Tình hình chung của nền kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại (Trang 101 - 104)

- Giá thành nhiên liệu có nhiều biến động, làm giá điện tăng cao, tạo bất lợi cho việc chào giá trên thị trường phát điện cạnh tranh.

5. Vồn chủ sở hữu bình

3.1.1.1. Tình hình chung của nền kinh tế

Năm 2015, xu hướng chung của nền kinh tế là từng bước phục hồi, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm chưa có bước đột phá và bẫn cịn bất ổn. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng thiếu chắc chắn luôn tiềm ần các rủi ro về tài chính. Các nền kinh tế đang phát triển gặp trở ngại khi thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ. Bên cạnh đó, sự bất ổn kinh tế thế giới, xung đột về tôn giáo, sắc tộc, chính trị trong nămd 2015 cũng tác động khơng nhỏ làm hạn chế sự phát triển của nền kinh tế trong năm. Dự báo tăng trưởng năm 2015-2016 của hầu hết các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á cũng được điều chỉnh giảm.

Tình hình trong nước, các hoạt động kinh tế cũng chịu nhiều ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giờ, những khó khăn từ giai đoạn trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao, sức ép nợ xấu cịn nặng nề, hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm, năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp còn thấp… Một số lượng lớn doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa do chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế vĩ mô đã phải thu hẹp sản xuất, thậm chí dừng hoạt động hoặc giải thể. Ảnh hưởng của lạm phát đến tiêu dùng làm hạn chế hàng hố trao đổi, trong đó có hàng hóa của doanh nghiệp gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Việt Nam gia nhập hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, mở ra cơ hội tăng trưởng cao cho nền kinh tế đất nước.

Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và triển khai sâu rộng các cam kết trong khu vực mâu dịch tự do ASEAN và ASEAN+, tạo ra những cơ hội to lớn cho thu hút đầu tư và phát triển xuất khẩu những cũng đặt ra những thách thức gay gắt đối với sức cạnh tranh của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và khả năng phản ứng trước những diễn biến phức tạp của thị trường.

Cộng đồng kinh tế ASEAN, một thị trường chung khu vực các nước ASEAN đã thành lập vào cuối năm 2015 tạo ra một thị trường cạnh tranh với dịng chảy tự do của hàng hóa sẽ tạo ra cơ hội tăng trưởng rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Sự kiện giảm giá xăng dầu,giá dầu có thời điểm ở mức đáy năm 2015 và một thời gian gần đây đầu năm 2016 sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sảm phẩm qua đó cải thiện tình hình tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu.

Tình hình thị trường chứng khốn trong nước đang trong q trình khơi phục,điều này tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp huy động vốn dài hạn thông qua việc mua bán cá chứng khốn trên thị trường .

Chính phủ đã ban hành nghị định, thơng tư để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn như nghị định 210/NĐ-CP,...

Với mức tăng 6,68%, GDP năm 2015 đã cao hơn mức tăng của các năm 2012-2014. Trong đó, năm 2012 tăng 5,25%, năm 2013 tăng 5,42% và năm 2014 tăng 5,98%. Từ năm 2014 – 2015 GDP đang có xu hương tăng dần. Cho thấy tình khả quan của tình hình kinh tế.

Đặc biệt, GDP của năm 2015 cũng tăng cao hơn mức bình quân của giai đoạn 2008-2010 là 6,14% bởi đây là giai đoạn ảnh hưởng của lạm phát và suy

thoái kinh tế thế giới. Tuy nhiên, so với mức tăng GDP của giai đoạn 2007 trở về trước có mức tăng 7% trở lên thì mức GDP này cịn thấp hơn nhiều.

Cơ cấu nền kinh tế năm nay tiếp tục theo hướng tích cực. Trong mức tăng trưởng chung của năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,41%, thấp hơn mức tăng 3,44% của năm 2014, đóng góp 0,4 điểm phần trăm.

Khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng mạnh nhất là 9,64%, cao hơn nhiều so với mức 6,42% của năm trước, đóng góp 3,2% điểm phần trăm. Trong đó, ngành cơng nghiệp tăng 9,39%, ngành xây dựng tăng 10,82%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010. Khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 2,43 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP.

Tổng Cục Thống kê cũng cho biết, quy mô nền kinh tế năm nay theo giá hiện hành đạt 4.192,9 nghìn tỷ đồng. GDP bình quân đầu nước năm nay ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2.109 USD/người/năm, tăng thêm 57% so với năm 2014.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI – chỉ số phản ánh phần nào ổn định kinh tế vĩ mô - cũng đang ở mức rất thấp. Chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng đầu năm 2015 tăng 0,64% so với cùng kỳ năm 2014 và lạm phát cơ bản – sau khi loại bỏ giá năng lượng và giá lương thực, thực phẩm nhằm phản ánh chính xác hơn hiệu quả của chính sách tiền tệ - 11 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 là 2,08%. Tỷ lệ lạm phát cả năm 2015 sẽ thấp hơn so với mục tiêu đề ra.

Bên cạnh những nhân tố khởi sắc, kinh tế đất nước cũng bộc lộ rõ những yếu kém và mất cân đối mới khi nền kinh tế đang cơ cấu lại, những vấn đề tồn đọng có thể gây nên những bất ổn kinh tế vĩ mô. Cán cân thương mại sau 3 năm (2012-2014) thặng dư nhẹ thì sang năm 2015 có chiều hướng thâm hụt trở lại như thời kỳ trước đây (11 tháng đầu năm 2015, nhập siêu của nền kinh tế ước đạt 3,8 tỷ USD).

Thêm vào đó, khi tỷ lệ tích lũy nội bộ nền kinh tế đạt trên 30-31% GDP và nguồn vốn bên ngoài đổ vào Việt Nam cũng gần 10% GDP, nhưng tỷ lệ đầu tư chỉ 30-31% GDP. Tiến độ cải cách DNNN cũng đang gặp những khó khăn lớn khơng chỉ về kỹ thuật cổ phần hóa mà vướng mắc ở tư duy phát triển và vai trị của khu vực cơng. Từ những phân tích trên có thể đi tới một nhận định tổng quát là kinh tế 2015 chuyển biến khá, nhưng chất lượng thấp và nhiều rủi ro.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần nhiệt điện phả lại (Trang 101 - 104)