Đánh giá công tác thẩm định của BIDV trong dựán cho vay đối với Công

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh lạch tray (Trang 77 - 82)

Cơng ty CP Tập đồn 555

• Ưu điểm:

- Quy trình thẩm định tuân thủ theo đúng quy định của Ngân hàng, nội dung thẩm định được tiến hành đầy đủ qua các khâu.

- Nội dung thẩm định dự án đã đề cập khá đầy đủ các phương diện như: thẩm định thị trường, đánh giá đầu vào, đầu ra của các sản phẩm của dự án, thẩm định kĩ thuật, thẩm định phương diện tổ chức quản lí, thẩm định tài chính. Q trình thẩm định đã có sự thu thập thông tin trực tiếp tại các cơ sở để rút ra nhận xét và so sánh.

- Việc thẩm định đã chỉ ra sự cần thiết thực hiện dự án là nâng cao năng lực sản xuất hiện có và thỏa mãn nhu cầu thị trường.

• Hạn chế:

- Nội dung đánh giá khía cạnh thị trường: CBTĐ chưa đưa ra nhận xét cụ thể về rủi ro do các chính sách, quy định của Chính phủ. Việc đánh giá cịn mang tính định tính, chủ yếu dựa vào nhận xét chủ quan của CBTĐ.

- Thông tin trong q trình thẩm định cịn thiếu chủ yếu dựa vào những báo cáo do khách hàng gửi đến, chưa có sự tham khảo các nguồn thơng tin bên ngồi rõ rệt hơn.

- CBTĐ chưa tính đến các chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của dự án.

2.4. Đánh giá công tác thẩm định

2.4.1. Kết quả đạt được

- Quy trình thẩm định tại BIDV – chi nhánh Lạch Tray được tiến hành 1 cách đầy đủ, bài bản và logic. Quy trình này được thống nhất trên tồn hệ thống. Quy trình thẩm định rõ ràng, chặt chẽ sẽ là tiền đề tốt để việc thẩm định hồ sơ vay vốn được diễn ra một cách nhanh chóng, hiệu quả, độ an tồn cao hơn. Sự phối hợp giữa các phòng ban trong cơng tác thẩm định có sự liên kết nhịp nhàng, khơng chồng chéo, tính chun mơn hóa cao nên rút ngắn thời gian đánh giá khách hàng, đánh giá dự án đầu tư.

- Các CBTĐ đã vận dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp thẩm định như: phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu chỉ tiêu, phương pháp dự báo, phương pháp phân tích độ nhay. Chính vì vậy nó mang lại sự chính xác cao hơn, những dự án không đạt yêu cầu sẽ được phát hiện sớm giúp giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian, nâng cao tính an tồn cho khoản vay.

- Ngoài các phương pháp thẩm định được thực hiện đối với DAĐT, cán bộ thẩm định, chuyên viên quan hệ khách hàng còn thực hiện phương pháp khảo sát

thực tế để kiểm tra tính đúng đắn và chính xác của những thơng tin được từ hồ sơ được khách hàng cung cấp.

- Các nội dung thẩm định cũng khá đầy đủ như: thẩm định tính pháp lí, thẩm định khía cạnh thị trường, thẩm định phương diện tổ chức, quản lí, thẩm định về kĩ thuật, thẩm định tài chính DAĐT.

- Trong thẩm định tài sản đảm bảo, ngân hàng luôn chú trọng xem xét kỹ lưỡng hồ sơ tài sản đảm bảo của khách hàng, khảo sát hiện trạng, phân tích định giá với những tài sản thế chấp là bất động sản, ô tô,..để giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu cho ngân hàng.

- Ngồi những thơng tin từ khách hàng cung cấp, ngân hàng cập nhật thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: tra thông tin CIC, cơ quan quản lý doanh nghiệp,...để có những đánh giá khách quan, chính xác về khách hàng.

2.4.2. Những mặt hạn chế

- Nội dung thẩm định chưa thực sự đầy đủ đặc biệt là về khía cạnh về tài chính. Việc phân tích độ nhạy của dự án mới chỉ dừng lại ở việc phân tích sự biến động của các yếu tố thơng thường như: doanh thu, chi phí chưa quan tâm đến ảnh hưởng của lạm phát, tỷ suất chiết khấu.

- Phương pháp thẩm định ở BIDV – chi nhánh Lạch Tray còn chưa được hoàn thiện, nặng về lý thuyết, văn bản hướng dẫn máy móc. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu hay rơi vào tình trạng so sánh máy móc, cứng nhắc hoặc chỉ dừng lại ở việc so sánh các chỉ tiêu giữa các năm mà chưa có sự so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành.

- Hầu như các công việc thẩm định chủ yếu do cán bộ Phòng Khách hàng doanh nghiệp thực hiện. Một cán bộ kiêm rất nhiều công đoạn, áp lực do khối lượng công việc nhiều nên đơi khi khơng có đủ thời gian để thu thập, cập nhật các thơng tin cần thiết về tình hình của doanh nghiệp, dự án cũng như các số liệu liên quan khác, từ đó làm giảm tính chính chính xác của kết quả cuối cùng.

2.4.3. Nguyên nhân

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan:

- Nội dung thẩm định chưa thực sự đầy đủ, thẩm định còn thiên về thẩm định khách hàng. Ngân hàng thẩm định khía cạnh khách hàng là chủ yếu để đưa ra kết luận có cho vay hay khơng. Các khía cạnh về tài chính chưa thực sự đầy đủ, bên cạnh đó, các khía cạnh khác cũng thẩm định khá đơn giản dựa vào những số liệu mà khách hàng cung cấp mà khơng tính tốn lại.

- Số lượng cán bộ tham gia vào công tác thẩm định chưa nhiều và hầu hết các cán bộ thẩm định tốt nghiệp từ khối kinh tế chính vì vậy mà kiến thức về mảng kỹ thuật rất hạn chế chính vì vậy mà gây ra nhiều khó khăn cho cơng tác thẩm định vì phân tích kỹ thuật là vơ cùng quan trọng đối với tính khả thi của dự án.

- Trang thiết bị phục vụ cho quá trình thẩm định chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế trong công tác thẩm định. Các trang thiết bị hỗ trợ chủ yếu là máy tính nên hạn chế nhiều trong quá trình thẩm định.

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan:

Thẩm định tài chính dự án chủ yếu dựa trên thông tin hồ sơ dự án, thông tin do khách hàng cung cấp, chưa xây dựng được kênh thông tin độc lập làm cơ sở để đánh giá một cách toàn diện, khách quan.

Rủi ro kinh tế vĩ mô là một trong những nhân tố làm cho công tác thẩm định gặp khó khăn. Ngân hàng chạy đua tìm kiếm lợi nhuận cũng như doanh số nên nhiều khi thẩm định dự án chưa đạt hiệu quả cao nhưng vẫn cho vay điều này ảnh hưởng đến quá trình thẩm định cũng như làm cho chất lượng thẩm định không thực sự hiệu quả và dẫn đến hiện tượng khó thu hồi vốn ảnh hưởng đến kết quả cho vay của ngân hàng. Định hướng phát triển kinh tế của từng ngành, từng địa phương chưa cụ thể, chưa khả thi hoặc chủ trương của các ngành hữu quan không thống nhất dẫn đến tình trạng khó khăn cho cơng tác thẩm định.Bên cạnh đó, do các biến động về kinh tế, xã hội, môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng trong địa bàn cũng là những nguyên nhân tạo nên sức ép cho quá trình thẩm định dự án làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu khái quát Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV - Chi nhánh Lạch Tray về lịch sử hình thành và phát triển, hoạt động, chức năng nhiệm vụ, quy trình cũng như nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh. Dự án đầu tư vay vốn của Cơng ty CP Tập đồn 555 đã làm rõ hơn về quy trình thẩm định tại Ngân hàng, làm cơ sở để đưa ra những giải pháp hồn thiện cơng tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn ở Chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh lạch tray (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)