Từ bảng số liệu 2.1 và biểu 2.3 ta thấy, trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động bằng nội tệ chiếm tỷ lệ cao và nguồn vốn huy động tăng chủ yếu do nguồn vốn huy động từ nội tệ tăng. Năm 2010, nguồn vốn huy động bằng nội tệ đạt 4.477 tỷ đồng, chiếm 76,35% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011 nguồn vốn huy động bằng nội tệ đạt 4.636 tỷ đồng, chiếm 85,54%, tăng 159 tỷ đồng so năm 2010, ứng với mức tăng trưởng 103,55% so năm 2010. Năm 2012 nguồn vốn huy động bằng nội tệ đạt 4.780 tỷ đồng, chiếm 83,52% tổng nguồn vốn huy động, tăng 144 tỷ đồng so năm 2011, ứng với tốc độ tăng 103,11% so năm 2011. Đến 06 tháng 2013 nguồn vốn huy động bằng nội tệ đạt 4.907 tỷ đồng, chiếm 87,47% tổng vốn huy động, tăng 127 tỷ đồng so năm 2012. Như vậy, ta thấy nguồn vốn huy động bằng nội tệ tăng đều qua các năm đảm bảo nguồn vốn ổn định cho Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ khác. Đặc biệt 06 tháng năm 2013 nguồn vốn huy động bằng nội tệ đã tăng đáng kể so với cả năm 2012, dự báo đến cuối năm 2013 tiếp tục tăng đảm bảo nguồn vốn nội tệ cho Chi nhánh.
Tuy nhiên, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ có biến động. Năm 2010 nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 1.387 tỷ đồng (quy đổi). Năm 2011 nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 784 tỷ đồng, giảm 603 tỷ đồng. Nguyên nhân do NHNN áp dụng giảm trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của Agribank Sài Gòn. Năm 2012, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 943 tỷ đồng, tăng 159 tỷ đồng so năm 2011. Nguyên nhân, do nền kinh tế vẫn chưa tăng trưởng ổn định, tỷ giá ngoại tệ so nội tệ có xu hướng tăng, người dân có xu hướng chuyển tiền tiết kiệm sang ngoại tệ. Đến 06 tháng năm 2013 nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 703 tỷ đồng, dự báo đến
T ỷ đ ồ
4000 3000 2000 1000 0 2009 2010 2011 2012 Năm Không kỳ hạn KH<12 tháng KH từ 12-24 tháng 3645 3047 3030 2721 1853 1149 2220 1917 1852 915 614 521
cuối năm 2013, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tăng mạnh. Nguyên nhân do năm 2013 tỷ giá ngoại tệ so nội tệ tăng và do lượng kiều hối từ nước ngoài chuyển về tăng.