2.2. Thực trạng hoạt động thẩm định dựán đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương
2.2.3. Nội dung thẩm định
2.2.3.1. Thẩm định khách hàng vay vốn
• Tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý SXKD của khách hàng:
- Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng: Việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp có đúng quy định pháp luật; Người đại diện của doanh nghiệp có đúng thẩm quyền theo định của pháp luật và theo điều lệ hoạt động doanh nghiệp.
- Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý: Xem xét điều lệ, quy chế tổ chức của công ty; Tư cách pháp nhân của công ty; Đánh giá về chủ sở hữu công ty.
- Đánh giá về mơ hình tổ chức và bố trí lao động. - Đánh giá về năng lực quản trị điều hành.
• Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng:
- Thông tin chung: Đánh giá chung về khả năng hiện tại của doanh nghiệp cũng như sự cần thiết, tiềm năng của dự án; Xem xét, đánh giá kết quả kinh doanh.
- Đánh giá năng lực SXKD: Về nhân lực; Về máy móc, trang thiết bị. - Đánh giá khả năng cung cấp các yếu tố dầu vào có đảm bảo khơng. - Đánh giá phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối.
- Đánh giá, phân tích về sản lượng và doanh thu.
• Phân tích hoạt động và triển vọng của khách hàng: Sử dụng phương pháp phân tích SWOT nhằm phân tích ngắn gọn điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với khách hàng.
• Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng: Quan hệ với BIDV; Quan hệ giao dịch với các TCTD khác; Quan hệ tín dụng của nhóm khách hàng có liên quan.
b) Phân tích tình hình tài chính của khách hàng
Kiểm tra tính khớp đúng, hợp lý của báo cáo tài chính c) Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng
Trên cơ sở hệ thống báo cáo tài chính của chủ đầu tư, cán bộ thẩm định tính tốn và đưa ra nhận xét về các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của chủ đầu tư.
• Các chỉ tiêu về mức độ tăng trưởng và khả năng sinh lời • Các hệ số cơ cấu vốn và tài sản, hệ số địn bẩy tài chính • Các hệ số khả năng thanh tốn
• Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động
Cán bộ thẩm định sẽ tra cứu thơng tin CIC và tìm hiểu các nguồn thơng tin khác (nếu có) về tình hình vay nợ của đơn vị, kiểm tra xem đơn vị có nợ quá hạn hay đã từng có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng chưa? Trong trường hợp có nợ q hạn hoặc đã từng có nợ q hạn thì cần tìm hiểu chính xác mức độ q hạn (tại tổ chức tín dụng nào, số tiền, thời gian, số lần,...) và nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn. Nếu có thơng tin về các trường hợp gia hạn nợ cũng cần được lưu ý tìm hiểu.
2.2.3.2. Thẩm định dự án đầu tư vay vốn
a) Đánh giá sơ bộ nội dung chính của dự án
• Đối tượng cho vay: Xem xét các chi phí hợp lý để xác định đối tượng cho vay.
• Nhu cầu vốn đầu tư.
• Xác định nhu cầu vốn cần vay ngân hàng và khả năng cho vay của BIDV. • Những điểm lợi nổi bật doanh nghiệp sẽ thu được từ dự án.
b) Đánh giá sự cần thiết của dự án đầu tư
c) Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án • Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án:
Dựa vào Quy hoạch phát triển ngành trên toàn quốc hoặc từng khu vực, địa bàn và các số liệu, thơng tin dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước thu thập từ các kênh thông tin, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích, đánh giá những nội dung sau:
- Phân tích quan hệ cung cầu đối với sản phẩm đầu ra, dịch vụ đầu ra của dự án.
- Định dạng sản phẩm của dự án.
- Tình hình sản xuất , tiêu thụ các sản phẩm, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định dự án.
- Xác định nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu a của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hằng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng cơng dụng.
• Đánh giá về cung sản phẩm
Để đảm bảo khả năng cung ứng sản phẩm của dự án, cán bộ thẩm định xem xét, thẩm định trên các phương diện:
- Năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án.
- Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án; Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất khẩu khi Việt Nam tham gia với các nước trong khu vực và quốc tế.
- Đưa số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm, dịch vụ.
• Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án
Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ thẩm định thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với thị trường nội địa cũng như thị trường nước ngồi.
• Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
Để đánh giá về phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối của dự án, cán bộ thẩm định cần xem xét trên các mặt:
- Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối khơng?
- Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa? Mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không?
- Phương tiện, khoảng cách vận chuyển các sản phẩm từ nơi cung ứng đến nơi tiêu thụ, giá cả/chi phí vận chuyển.
• Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án
Cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính sau:
- Diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm.
- Sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm.
- Những thay đổi về cơ chế chính sách trong và ngoài nước ảnh hưởng đến giá bán, cơ cấu sản phẩm của dự án.
Việc dự kiến này làm cơ sở cho việc tính tốn, đánh giá hiệu quả tài chính ở các phần sau.
Việc thẩm định thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đã được BIDV Bắc Ninh xem xét đầy đủ và chi tiết. Trong quá trình thẩm định, ngân hàng sẽ dựa vào đặc điểm của từng khách hàng để có những nội dung thẩm định phù hợp, tránh rủi ro và mang lại hiệu quả cao.
d) Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào
Để đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào, CBTĐ cần xem xét : Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào; Nguồn cung cấp nguyên vật liệu là từ đâu; Chính sách của Nhà nước đối với việc nhâph khẩu nguyên vật liệu (nếu có)... Từ đó đưa ra kết luận dự án có chủ động được nguồn nguyên vật liệu hay khơng; Những thuận lợi, khó khăn đi kèm...
e) Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật
• Đánh giá địa điểm xây dựng có hợp lí khơng; Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng như thế nào; Cơ sở hạ tầng hiện có của địa điểm như thế nào,đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa
điểm khác; Điều kiện địa hình, địa chất, khí tượng thuỷ văn tại địa điểm xây dựng cơng trình có ổn khơng...
• Đánh giá quy mơ và sản phẩm của dự án: Công suất là bao nhiêu, có phù hợp với quy mơ dự án cũng như chủ đầu tư hay không; Sản phẩm của dự án như thế nào; Yêu cầu kĩ thuật, trình độ nhân cơng có cao khơng...
• Quy trình cơng nghệ có hiện đại khơng, có phù hợp với Việt Nam khơng; Phương thức chuyển giao cơng nghệ có hợp lí hay khơng; Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán như thế nào; Nhà cung cấp thiết bị có uy tín hay khơng...
• Đánh giá xem đã có các giải pháp phịng chống cháy, nổ... chưa.
• Đánh giá về việc đền bù, di dân tái định cư, mơi trường, phịng cháy chữa cháy: Diện tích đất phải đền bù và chi phí đền bù (nếu có); Các giải pháp về mơi trường, PCCC của dự án đã đầy đủ, hợp lí chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có chưa...
f) Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án:
CBTĐ đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện phương án của Cơng ty có đảm bảo khơng; Xem xét trình độ, kinh nghiệm tổ chức vận hành của chủ đầu tư; Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của chủ đầu tư đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án.
g) Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn
• Đánh giá sự hợp lý của Tổng mức đầu tư: Việc xác định tổng mức đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính tốn hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án. Chính vì vậy CBTĐ cần xem xét, đánh giá các nội dung:
- Tổng mức đầu tư của dự án đã được tính tốn đầy đủ các chi phí cấu thành chưa (bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác)
- Xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, lạm phát, thay đổi chính sách của Nhà nước có liên quan
- Kết quả phê duyệt tổng mức đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý chưa.
Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án.
• Trên cơ sở đánh giá năng lực tài chính của Ban lãnh đạo Cơng ty, dự kiến nguồn vốn tự có tham gia có đủ khă năng huy động và khả thi không; Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi cơng.
h) Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án:
Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay khơng tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được CBTĐ lượng hóa thành những giả định để phục vụ cho q trình tính tốn, cụ thể như sau:
- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Tính tốn chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả.
- Tính tốn mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.
- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền cơng nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.
- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.
- Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.
- Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, CBTĐ phải thiết lập được các bảng tính tốn hiệu quả tài chính của dự án (NPV, IRR, thời gian thu hồi nợ,...) làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay.
i) Đánh giá lợi ích của BIDV trong quan hệ với khách hàng j) Đánh giá biện pháp bảo đảm tiền vay
Trên cơ sở các văn bản chế độ hiện hành về giao dịch bảo đảm, kết quả tính tốn hiệu quả tài chính của dự án, khả năng trả nợ vay, nhận diện rủi ro có thể xảy ra đối với dự án, quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro lựa chọn và quyết định hình thức bảo đảm tiền vay phù hợp.
Ngồi ra, tùy theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác như: khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực, v.v. ... sẽ được đề cập tới tùy theo từng dự án cụ thể.
k) Đánh giá các rủi ro và các biện pháp phòng ngừa
2.3. Thẩm định dự án Xây dựng và mở rộng kho xưởng lưu trữ hàng hóa của Cơng ty cổ phần tập đồn 555 tại Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Lạch Tray
Tên dự án: “XÂY DỰNG MỞ RỘNG KHO XƯỞNG LƯU TRỮ HÀNG HĨA” của Cơng ty Cổ phần tập đoàn 555.