Tình hình riêng của ngành

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại (Trang 104 - 106)

- Giá thành nhiên liệu có nhiều biến động, làm giá điện tăng cao, tạo bất lợi cho việc chào giá trên thị trường phát điện cạnh tranh.

5. Vồn chủ sở hữu bình

3.1.1.2. Tình hình riêng của ngành

Đến thời điệm hiện tại điện vẫn là ngành có tính độc quyền cao khi hiện nay. Tập đồn điện lực Việt Nam (EVN) là người mua và người bán điện duy nhất trên thị trường. EVN là một trong 6 tập đoạn mạnh của đất nước, giữ vai trò đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế. EVN có nhiệm vụ quyết định chiếm lược và định hường phát triển ngành điện.

Sau khi Chính phủ đồng ý với đề nghị của Tập đoàn điện lực (EVN) về việc tăng giá điện bình quân lên 7,5% kể từ ngày 16/3/2015, giá bán lẻ điện bình quân kể là 1.622 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Biểu giá điện mới áp dụng cho các nhóm khách hàng khác nhau và thời điểm tính giá cũng khác nhau. Giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất vào giờ cao điểm là 2.556 đồng/kWh, thấp nhất là 902 đồng kWh. Giá bán lẻ điện cho kinh doanh cao nhất là 3.991 đồng/kWh vào giờ cao điểm. Đây là lần có tỷ lệ tăng giá cao nhất 7.5% kể từ 3.2011 (tăng 15.28%) với lộ trình tăng giá cũng đã có từ trước và gây tranh luận rất nhiều trong thời gian qua.

Việc tăng giá điện tác động hầu hết đến các ngành sản xuất kinh doanh vì hầu như giá điện chiếm một phần chi phí khơng nhỏ trong hoạt động sản xuất. Đặc biệt chịu ảnh hưởng lớn nhất chính là các ngành cơng nghiệp như thép, xi măng. Riêng với các doanh nghiệp ngành điện sẽ có lợi thế trong

góp phần tăng doanh thu cho EVN thêm khoảng 7% xấp xỉ 13 ngàn tỷ đồng, giải quyết một phần lỗ cho EVN lên đến 16,800 tỷ trong năm 2014. Trong năm 2014, các điều kiện thủy văn tương đối thuận lợi trừ EVN vẫn tiếp tục báo lỗ (theo EVN là cơng ty chịu nhiều chi phí phát sinh cao so với các doanh nghiệp khác, trong đó có cả nhiệm vụ chính trị cung cấp điện cho các vùng cao, xa...) trong khi các doanh nghiệp khác vẫn có mức lợi nhuận khả quan và hầu như khơng có doanh nghiệp nào báo lỗ.

Hiện nay, nước ta vẫn có 2 ngành sản xuất điện năng chủ yếu là nhiệt điện và thủy điện. Nhiệt điện hiện nay chủ yếu là 3 nguồn: nhiệt điện than, nhiệt điện khí và nhiệt điện dầu. Và trong kế hoạch phát triển nguồn cũng điện của EVN đến năm 2025, sẽ chú trọng nâng cao tỷ trọng của nhiệt điện than trong cơ cấu và phát triển một số nguồn năng lượng mới nguồn năng lượng nguyên tử và nguồn năng lượng tái tạo.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm 2015, điện sản xuất và mua đạt 159,4 tỷ kWh, tăng 11,23% so với năm 2014 (vượt 2,5 tỷ kWh so với kế hoạch). Điện thương phẩm đạt 143,34 tỷ kWh, cao hơn kế hoạch 1,54 tỷ kWh và tăng 11,44% so với năm 2014. Trong đó, điện thương phẩm nội địa ước đạt 141,34 tỷ kWh, tăng trưởng 11,6%.

Tổng kết giai đoạn năm 2011-2015, sản lượng điện sản xuất và mua tăng trưởng bình quân 10,37%/năm; điện thương phẩm tăng trưởng bình quân là 10,84%/năm. Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2016 của EVN: Điện sản xuất và mua 175,9 tỷ kWh tăng 10,35% so với năm 2015. Điện thương phẩm: 159,1 tỷ kWh, tăng 11% so với năm 2015; Năng suất lao động SXKD điện tăng 8- 10% so với năm 2015. Toàn Tập đoàn sản xuất và kinh doanh điện năng có lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại (Trang 104 - 106)