Xét về hiệu quả thì hoạt động tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau Để được quyền sử dụng các

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại (Trang 33 - 35)

được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Để được quyền sử dụng các nguồn vốn này, doanh nghiệp phải trả cho chủ sở hữu các nguồn vốn đó một

lượng giá trị nhất định, đó là chi phí sử dụng các nguồn tài trợ (chi phí sử dụng vốn). Thực chất, chi phí sử dụng vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: rủi ro đầu tư vốn, lãi suất của các khoản nợ phải trả, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, chính sách phân phối lợi nhuận… Vì vậy, khi tính tốn chi phí sử dụng vốn cần có tầm nhìn xa và phải lượng hóa chi phí bình qn của tất cả các nguồn tài trợ.

+ Chi phí sử dụng vốn vay: là khả năng sinh lời tối thiểu doanh nghiệp phải đạt được do đầu tư bằng nợ vay để không làm giảm khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu.

1.2.2.2. Tính hình đầu tư và sử dụng vồn của doanh nghiệp.

Mục đích: Qua việc đánh giá tình hình phân bổ, sử dụng vốn

của doanh nghiệp để đánh giá quy mô tài sản, mức độ đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh nói chung cũng như từng lĩnh vực hoạt động, từng loại tài sản nói riêng.

Chỉ tiêu sử dụng để đánh giá: 2 nhóm chỉ tiêu:

+ Các loại tài sản trên bảng cân đối kế toán.

+ Tỷ trọng từng loại tài sản:

Tỷ trọng từng loại tài sản=Giá trị từng loại tài sản

Tổng giá trị tài sản ×100 %

Phương pháp đánh giá:

Qua quy mô, sự biến động tài sản: sử dụng phương pháp so sánh tổng tài sản cũng như từng loại tài sản giữa cuối kỳ với đầu năm, hoặc với cuối các kỳ trước cả số tuyệt đối và số tương đối. Thông qua quy mô tổng tài sản, từng loại tài sản thấy được hoạt động phân bổ vốn của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh, cho từng lĩnh vực, từng loại tài sản như thế nào. Thông qua sự biến động của tổng tài sản, từng loại tài sản ta thấy sự biến động về mức độ đầu tư cho hoạt động kinh doanh, cho từng lĩnh vực hoạt động, cho

Thông qua cơ cấu tài sản và sự biến động cơ cấu tài sản: được tiến hành bằng việc đánh giá tỷ trọng từng loại tài sản ở thời điểm đầu năm và cuối kỳ hoặc nhiều thời điểm và so sánh tỷ trọng từng loại tài sản giữa cuối kỳ với đầu năm hoặc cuối các kỳ trước. Qua cơ cấu tài sản xác định được ở đầu năm, cuối kỳ ta sữ đánh giá được chính sách đầu tư của doanh nghiệp, qua sự biến động về cơ cấu tài sản ta thấy được sự thay đổi trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp.

1.2.2.3. Tình hình huy động vốn là sử dụng vốn bằng tiền của doanhnghiệp nghiệp

Biến động vốn bằng tiền của doanh nghiệp.

Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền cho phép ta nắm được tổng quát diễn biến thay đổi của nguồn tiền và sử dụng tiền trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế tốn, từ đó có thể định hướng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn của thời kỳ tiếp theo.

Phân tích, đánh giá diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền cũng là một cách khác để xem xét sự vận động lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp diễn ra trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp.

Việc phân tích có thể được thực hiện như sau:

Xác định diễn biến thay đổi nguồn tiền và sử dụng tiền:

Việc xác định này được thực hiện bằng cách: Trước hết, chuyển toàn bộ các khoản mục trên Bảng cân đối kế tốn thành cột dọc. Tiếp đó, so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kỳ để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục trên Bảng cân đối kế toán. Mỗi sự thay đổi của từng khoản mục sẽ được xem xét và phản ánh vào một trong hai cột sử dụng tiền hoặc diễn biến nguồn tiền theo cách thức sau:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)