3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dựán đầu tư vay vốn tạ
3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện nội dung thẩm định
Cơng tác thẩm định có chất lượng cao tất nhiên không chỉ thể hiện ở khâu thẩm định tài chính. Tất các các khâu thẩm định phải tiến hành nghiêm túc và được đặt trong một trình tự hợp lý, để kết quả của các khâu hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, mục đích của một bản thẩm định là đưa ra được đánh giá về dự án, mà kết quả của khâu thẩm định tài chính lại thể hiện rõ nhất tính hiệu quả hay khơng của dự án. Vì vậy ta phải chú trọng nhất tới việc nâng cao chất lượng
Để hỗ trợ cho CBTĐ, Chi nhánh có thể xây dựng những quy trình, phương pháp thẩm định tài chính cụ thể cho các dự án phân theo một số nhóm ngành nghề chính hay theo các thời hạn khác nhau, hoặc ít nhất cũng là những lƣu ý, khuyến nghị, những điểm CBTĐ cần tránh hay cần chú trọng đối với những dự án có đặc điểm, điều kiện khác nhau.
Nhưng dù sao thì yêu cầu đầu tiên cần đảm bảo là phải thẩm định đầy đủ mọi nội dung bao gồm: thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn, về thẩm định tài chính cần thẩm định kế hoạch đầu tƣ vốn, thẩm định nguồn tài trợ, thẩm định các bảng dự trù doanh thu chi phí và dịng tiền của dự án, khả năng trả nợ của dự án. Tuy nhiên trong từng nội dung ta lại phải tìm ra những giải pháp sao cho các nội dung đó được thẩm định khơng mang tính hình thức, phải khoa học, chính xác và đáp ứng được mục tiêu chung.
3.2.1.1. Phải thẩm định tính đầy đủ của vốn đầu tư
Trước hết, Ngân hàng phải kiểm tra sự đầy đủ từng bộ phận trong vốn đầu tư bao gồm:
- Vốn đâu tư cho tài sản cố định: đây là bộ phận chiếm tủ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư, ngân hàng cần căn cứ vào bản thiết kế cơng trình để xem xét sự đầy đủ các hạng mục đảm bảo sự chính xác và phù hợp (có thể tham khảo giá trị thị trường và đơn giá theo quy định của Nhà nước)
- Vốn lưu động ròng - Vốn dự phòng
- Vốn tài trợ cho những chi phí khác: Một bộ phận chi phí rất hay bị bỏ qua trong q trình dự tốn vốn đầu tư là lãi vay phải trả trong thời gian thi công. Với những dự án được tài trợ nhiều từ vốn vay, thời gian thi cơng lại dài thì bộ phận chi phí này khơng phải nhỏ ta phải đưa vào tính tốn.
Chủ đầu tư thường hay rút tổng vốn đầu tư xuống để dễ dàng hơn khi đi vay, vì vậy Ngân hàng khơng nên q căn cứ vào những gì chủ đầu tư giải trình. Ngân hàng phải căn cứ vào bản thiết kế và tùy từng lĩnh vực đầu tư mà xem xét sự cân đối giữa từng bộ phận vốn để tính tốn chính xác hơn tổng vốn đầu tư. Sự
thận trọng này sẽ giúp Ngân hàng phải cho vay thêm để cứu vãn dự án khỏi bị đình trệ.
3.2.1.2. Xem xét, đánh giá nguồn tài trợ
Trước hết, ngân hàng cần xem xét về cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho dự án, xem vốn vay chiếm bao nhiêu phầ trăm, trong bộ phận vốn vay thì từng nguồn chiếm bao nhiêu phần trăm. Ngân hàng vẫn thường khuyến nghị là nên tránh những dự án mà vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng quá thấp. Ta đều biết rằng chủ đầu tư thì ln muốn tiến hành đầu tư bằng vốn vay càng nhiều càng tốt do tác dụng của đòn bẩy tài chính. Nhưng vốn chủ sở hữu càng ít thì về phía ngân hàng rủi ro lại càng lớn.
Một lưu ý nữa là Chi nhánh cần xem xét về điều kiện của từng nguồn vốn vay, nhất là về lãi suất, thời hạn trả, từ đó đưa ra đánh giá liệu dự án có chịu gánh nặng về trả nợ hay khơng.Vấn đề này Chi nhánh rất ít quan tâm. Hai nguồn trả nợ chính của dự án là lợi nhuận sau thuế và khấu hao, nhưng hai nguồn này là để trả cho tất cả các chủ nợ. Vì vậy, nếu Ngân hàng không xem xét tới điều kiện của từng nguồn vốn vay thì khó đánh giá được khả năng trả nợ của dự án nói chung và trả nợ ngân hàng nói riêng.
3.2.1.3. Nâng cao độ chính xác khi dự tốn các yếu tố doanh thu, chi phí và dịng tiền của dự án
Đây là khâu khó nhất vì có rất nhiều yếu tố phải dự tốn như chi phí, doanh thu, lợi nhuận, dịng tiền của dự án. Những yếu tố này không phải chỉ được dự đoán trong thời gian gần mà cho suốt cả đời dự án. Tuy vậy, nó lại chính là những số liệu để lượng hóa về tính hiệu quả của dự án nên địi hỏi phải có độ chính xác cao.
Để đánh giá được tồn diện về dự án thì dù thời hạn cho vay của Chi nhánh có kéo dài tới cuối đời dự án hay không, Chi nhánh vẫn cần phải xem xét dự án trong cả đời dự án, khi đó việc kết luận về hiệu quả dự án mới có ý nghĩa. Tất nhiên nếu thời hạn cho vay ngắn hơn đời dự án thì Chi nhánh sẽ chú trọng hơn tới dự án trong thời hạn cho vay, nhưng việc nhìn nhận tổng thể về toàn bộ dự án vẫn là điều cần thiết.
Cần phải phân tích kỹ thị trường đầu vào để ước lượng các khoản chi phí ngun vật liệu, thiết kế, thi cơng để tính tốn giá thành chính xác.
Để xác định được doanh thu hai yếu tố quan trọng phải dự đốn đó là sản lượng tiêu thụ và giá bán sản phẩm. Muốn dự đốn được chính các thì khâu nghiên cứu thị trường cũng phải chính xác. Ngân hàng có thể nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và những rủi ro cho doanh nghiệp của sản phẩm, đánh giá chất lượng sản phẩm, định vị sản phẩm trên thị trường đồng thời tham khảo những dự báo về tình hình kinh tế, thị trường chung.
Xác định các khoản thuế phải nộp cũng là một nội dung quan trọng. Cần xem xét các hình thức thuế cũng như phương pháp tính thuế như thuế giá trị gia tăng hay thuế thu nhập doanh nghiệp từ đó tính tốn vào dịng tiền của dự án để đảm bảo sự chính xác của dịng tiền.
3.2.1.4. Giải pháp lựa chọn chỉ tiêu hiệu quả kinh tế phù hợp nhất
Tất cả các dự đoán của Chi nhánh dù có chính xác cũng khơng đảm bảo Chi nhánh có thể đƣa ra kết luận chính xác về tính hiệu quả của dự án nếu không sử dụng đúng những chỉ tiêu phù hợp để phản ánh. Ta đều biết có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án, nhưng không phải chỉ tiêu nào cũng hiện hữu trong mọi trường hợp.
Chỉ tiêu NPV được sử dụng rất rộng rãi, nó đo lường trực tiếp phần lợi nhuận mà dự án đóng góp vào tài sản của cổ đơng. Tuy nhiên nó lại phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ chiết khấu mà ta chọn và về dài hạn nó có khá nhiều sai lệch. Vì vậy khi dùng chỉ tiêu này, Chi nhánh nên tính với nhiều mức lãi suất chiết khấu khác nhau và với những dự án dài hạn thì nên sử dụng kết hợp phương pháp IRR, thời gian hoàn vốn...
Chỉ tiêu IRR đo lƣờng tỷ lệ hoàn vốn của dự án, nó cũng cho biết tỷ lệ tăng trưởng của dự án. Chỉ tiêu này rất được chú ý với những dự án dài hạn.
Nhưng Chi nhánh phải lưu ý rằng khi sử dụng chỉ tiêu này để xếp hạng những dự án có quy mơ khác nhau thì rất dễ khơng chính xác vì những nhược điểm của nó. Ngồi ra, khi tính ra được kết quả IRR, Chi nhánh phải đánh giá nó dựa trên sự so sánh với những dự án cùng ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, có sự
tương đồng về thời hạn và quy mô chưa không chỉ đơn thuần so sánh nó với lãi suất cho vay của mình như Chi nhánh vẫn thường làm.
Chỉ tiêu thời gian hồn vốn thì chắc chắn phải là thời gian hồn vốn có chiết khấu. Đây cũng là chỉ tiêu rất được chú ý khi xem xét những dự án dài hạn, nó cho phép đo lường mức độ rủi ro của dự án. Đặc biệt với những án mà các nguồn tài trợ có giới hạn về thời gian thì Chi nhánh phải tính chỉ tiêu này để xem dự án có đảm bảo về tiến độ trả nợ hay không.
Với những dự án mà mức tiêu thụ khó dự đốn như những dự án tạo ra sản phẩm mới hay thâm nhập vào những thị trường mới, chi nhánh nên xét tới chỉ tiêu điểm hịa vốn. Nó đưa ra mức hoạt động tối thiểu mà doanh nghiệp cần đạt tới để có lợi nhuận. Chi nhánh có thể so sánh chỉ tiêu này với cơng suất dự kiến hay mức tiêu thụ dự kiến, vừa để đánh giá khả năng sinh lợi của dự án, vừa để làm căn cứ yêu cầu doanh nghiệp có biện pháp cải tiến kinh doanh để đảm bảo khả năng sinh lợi cao.
Ngồi ra, Chi nhánh cũng có thể tính các chỉ tiêu PI, MIRR, tỷ lệ lợi ích – chi phí BCR. Nói chung, với bất cứ dự án nào Chi nhánh cũng nên tính một số chỉ tiêu phù hợp nhất để chúng bổ sung, khắc phục nhược điểm lẫn nhau, từ đó tổng hợp lại và đưa ra kết luận chính xác nhất.
Trong khi tính các chỉ tiêu NPV, PI, PP, BCR ta đều phải chọn một lãi suất chiết khấu. Việc chọn lãi suất chiết khấu cũng khá quan trọng, nó ảnh hưởng lớn tới kết quả của các chỉ tiêu trên. Thế nhưng Chi nhánh lại thƣờng chọn luôn lãi suất cho vay của ngân hàng mình làm lãi suất chiết khấu là chưa chính xác mà Chi nhánh nên lấy lãi suất bình quân gia quyền của các nguồn vốn vay (với các dự án có nhiều nguồn vốn vay khác nhau). Tuy nhiên cũng có trường hợp chủ đầu tư và Ngân hàng xem xét dự án với đòi hỏi khơng chỉ dự án đó hịa vốn mà phải đạt một tỷ lệ sinh lời tối thiểu nào đó. Khi đó Ngân hàng lại có thể chọn tỷ lệ lợi tức yêu cầu làm lãi suất chiết khấu. Nhưng tốt nhất, khi tính những chỉ tiêu phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu thì Ngân hàng nên tính theo một vài mức lãi suất chiết khấu khác nhau.