rủi ro

của các chuyên gia của các tổ chức bảo hiểm đối với phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Việc phối hợp chặt chẽ với công ty bảo hiểm về đánh giá rủi ro giúp Agribank Sài Gòn đánh giá rủi ro của phương án sản xuất kinh doanh chính xác hơn, giúp tài trợ cho các phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng đúng đắn hơn, giảm khả năng rủi ro tín dụng xảy ra.

Agribank Sài Gịn có thể sử dụng hoặc yêu cầu khách hàng mua các loại bảo hiểm sau: bảo hiểm tiền vay, bảo hiểm tài sản (đối với tài sản đảm bảo), bảo hiểm các chu kỳ sản xuất kinh doanh, bảo hiểm trách nhiệm các loại (trách nhiệm đối với người thứ ba khi khơng hồn thành nghĩa vụ theo hợp đồng), bảo hiểm hàng hóa (đối với các cơng ty vận chuyển). Agribank Sài Gịn có thể u cầu khách hàng mua các hình thức bảo hiểm hoặc Agribank Sài Gịn có thể tự mua bảo hiểm cho các sản phẩm tín dụng của mình.

3.2.2.3. Thực hiện thỏa thuận đối với các công ty mua bán nợ.

Mua bán nợ là nghiệp vụ quan trọng đối với các NHTM, nhằm tránh rủi ro tập trung. Điều này được thể hiện: khi danh mục cho vay của NHTM nằm trong tình trạng mất cân đối, NHTM phải chuyển hướng đầu tư để phân tán rủi ro. Tuy nhiên, NHTM không thể đợi các khoản vay cũ hết hạn mới thu hồi vốn và chuyển hướng đầu tư, việc này mất thời gian và đôi khi không hiệu quả. Ngân hàng có thể bán các khoản cho vay nằm trong khu vực tập trung trong danh mục cho vay, đồng thời mua lại các khoản cho vay mà trước đây chiếm tỷ trọng không lơn trong danh mục cho vay nhằm phân tán rủi rỏ. Hoạt động mua bán nợ được thực hiện phổ biến tại các nước phát triển, ở Việt Nam thị trường mua bán nợ mới hình thành và giao dịch mua bán nợ chủ yếu thông qua công ty Mua bán nợ (VAMC) của Ngân hàng nhà nước. Việc thỏa thuận với công ty mua bán nợ rất cần thiết với Agribank Sài Gòn nhằm cân đối lại danh mục các khoản cho vay và tránh các khoản vay tập trung vào một số lĩnh vực có rủi ro cao. Agribank Sài Gịn có thể ký hợp đồng với cơng ty mua bán nợ, theo đó Agribank Sài Gịn có thể bán các khoản nợ tồn đọng bao gồm các khoản nợ được phân loại vào các nhóm 3, 4, 5 theo Quyết định 493 của Ngân hàng nhà nước. Việc bán các khoản nợ giúp Agribank Sài Gòn thu được tiền về đề thực hiện quay vòng vốn theo kế hoạch, tránh được các chi phí phát sinh do xử lý nợ quá hạn, nợ xấu.

3.2.2.4. Sử dụng các công cụ phái sinh.

Thị trường tài chính phái sinh là thị trường giao dịch các công cụ hay các loại chứng khốn phái sinh. Các cơng cụ tài chính phái sinh bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn (Forwards), Hợp đồng tương lai (Futures), Quyền chọn (Options), Hợp đồng hoán đổi (Swaps). Các loại hợp đồng này được phát triển và giao dịch dựa trên cơ sở phát triển và giao dịch các cơng cụ tài chính trên thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, thị trường ngoại tệ, thì trường vàng và cả thị trường hàng hóa.

Hiện nay, ở các nước trên thế giới việc sử dụng các cơng cụ tài chính Forwards, Option và Swap vào phòng ngừa và hạn chế rủi ro là rất phổ biến đối với các NHTM. Còn tại Việt Nam thị trường các cơng cụ tài chính phái sinh chưa phát triển nên việc áp dụng các công cụ phái sinh vào việc phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng hầu như chưa có. Với các ưu điểm của các cơng cụ phái sinh trong việc phịng ngừa và hạn chế rủi ro thì các NHTM Việt Nam và Agribank Sài Gịn cần tập trung nghiên cứu các sản phẩm phái sinh trên thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối và thị trường hàng hóa để dần đưa vào sử dụng các cơng cụ phái sinh trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Đồng thời, Agribank Sài Gịn cần tăng cường cơng tác quan hệ quốc tế nhằm học hỏi kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng trong việc áp dụng các cơng cụ phái sinh từ các ngân hàng ở các nước phát triển.

Cử cán bộ đi đào tạo, tập huấn về công cụ phái sinh để dần dần đưa vào áp dụng các cơng cụ phái sinh trong việc phịng ngừa và hạn chế rủi ro.

3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ.

3.2.3.1. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng.

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng đồng nghĩa với việc nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cùng với nâng cao phẩm chất tư cách đạo đức của cán bộ tín dụng của Agribank Sài Gòn. Để làm tốt việc nâng cao chất lượng tín dụng giúp Agribank Sài Gòn hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra địi hỏi Agribank Sài Gòn cần làm tốt các vấn đề sau:

Thứ nhất, ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ tín dụng, Agribank Sài Gịn cần thực

hiện khách quan vô tư, tuyển dụng cán bộ tín dụng được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng, u nghề và có phẩm chất đạo đức tốt. Cụ thể cần đáp ứng các tiêu chí sau:

Có trình độ và được đào tạo chun sâu về lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Có khả năng ngoại ngữ, tin học là điều kiện cho việc nghiên cứu tài liệu và sử dụng ngoại ngữ, tin học phục vụ cho công tác tín dụng.

Có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt: Đây là tiêu chí quan trọng đối với mỗi cán bộ tín dụng, quyết định đến vấn đề rủi ro đạo đức kinh doanh của ngân hàng.

Có kiến thức và hiểu biết về xã hội và có kỹ năng giao tiếp tốt: Điều này giúp cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng sẽ có thái độ tốt giúp Agribank Sài Gòn và khách hàng hiểu nhau hơn, khách hàng có thiện cảm và gắn bó với Agribank Sài Gịn hơn.

Thứ hai, cần thực hiện chính sách gắn trách nhiệm với quyền lợi của cán bộ tín

dụng nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với cơng việc thực hiện. Để làm tốt vấn đề này cần thực hiện các biện pháp sau:

Agribank Sài Gòn nên áp dụng chính sách đãi ngộ hợp lý về tiền lương, tiền thưởng đối với cán bộ tín dụng, do cán bộ tín dụng ln đối mặt với rủi ro có thể xảy ra. Việc áp dụng chế độ đãi ngộ xứng đáng giúp Agribank Sài Gòn trách được rủi ro tín dụng xuất phát từ nguyên nhân đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng.

Đối với cán bộ tín dụng vi phạm quy trình, quy định nghiệp vụ tín dụng dẫn đến làm thất thoát vốn của Nhà nước, Agribank Sài Gòn phải xử lý nghiêm khắc, đặc biệt đối với số cán bộ thối hóa biến chất cố tình làm sai quy định phải được xử lý nghiêm để làm gương cho cán bộ tín dụng khác.

Đối với những cán bộ tín dụng có tâm huyết với nghề, u nghề, có khả năng tiếp thị kinh doanh tốt, làm việc mang lại hiệu quả cao cho Agribank Sài Gịn cần được áp

dụng chính sách khen thưởng như: tăng lương trước hạn, đưa vào nhân tố quy hoạch các vị trí cao hơn.

Bên cạnh những biện pháp trên, Agribank Sài Gòn cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục tư tưởng cho cán bộ tín dụng để mọi người hiểu và chấp hành đúng quy định của Nhà nước và của Agribank Sài Gòn.

Thứ ba, Agribank Sài Gịn cần làm tốt cơng tác đào tạo thường xun về chuyên

môn nghiệp vụ, các kiến thức xã hội cho cán bộ tín dụng:

Đối với số cán bộ mới được tuyển dụng và đã được tuyển dụng từ các nguồn chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ tài chính ngân hàng thì Agribank Sài Gịn cần có chính sách khuyến khích học tập nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ để phục vụ công việc tốt hơn.

Đối với cán bộ tín dụng có kinh nghiệm và làm việc lâu năm cần được tạo điều kiện cho đi đào tạo các lớp chuyên sâu về nghiệp vụ, pháp luật, thị trường và môi trường kinh doanh thông qua hệ thống các trường đại học, học việc trong nước và nước ngoài. Đồng thời cử đi hội thảo học hỏi cách quản lý của các ngân hàng lớn trên thế giới khi có cơ hội.

Việc đào tạo cán bộ phải được thực hiện hàng năm thông qua các hình thức: tập huấn tại chỗ giúp cán bộ tín dụng mới được tuyển dụng có thể nắm bắt được nghiệp vụ cơ bản trong thời gian ngắn; định kỳ tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ, thảo luận các vướng mắc trong công việc liên quan đến cơng tác tín dụng, văn bản, quy trình nghiệp vụ… Tạo điều kiện và phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu nhằm tự năng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ tránh sự tụt hậu với xã hội ngày càng phát triển khơng ngừng.

Thứ tư, Agribank Sài Gịn cần làm tốt việc phân công công tác đối với cán bộ nhân

viên. Tùy theo yêu cầu của từng vị trí, phịng ban cơng tác được phân công trong hoạt động tín dụng mà Agribank Sài Gịn phân cơng cán bộ tín dụng theo năng lực phù hợp. Thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ tín dụng trong việc quản lý các khách hàng nhằm hạn chế tiêu cực do mối quan hệ của cán bộ tín dụng và khách hàng được thiết lập lâu dài.

3.2.3.2. Nâng cao hiệu quả hệ thống thơng tin tín dụng.

Hiệu quả của hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của hệ thống thơng tin tín dụng, để hạn chế rủi ro tín dụng thì việc nâng cao hiệu quả hệ thơng thơng tin tín dụng của Agribank Sài Gòn là quan trọng. Ở các nước phát triển nguồn cung cấp thông tin về doanh nghiệp, về khách hàng có thể thu thập từ nhiều nguồn, từ các cơ quan thông tin đại chúng hoặc từ các cơ quan chuyên bán các thơng tin... Cịn ở

Việt Nam hiện nay, cán bộ tín dụng rất khó khăn trong việc thu thập thông tin từ các nguồn tin chính xác. Hiện nay, NHNN đã có trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) nhưng các thơng tin ở đây chưa nhiều, độ chính xác chưa cao. Cịn hệ thống thơng tin tín dụng tại Agribank Sài Gịn mới chỉ có các thơng tin cơ bản về khách hàng như: khách hàng hiện có tài khoản từ ngân hàng nào, có số dư bao nhiêu, có nợ q hạn khơng. Để nâng cao hiệu quả hệ thống thơng tin tín dụng Agribank Sài Gịn cần thực hiện các nội dung sau:

Cán bộ tín dụng phải tăng cường khai thác và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: Từ hồ sơ xin vay vốn của khách hàng, từ Trung tâm tín dụng (CIC), phỏng vấn trực tiếp khách hàng là chủ doanh nghiệp, người có quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp, nhân viên của doanh nghiệp. Cán bộ tín dụng cần phải đi thực tế đánh giá khách hàng, đồng thời thu thập thơng tin về khách hàng từ báo chí, mạng xã hội, tạp chí chun ngành. Agribank Sài Gịn cần cung cấp và khai thác tốt các thơng tin tín dụng từ các ngân hàng trong cùng hệ thống và thông tin từ nguồn hệ thống thông tin của NHNo&PTNT Việt Nam.

Agribank Sài Gòn cần tận dụng tốt và khai thác triệt để các thông tin do Trung tâm tín dụng (CIC) cung cấp.

Agribank Sài Gịn có kế hoạch xây dựng mối liên kết với các hiệp hội như: hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, hiệp hội làng nghề, hiệp hội kinh doanh chứng khoán, hiệp hội bất động sản, hiệp hội lương thực, hiệp hội dệt may… để có thể thu thập thơng tin và nắm bắt tình hình về sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng có liên quan.

Agribank Sài Gịn cần tập hợp các báo cáo tài chính về các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng với Agribank Sài Gịn: thực hiện lưu trữ theo ngành, theo lĩnh vực kinh

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w