Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại (Trang 45 - 52)

- Diễn biến nguồn tiền sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản.

1.2.2.6. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, ta sử dụng nhóm các hệ số hiệu quả hoạt động bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu, tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, thu nhập một cổ phần thường. Các hệ số này là thước đo đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý doanh nghiệp. Cụ thể:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS).

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu

thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Nó thể hiện, khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận.

ROS=Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

Doanhthuthuần trong kỳ

Chỉ tiêu này cũng là một trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phí thì sẽ nâng cao được tỷ suất này. Bên cạnh đó, tỷ suất này phụ thuộc lớn vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP).

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản cũng được gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (BEP). Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh khơng tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc của vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp. Cách xác định như sau:

BEP= Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi suất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay là tiêu cực đối với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh.

Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay. Chỉ tiêu này đánh giá trình độ quản trị vốn của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh =

Lợi nhuận trước thuế trong kỳ

Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA).

Tỷ suất này còn được gọi là tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA). Hệ số này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) =

Lợi nhuận sau thuế

Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ Trong hai chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh được các nhà quản trị tài chính sử dụng nhiều hơn, bởi lẽ nó phản ánh số lợi nhuận cịn lại (sau khi đó trả lãi vay và làm nghĩa vụ với Nhà nước) được sinh ra do sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh.

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE).

Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ. Cách xác định như sau:

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

=

Lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản, trình độ quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp.

Thu nhập một cổ phần thường (EPS).

Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh mỗi cổ phần thường (hay cổ phần phổ thông) trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế.

Thu nhập một cổ

phần thường (EPS) =

Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi

Tổng số cổ phần thường đang lưu hành

Hệ số EPS cao hơn so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác là một trong những mục tiêu mà các nhà quản lý doanh nghiệp luôn hướng tới.

Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (phương pháp phân tích DUPONT).

Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Để thấy được sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp, người ta đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích sự tác động đó.

Những mối quan hệ chủ yếu được xem xét là:

Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

vốn kinh doanh với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận

Mối quan hệ này được xác lập như sau:

Lợi nhuận sau thuế

Tổng số VKD =

Lợi nhuận sau thuế

Doanhthuthuần ×

Doanhthu thuần Tổng số VKD

Như vậy:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế =

Hệ số lãi

x

Vịng quay tồn bộ

Xem xét mối quan hệ này, tỷ suất sau thuế trên vốn kinh doanh chịu ảnh hưởng của hai yếu tố tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn đồng thời có thể thấy được tác động của yếu tố tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. Trên cơ sở đó người quản lý kinh doanh nghiệp đề ra các biện pháp thích hợp để tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh.

Các mối quan hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu:

Lợi nhuận sauthuế

VCSH =

Lợi nhuận sau thuế

TổngVKD × TổngVKD Vốn chủ sở hữu Tỷ số: Tổng số vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu

Được gọi là thừa số vốn chủ sở hữu và thể hiện mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Từ đó:

Tỷ suất lợi nhuận =

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế x

Mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu trên vốn kinh doanh địn bẩy tài chính

Từ các cơng thức trên ta có: Lợi nhuận sau

thuế = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần x Tổng số vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu Doanh thu

thuần

Tổng số vốn kinh doanh

Vốn chủ sở hữu Như vậy:

Tỷ suất lợi nhuận = Hệ số lãi x Vòng quay x Mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu ròng tồn bộ vốn địn bẩy tài chính

Qua cơng thức trên, cho thấy rõ các yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ, từ đó giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định và tìm biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ suất lựoi nhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Chương 2

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)