.7 Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 54 - 56)

Đơn vị tính: Tỷ đồng.

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 06 tháng Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Nợ quá hạn: 2.160 100,00 1.772 100,00 811 100,00 824 100,00 - DN NN 1.181 54,68 1.077 60,78 71 8,75 28 3,40 - DN NQD 923 42,73 676 38,15 704 86,81 767 93,08 - HGĐ & Cá thể 56 2,59 20 1,07 36 4,44 29 3,52

Nguồn: Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Sài Gòn từ năm 2010 đến 06 tháng 2013.

Biểu 2.12: Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.

Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại Agribank Sài Gòn: Nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp. Năm 2010 nợ quá hạn của các DNNN là 1.181 tỷ đồng, chiếm 54,68% tổng nợ quá hạn tại Agribank Sài Gòn. Năm 2011 nợ quá hạn của các DNNN là 1.077 tỷ đồng, chiếm 60,78 tỷ đồng, tăng so năm 2010 là 104 tỷ đồng. Như vậy, năm 2011 nợ quá hạn của các DNNN giảm về số lượng nhưng tại tăng về tỷ trọng so

T đ

tổng nợ quá hạn tại Agribank Sài Gòn. Điều này cho thấy việc xử lý nợ và thu hồi nợ quá hạn đối với DNNN chậm hơn hơn các lĩnh vực khác. Nguyên nhân do năm 2011 khối các DNNN gặp nhiều khó khăn về tình hình sản xuất kinh doanh. Năm 2012 nợ quá hạn của các DNNN là 71 tỷ đồng, chiếm 8,75% tổng nợ quá hạn tại Agribank Sài Gòn, giảm 1.006 tỷ đồng so năm 2011. Như vậy, nợ quá hạn của các DNNN năm 2012 đã giảm nhiều cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng nợ quá hạn tại Agribank Sài Gịn. Điều này cho thấy chính sách xử lý nợ quá hạn đối với các DNNN đang được Agribank Sài Gịn đẩy mạnh và có hiệu quả cao; Các DNNN đang khởi sắc dần tình hình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, do Chính sách khoanh nợ của NHNo&PTNT Việt Nam cho Agribank Sài Gòn đối với các khoản vay ưu đãi đối với các DNNN theo chính sách của Chính phủ. Đến 06 năm 2013 nợ quá hạn của các DNNN là 28 tỷ đồng, chiếm 3,40% trong tổng nợ quá hạn tại Agribank Sài Gòn, giảm 43 tỷ đồng so năm 2012. Điều này chứng tỏ công tác xử lý và thu hồi nợ quá hạn đối với các DNNN của Agribank Sài Gòn đang thực sự hiệu quả, làm giảm đáng kể về số lượng và tỷ trọng của nợ quá hạn của các DNNN trong tổng nợ quá hạn.

Tình hình nợ quá hạn đối với các DNNQD cũng có biến động nhưng khơng nhiều. Năm 2010 nợ quá hạn của các DNNQD tại Agribank Sài Gòn là 923 tỷ đồng, chiếm 42,73% tổng nợ quá hạn. Như vậy, năm 2010 tỷ trọng nợ quá hạn của các DNNQD trong tổng nợ quá hạn là khá cao, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Năm 2011 nợ quá hạn của các DNNQD tại Agribank Sài Gòn là 676 tỷ đồng, chiếm 38,15% tổng nợ quá hạn, giảm 247 tỷ đồng so năm 2010. Đây là sự cố gắng của Agribank Sài gòn về việc xử lý và thu hồi nợ quá hạn của các DNNQD trong tình hình kinh tế khó khăn. Năm 2012 nợ quá hạn của các DNNQD là 704 tỷ đồng, chiếm 86,81% tổng nợ quá hạn, tăng 28 tỷ đồng so năm 2011. Đây là điểm cần chú ý vì nợ quá hạn năm 2012 giảm nhiều so năm 2011 nhưng nợ quá hạn của các DNNQD lại tăng so năm 2011, đồng thời nợ quá hạn của các DNNQD chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân do năm 2012 tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy chính sách xử lý và thu hồi nợ đối với các DNNQD tại Agribank Sài Gòn còn chưa thực sự hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro tín dụng đối với khu vực ngồi quốc doanh cịn cao. Đến 06 tháng năm 2013 nợ quá hạn của các DNNQD là 767 tỷ đồng, chiếm 93,08% tổng nợ quá hạn, tăng 63 tỷ đồng so năm 2012. Như vậy đến 06 tháng năm 2013 nợ quá hạn của các DNNQD tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng dư nợ so năm 2012 dù nền kinh tế đang dần hồi phục. Điều này cho thấy công tác xử lý và thu hồi nợ khu vực ngoài quốc doanh cịn chưa hiệu quả, đặc biệt chính sách thẩm định cho vay đối với các DNNQD tại Agribank Sài Gịn có vấn đề, cịn tồn tại nhiều rủi ro tín dụng.

Nợ quá hạn của các hộ cá thể luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ quá hạn của Agribank Sài Gòn qua các năm. Năm 2010 nợ quá hạn của các hộ cá thể là 56 tỷ đồng,

chiếm 2,59% tổng nợ quá hạn của Agribank Sài Gòn. Năm 2011 nợ quá hạn của các hộ cá thể là 20 tỷ đồng, chiếm 1,07% tổng nợ quá hạn, giảm 30 tỷ đồng so năm 2010. Điều này thể hiện công tác xử lý và thu hồi nợ quá hạn đối với hộ cá thể của Agribank Sài Gịn là có hiệu quả. Năm 2012 nợ quá hạn đối với hộ cá thể là 36 tỷ đồng, chiếm 4,44% tổng nợ quá hạn, tăng 16 tỷ đồng so năm 2011. Như vậy, nợ quá hạn của các hộ cá thể lại tăng cả về số lượng và tỷ trọng, dự báo tiềm ẩn rủi ro tín dụng đối với hộ cá thể tăng lên so năm 2011. Đến 06 tháng năm 2013 nợ quá hạn của các hộ các thể là 29 tỷ đồng, chiếm 3,52% tổng nợ quá hạn, giảm 06 tỷ đồng so năm 2012. Điều này cho thấy Agribank Sài Gịn đã tích cực trong việc xử lý và thu hồi nợ quá hạn đối với các hộ cá thể nhằm giảm rủi ro tín dụng đối với khu vực này.

2.2.2. Tình hình nợ xấu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w