.1 Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 35 - 40)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 06 tháng Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng VHĐ 1. Theo TPKT. 5.864 100,00 5.420 100 5.723 100 5.610 100,00 - Dân cư. 1.038 17,70 1.126 20,77 1.655 28,92 2.179 38,84 - TCKT. 4.762 81,20 4.167 76,88 4.013 70,12 3.348 59,07 - TG TCTD. 64 1,10 127 2,35 55 0,96 83 2,09 2. Loại tiền. 5.864 100,00 5.420 100 5.723 100 5.610 100,00 - Việt Nam đồng. 4.477 76,35 4.636 85,54 4.780 83,52 4.907 87,47

-Ngoại tệ quy đổi 1.387 23,65 784 14,46 943 16,48 703 12,53

3. Theo kỳ hạn. 5.864 100,00 5.420 100 5.723 100 5.610 100,00

- Không kỳ hạn. 3.030 51,67 3.047 56,22 2.721 47,54 2.259 40,27 - KH<12 tháng. 2.220 37,86 1.852 34,17 1.853 32,38 1.446 25,76

-KH12–24 tháng. 614 10,47 521 9.61 1.149 20,08 1.905 33,97

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Sài Gòn từ năm 2010 đến 06 tháng 2013.

7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 2010 2011 2012 06 tháng 2013 Năm 5864 5420 5723 5610

Biểu 2.1: Tình hình huy động vốn tại Agribank Sài Gòn qua các năm.

Từ bảng, biểu 2.1 tình hình huy động vốn của Agribank Sài Gòn ta thấy: Năm 2010 nguồn vốn huy động là 5.864 tỷ đồng. Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động đạt 5.420 tỷ đồng (bao gồm cả ngoại tệ quy đổi), so với năm 2010 giảm 444 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 7%. Nguyên nhân, năm 2011 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ tại các nước Châu Âu đã ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam; NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm thực hiện chủ trương kìm chế lạm phát của Chính phủ. Do vậy, lãi suất huy động bị đẩy lên rất cao, một số ngân hàng tại địa bàn do thiếu thanh khoản đã áp dụng cạnh tranh huy động vốn bằng lãi suất cao. Điều đó đã ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của Agribank Sài Gòn.

Năm 2012 tổng nguồn vốn huy động đạt 5.723 tỷ đồng, so với năm 2011 tăng 303 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 6%, tốc độ tăng so năm 2011 đạt 105,6%. Nguyên nhân, năm 2012 nền kinh tế đã dần ổn định và hồi phục, lạm phát có xu hướng giảm. Do vậy, NHNN đã dần tháo gỡ chính sách tiền tệ thắt chặt và quy định mức trần lãi suất huy động đối với tồn hệ thống ngân hàng. Điều này có lợi cho cơng tác huy động vốn cho Agribank Sài Gịn.

Tình hình huy động vốn 06 tháng đầu năm 2013, tổng nguồn vốn huy động đạt 5.610 tỷ đồng. Với kết quả 06 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn huy động đã đạt mức gần bằng năm 2012, điều đó dự báo nguồn vốn huy động của Agribank Sài Gòn đến cuối năm 2013 còn tăng cao so năm 2012. Như vậy, tình hình huy động vốn của Chi nhánh đã được cải thiện đáng kể. Nguyên nhân, do nền kinh tế đã ổn định và dần phát triển, lạm phát đã được kiềm chế, nguồn tiền từ dân cư và các tổ chức kinh tế tăng. Mặt khác, do NHNN đã giảm lãi suất huy động và quy định trần lãi suất tiền gửi với tất cả các NHTM mại đã làm thì trường huy động vốn cạnh tranh công bằng hơn, với thương hiệu của mình thì Agribank Sài Gịn có lợi thế hơn về huy động vốn so các Ngân hàng thương mại khác.

T đ

6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 2010 2011 2012 06 tháng 2013 Năm Dân cư TCKT TG TCTD 4762 4167 4013 3348 2179 1655 1126 1038 127 64 55 83

Biểu 2.2: Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế.

Trong cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế, tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn ở mức trên 70% trong tổng vốn huy động. Năm 2010, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 4.762 tỷ đồng, chiếm 81,2% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 4.167 tỷ đồng, chiếm 76,88% tổng vốn huy động, giảm 12,49% so năm 2010 ứng với mức giảm là 595 tỷ đồng. Nguyên nhân, do năm 2011 nền kinh tế trong nước đang trên đà suy thoái, lạm phát đang ở mức cao ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Năm 2012, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 4.013 tỷ đồng, chiếm 70,12% tổng vốn huy động, giảm 3,69% so năm 2011 ứng với mức giảm 154 tỷ đồng. Năm 2012, diễn biến nền kinh tế tiếp tục ảm đảm, nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã khơng hoạt động hiệu quả, cịn gặp nhiều khó khăn. Đến 06 tháng 2013, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 3.348 tỷ đồng, chiếm 59,07% tổng vốn huy động, dự báo đến cuối năm 2013 nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng cao nhiều so năm 2012. Mức tăng đáng kể do năm 2013 nền kinh tế ổn định, các doanh nghiệp đang dần ổn định và dần hồi phục tạo nguồn tiền đáng kể từ các tổ chức kinh tế.

Tiền gửi từ dân cư trong cơ cấu nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm. Năm 2010 tiền gửi dân cư đạt 1.038 tỷ đồng, chiếm 17,7% nguồn vốn huy động. Năm 2011 tiền gửi dân cư đạt 1.126 tỷ đồng, chiếm 20,77% nguồn vốn huy động, tăng 88 tỷ đồng so năm 2010, ứng với tốc độ tăng so năm 2010 đạt 108,48%. Năm 2012 tiền gửi dân cư đạt 1.655 tỷ đồng, chiếm 28,92% nguồn vốn huy động, tăng 529 tỷ đồng, ứng với tốc độ tăng so năm 2011 đạt 146,98%. Đến 06 tháng năm 2013 tiền gửi dân cư đạt 2.179 tỷ đồng, chiếm 38,84% tổng vốn huy động, tăng 524 tỷ đồng so năm 2012. Điều này cho thấy Agribank Sài Gịn đã làm tốt cơng tác huy động vốn từ khu vực dân cư trong bối cảnh phải cạnh tranh với nhiều ngân hàng khác tại địa bàn. Đặc biệt chỉ trong 06 tháng

T đ

6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 2010 2011 2012 06 tháng 2013 Năm VN Đồng Ngoại tệ 4907 4780 4636 4477 1387 943 784 703

2013 nguồn vốn huy động từ dân cư tăng nhiều so năm 2012, do năm 2013 Agribank Sài Gịn đã làm tốt cơng tác huy động vốn từ nguồn dân cư với những chính sách đúng đắn như: tặng quà, gửi tiền dự thưởng, quảng bá thương hiệu, áp dụng lãi suất cạnh tranh.

Biểu 2.3: Tình hình huy động vốn theo loại tiền.

Từ bảng số liệu 2.1 và biểu 2.3 ta thấy, trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động bằng nội tệ chiếm tỷ lệ cao và nguồn vốn huy động tăng chủ yếu do nguồn vốn huy động từ nội tệ tăng. Năm 2010, nguồn vốn huy động bằng nội tệ đạt 4.477 tỷ đồng, chiếm 76,35% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011 nguồn vốn huy động bằng nội tệ đạt 4.636 tỷ đồng, chiếm 85,54%, tăng 159 tỷ đồng so năm 2010, ứng với mức tăng trưởng 103,55% so năm 2010. Năm 2012 nguồn vốn huy động bằng nội tệ đạt 4.780 tỷ đồng, chiếm 83,52% tổng nguồn vốn huy động, tăng 144 tỷ đồng so năm 2011, ứng với tốc độ tăng 103,11% so năm 2011. Đến 06 tháng 2013 nguồn vốn huy động bằng nội tệ đạt 4.907 tỷ đồng, chiếm 87,47% tổng vốn huy động, tăng 127 tỷ đồng so năm 2012. Như vậy, ta thấy nguồn vốn huy động bằng nội tệ tăng đều qua các năm đảm bảo nguồn vốn ổn định cho Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ khác. Đặc biệt 06 tháng năm 2013 nguồn vốn huy động bằng nội tệ đã tăng đáng kể so với cả năm 2012, dự báo đến cuối năm 2013 tiếp tục tăng đảm bảo nguồn vốn nội tệ cho Chi nhánh.

Tuy nhiên, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ có biến động. Năm 2010 nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 1.387 tỷ đồng (quy đổi). Năm 2011 nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 784 tỷ đồng, giảm 603 tỷ đồng. Nguyên nhân do NHNN áp dụng giảm trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của Agribank Sài Gòn. Năm 2012, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 943 tỷ đồng, tăng 159 tỷ đồng so năm 2011. Nguyên nhân, do nền kinh tế vẫn chưa tăng trưởng ổn định, tỷ giá ngoại tệ so nội tệ có xu hướng tăng, người dân có xu hướng chuyển tiền tiết kiệm sang ngoại tệ. Đến 06 tháng năm 2013 nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 703 tỷ đồng, dự báo đến

T đ

4000 3000 2000 1000 0 2009 2010 2011 2012 Năm Không kỳ hạn KH<12 tháng KH từ 12-24 tháng 3645 3047 3030 2721 1853 1149 2220 1917 1852 915 614 521

cuối năm 2013, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tăng mạnh. Nguyên nhân do năm 2013 tỷ giá ngoại tệ so nội tệ tăng và do lượng kiều hối từ nước ngoài chuyển về tăng.

Biểu 2.4: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn.

Về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn, nguồn vốn huy động không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động và luôn chiếm trên 47% tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Đây là nguồn tiền không ổn định, ngân hàng năm giữ nhiều nguồn tiền này sẽ không chủ động trong thanh khoản và tài trợ cho trung và dài hạn.

Nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng có giảm nhẹ và ổn định qua các năm. Tuy nhiên nguồn này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, qua các năm nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng vẫn chiếm trên 32% tổng vốn huy động. Điều này tốt cho thanh khoản của Agribank Sài Gòn và tài trợ các mục tiêu ngắn hạn dưới 12 tháng. Tuy nhiên, nguồn vốn này không đảm bảo tài trợ cho các mục tiêu trung và dài hạn.

Nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng, đây là nguồn vốn ổn định nhất đảm bảo ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng vốn tài trợ cho các mục tiêu trung dài hạn. Năm 2010 nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 614 tỷ đồng, chiếm 10,47% tổng vốn huy động. Năm 2011 nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 521 tỷ đồng chiếm 9,61% tổng vốn huy động, giảm 93 tỷ đồng so năm 2010. Nguyên nhân do bất ổn của nền kinh tế và chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN đã ảnh hưởng tới việc huy động nguồn vốn này. Năm 2012 nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 1.149 tỷ đồng, chiếm 20,08% tổng nguồn vốn huy động, tăng 628 tỷ đồng so năm 2011. Đây là dấu hiệu tốt cho Agribank Sài Gòn do nguồn vốn huy có kỳ hạn trên 12 tháng đã tăng đáng kể, đảm bảo hơn cho các khoản tài trợ trung dài hạn của Agribank Sài Gòn. Đến 06 tháng năm 2013 nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 1.905 tỷ

T đ

đồng, chiếm 33,97% tổng vốn huy động, tăng 756 tỷ đồng so năm 2012. Như vậy, chỉ trong 06 tháng năm 2013 nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng đã tăng mạnh so năm 2012 và chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là tín hiệu tốt cho thấy Agribank Sài Gịn đã thực hiện tốt chính sách huy động vốn dài hạn nhằm giảm bớt bất cân bằng nguồn vốn huy động và cho vay trung và dài hạn.

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng.

Cùng với hoạt động huy động vốn thì hoạt động tín dụng đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Agribank Sài Gịn, hoạt động tín dụng có hiệu quả thì mới đảm bảo nguồn vốn huy động không bị ứ đọng, đồng thời sinh lợi nhuận đảm bảo ngân hàng phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w