Giải pháp hoàn thiện phương pháp thẩm định

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh lạch tray (Trang 90 - 92)

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dựán đầu tư vay vốn tạ

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện phương pháp thẩm định

Sử dụng linh hoạt các phương pháp với từng trường hợp cụ thể. Mỗi dự án đều có những đặc điểm khác nhau. Sử dụng linh hoạt các phương pháp sẽ cho ra hiệu quả cao nhất trong đánh giá dự án. Các giải pháp đưa ra để hoàn thiện phương pháp thẩm định như:

- Cần vận dụng kết hợp các phương pháp trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng phương pháp. Thẩm định nội dung dự án đòi hỏi cán bộ thẩm định phải áp dụng linh hoạt các phương pháp để đưa ra các kết luận, nhận xét và đưa ra căn cứ đánh giá. Có sự kết hợp các phương pháp giúp đưa ra cách nhìn nhận khách quan và toàn diện. Lựa chọn phương pháp tối ưu khi thẩm định nội dung dự án.

- Văn bản hóa và chi tiết hóa các phương pháp thẩm định.

+ BIDV Lạch Tray phải tiến hành tham khảo ý kiến của các cán bộ thẩm định lâu năm về các phương pháp cần dùng trong quá trình thẩm định dự án đầu tư. Những tài liệu này kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm mà cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro có được để cụ thể hóa một số khía cạnh của phương pháp, nâng cao tính ứng dụng cho các phương pháp.

+ Giải pháp này nếu được thực hiện sẽ giúp cho những cán bộ mới khơng có nhiều kiến thức kinh tế sẽ dễ dàng theo kịp công việc thẩm định đồng thời những cán bộ đã có một số hiểu biết trước đó về các phương pháp thẩm định trong trường đại học nhưng chưa biết vận dụng những phương pháp này vào thực tế thẩm định như thế nào cho tốt cũng có thể tự tìm hiểu để nâng cao khả năng thẩm định cho mình.

3.2.3. Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thẩm định và đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định

Đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thẩm định dự án đầu tư nói riêng, con người ln là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định. Con người ở đây là đội ngũ cán bộ thẩm định dự án, là chủ thể của mọi hoạt động, từ việc hoạch định chính sách đến việc thẩm định dự án, xét duyệt cho vay. Do vậy, để nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư cần xây dựng đội ngũ cán

bộ tín dụng có đủ về số lượng, chất lượng để đáp ứng được những địi hỏi ngày càng khó khăn của cơng việc.

- Về đạo đức: Mỗi cán bộ tín dụng cần đạt được những tiêu chuẩn nhất định về trình độ chun mơn, kinh nghiệm, năng lực làm việc và phẩm chất đạo đức.Có bản lĩnh, tính cách trung thực đồng thời cũng phải là người có trách nhiệm, nhiệt huyết với công việc được giao.

- Về tổ chức và điều hành: công tác thẩm định phải hợp lý và khoa học, tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả đề ra. Việc tổ chức và phân cơng hợp lý và khoa học trong quy trình thẩm định dự án đầu tư sẽ hạn chế được rất nhiều những công đoạn không cần thiết, tránh sự chồng chéo, trùng lặp và phát huy mặt tích cực của từng cá nhân và cả tập thể, giảm thiểu những chi phí hoạt động và tiết kiệm về mặt thời gian. Vì vậy, để xây dựng một cơ chế tổ chức, điều hành tốt, Chi nhánh cần làm một số việc sau:

+ Hoạt động của phòng thẩm định phải thực sự đi vào quy trình nề nếp đối với tất cả các nghiệp vụ tín dụng, đảm bảo tính nguyên tắc trong mọi nghiệp vụ thẩm định.

+ Phân công cán bộ thẩm định phụ trách khách hàng theo từng lĩnh vực kinh doanh nhất định vì các dự án đầu tư rất đa dạng thuộc mọi ngành nghề khác nhau với nhiều vấn đề phát sinh không giống nhau.

+ Thường xuyên đứng ra tổ chức hoặc tham gia đồng tài trợ các dự án đầu tư lớn để tạo cơ hội học hỏi lẫn nhau trong thẩm định dự án đầu tư.

- Về trình độ:

Những kiến thức của cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro tại BIDV – chi nhánh Lạch Tray cịn có hạn chế nên nhu cầu học hỏi thêm từ các ngân hàng khác là cần thiết. Đồng tài trợ các dự án đầu tư một mặt giúp ngân hàng phân tán được rủi ro trong việc cho vay, mặt khác giúp cán bộ giữa các ngân hàng có thể học hỏi lẫn nhau trong thẩm định dự án đầu tư.

+ Đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng kỹ năng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro.

+ Cần tiến hành cho các nhân viên thẩm định được tiếp xúc với các dự án hoặc nghiên cứu các dự án để sau này có kiến thức và sự hiểu biết với dự án trước khi thẩm định các dự án trong tương lai.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh lạch tray (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)