- Trục lệch tâm: là loại trục trong đó có mỗi đoạn có một đường tâm (ví
CÔNG NGHỆ LẮP RÃP
6.1. Khái niệm
Các chi tiết sau khi gia công đạt yêu cầu về chất lượng sẽ được lắp thành
một sản phẩm hoàn chỉnh (một bộ phận máy hoặc một thiết bị). Quá trình lắp ráp là giai đoạn cuối cùng của q trình sản xuất, nó quyết định chất lượng sản
phẩm theo thiết kế, khả năng làm việc ổn định và tuổi thọ sản phẩm.
Quá trình lắp ráp là một quá trình lao động kĩ thuật phức tạp, mức độ phức
tạp của lắp ráp là tùy thuộc vào độ chính xác, tuổi bền của sản phẩm yêu cầu
và chất lượng của quá trình sản xuất mà chủ yếu là q trình cơng nghệ gia cơng cơ.
Gia cơng cơ các chi tiết có độ chính xác cao thì lắp ráp sản phẩm càng
nhanh, các chi tiết có thể lắp lẫn được, giảm thời gian cho việc sửa lắp, hiệu chỉnh.
Ví dụ: trong sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ, khối lượng lao động lắp ráp chiếm từ 40 4- 50 % khối lượng lao động gia công cơ; trong sản xuất hàng loạt
vừa 30 4- 50 %; trong sản xuất hàng loạt lớn từ 20 4- 25 %; còn trong sản xuất
hàng khối < 20% khơi lượng lao động gia cơng cơ.
Ngồi ra khối lượng lao động lắp ráp còn phụ thuộc rất nhiều vào việc thiết kế sản phẩm. Thiết kế sản phẩm hợp lý kết cấu chuỗi kích thước lắp ráp
khơng phức tạp thì giảm được khối lượng lao động lắp ráp.
Bảng 6.1 cho ví dụ về lao động lắp ráp và gia cơng cơ tính theo % của tồn bộ khối lượng lao động trong các ngành chế tạo máy khác nhau.
Bảng 6.1
Ngành sản xuất Khối lượng lao động tổng cộng trong đó
Gia cơng cơ (%) Lắp ráp (%)
Chế tạo: - Ơ tơ 76.5 23.5 - Máy kéo 75 25 - Máy công cụ 70 30 - Xe lửa 59 41 - Thiết bị cán 35 65
Như vậy, khối lượng lao động lắp ráp có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành và hiệu quả kinh tế của quá trình chế tạo sản phẩm. Vì vậy, nhiệm vụ của cơng nghệ lắp ráp là nghiên cứu tìm ra các biện pháp kỹ thuật và tổ chức q
Cơng nghệ chế tạo máy II
trình lắp ráp để bảo đảm chức năng làm việc của sản phẩm theo yêu cầu và nâng cao năng suất lắp ráp, hạ giá thành sản phẩm.
Để đạt được những yêu cầu trên khi lắp ráp cần phải chú ý một số vấn đề
chính sau:
Trước khi lắp ráp phải nghìn cứu kỹ bản vẽ lắp, các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, phân tích chuỗi kích thước lắp ráp vì từ đây sẽ quyết định vị trí của
từng khâu, từng chi tiết trong quan hệ với các chi tiết khác khi lắp ráp, phân tích độ chính xác của từng mối lắp, độ chính xác khi gia cơng cơ để đưa ra
phương pháp lắp ráp phù hợp.
Xác định trình tự lắp ráp hợp lý thơng qua việc thiết kế sơ đồ lắp. Thiết kế sơ đồ lắp là dựa trên nghiên cứu, phân tích bản vẽ lắp, phân chia sản phẩm ra
các bộ phận, cụm nhóm, lập ra các trình tự ngun cơng, lắp ráp các cụm, nhóm, cho tới bộ phận một cách hợp lý, logic để tránh trường hợp không lắp được, lắp thiếu phải tháo ra lắp lại và để dễ dàng kiểm tra, đánh giá chất
lượng lắp ráp của từng công đoạn.
Ap dụng các biện pháp kĩ thuật và tổ chức sản xuất tiên tiến khi lắp ráp, sử
dụng các trang thiết bị lắp ráp, vận chuyển, kiểm tra nhằm giảm nhẹ sức lao
động, nâng cao năng suất và chất lượng lắp ráp.
6.2. Chất lưựng lắp ráp và các phương pháp bảo đảm chất lượng lắp ráp
Số’ phế phẩm này phụ thuộc vào quy luật phân bô' của đường cong xác suất
và quan Khi gia công cơ, chất lượng gia cơng thể hiện qua độ chính xác gia công và chất lượng bề mặt của các chi tiết máy. Còn khi lắp ráp, chất lượng lắp ráp được thể hiện qua độ chính xác của việc lắp đặt các chi tiết máy với
nhau sao cho đúng vị trí, yêu cầu cần thiết để sản phẩm sau khi lắp ráp có thể
làm việc như theo thiết kế.
Chất lượng gia công cơ như nhau, nhưng chất lượng làm việc của sản phẩm sau khi lắp có thể khác nhau khi chất lượng lắp ráp khác nhau.
Đe đảm bảo chất lượng lắp ráp, trong các nhà máy cơ khí thường sử dụng các phương pháp lắp ráp sau đây:
1. Phương pháp lắp lẫn hoàn toàn.
2. Phương pháp lắp lẫn khơng hồn toàn.
3. Phương pháp chọn lắp. 4. Phương pháp lắp sửa.
5. Phương pháp lắp điều chỉnh.
Việc chọn phương pháp lắp ráp phụ thuộc vào yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm, sản lượng cần chế tạo, khả năng gia cơng cơ khí và trình độ cơng nhân
phục vụ cho q trình lắp ráp.