Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán FPT (Trang 36 - 42)

1.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính CTCK

1.2.6. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.2.6.1. Phân tích khái quát khả năng sinh lời CTCK

a. Mục đích phân tích

Lợi nhuận vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả trong mối quan hệ với vốn chủ sở hữu. Mặt khác, tác động tích cực từ địn bẩy tài chính đến khả năng sinh lời vốn chủ lại là các nguồn tài trợ từ bên ngoài - nguồn huy động nợ, các chủ nợ nhận được khoản lãi cho vay vốn cũng từ lợi nhuận của doanh nghiệp cũng đặc biệt quan tâm đến sức sinh lời của doanh nghiệp, cứ như vậy hình thành những ràng buộc khó tìm ra điểm đầu, cuối. Song, dù nhà tài trợ là ai thì quyết định đầu tư vốn của họ vào doanh nghiệp đều dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế mà họ kỳ vọng sẽ đạt đƣợc thông qua quyết định quan hệ kinh tế với doanh nghiệp. Vì vậy, thơng tin về khả năng sinh lời của doanh nghiệp rất cần thiết với 4 chủ thể quản lý cơ bản: nhà đầu tư, người cho vay, chủ sở hữu và các nhà quản trị doanh nghiệp.

Sinh lời là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại, trong đó, sinh lời của vốn kinh doanh là mục tiêu của các nhà cung cấp vốn, sinh lời của vốn chủ sở hữu thu hút sự quan tâm của chủ sở hữu hiện tại và tương lai đồng thời là động cơ của các nhà quản lý doanh nghiệp, còn sinh lời hoạt động là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững, phản ánh hiệu quả hoạt động của bộ máy quản trị kinh doanh của doanh nghiệp.

b. Chỉ tiêu phân tích

Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP)

BEP = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế 𝑣à 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 (𝐸𝐵𝐼𝑇) 𝑉ố𝑛 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 (𝑆𝑘𝑑)

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích doanh nghiệp sử dụng mỗi đồng vốn vào hoạt động kinh doanh, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận khơng kể vốn đó được hình thành từ nguồn vốn nào, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp

Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA)

ROA = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ê 𝑉ố𝑛 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 (𝑆𝑘𝑑)

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích doanh nghiệp sử dụng mỗi đồng vốn vào hoạt động kinh doanh, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời vốn của doanh nghiệp sau khi đã thực hiện nghĩa vụ với các bên cho vay và nhà nước. ROA dương là cơ sở để doanh nghiệp có tăng trưởng từ nội lực.

Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ê 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 (𝑆𝑐)

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư trong doanh nghiệp qua mỗi thời kỳ nhất định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu hiện xu hƣớng tích cực. Chỉ tiêu này cao thƣờng giúp cho nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của cơng ty và ngược lại. Nó có giá trị thấp trong ngành cơng nghiệp nặng vì chu kỳ sản xuất dài, phải khấu hao lớn do đó giảm lợi nhuận. Tuy vậy, khả năng sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng hứa hẹn thuận lợi cho doanh nghiệp. Bởi vì, khi tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu càng nhỏ, nguồn nợ phải trả càng lớn trong tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và sử dụng thì mức độ mạo hiểm sẽ càng cao, càng dễ gặp rủi ro.

1873402010911- Sái Hồng Lan 31 Lớp: CQ56/09.02

Đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm. Chỉ tiêu cho biết, trong kỳ mỗi cổ phiếu thường tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập.

EPS = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ê−𝑐ổ 𝑡ứ𝑐 𝑐ổ đô𝑛𝑔 ư𝑢 đã𝑖

𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛 đ𝑎𝑛𝑔 𝑙ư𝑢 ℎà𝑛ℎ

c. Phương pháp phân tích

Để phân tích khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu hệ số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối. Đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động chung toàn doanh nghiệp cũng như từng lĩnh vực hoạt động để kịp thời phát hiện lĩnh vực nào hiệu quả hoặc kém hiệu quả, khuâ quản lý nào trong quy trình hoạt động cần điều chỉnh để tăng năng lực cạnh tranh và khả năng tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.2.6.2. Phân tích khả năng sinh lời vốn kinh doanh (ROA) a. Mục đích phân tích

Khả năng sinh lời của của vốn kinh doanh phản ánh hiệu quả của dịng vốn đã đầu tư vào cơng ty, phản ánh hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài sản hình thành sau đầu tư. Khả năng sinh lời của vốn cho biết năng lực tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động của bộ máy quản trị trong việc bảo toàn và gia tăng sức sinh lời của vốn đã đầu tư vào kinh doanh mỗi thời kỳ nhất định.

b.Chỉ tiêu phân tích: ROA = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế (𝐿𝑁𝑆𝑇) 𝑉ố𝑛 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 (𝑆𝑘𝑑) ROA = 𝐿𝑁𝑆𝑇 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢x𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑆𝑘𝑑 ROA = ROS x Hskd ROA = Hđ x SVlđ x ROS Trong đó:

Hđ: Hệ số đầu tư ngắn hạn

SVlđ: Số vòng luân chuyển vốn lưu động ROS: Hệ số sinh lời hoạt động ròng

c.Phương pháp phân tích

Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu, sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp phân tích nhân tố để xác định tính chất và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời vốn kinh doanh.

d.Trình tự phân tích

Bước 1: Xác định ROA kỳ phân tích, kỳ gốc. Bước 2: Xác định đối tượng cụ thể của phân tích ∆ROA = ROA1 – ROA0

Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Mức độ ảnh hưởng của hệ số đầu tư ngắn hạn đến khả năng sinh lời vốn kinh doanh:

∆ROA (Hđ) = (Hđ1 – Hđ0) x SVlđ0 x ROS0

Mức độ ảnh hưởng của số vòng quay vốn lưu động đến khả năng sinh lời vốn kinh doanh:

∆ROA (SVlđ) = Hđ1 x (SVlđ1 – SVlđ0) x ROS0

Mức độ ảnh hưởng của hệ số chi phí đến khả năng sinh lời vốn kinh doanh: ∆ROA (ROS) = Hđ1 x SVlđ1 x (ROS1 – ROS0)

Bước 4: Phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố Tổng hợp MĐAH của các nhân tố:

∆ROA = ∆ROA (Hđ) + ∆ROA (SVlđ) + ∆ROA (ROS) Tính chất ảnh hưởng của các nhân tố được thể hiện như sau:

1873402010911- Sái Hoàng Lan 33 Lớp: CQ56/09.02

(+) Ảnh hưởng của Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ) đến ROA là tác động cùng chiều, trong điều kiện các nhân tố khác khơng thay đổi thì Hđ tăng (giảm) (Hđ1 – Hđ0) đơn vị sẽ tác động làm ROA tăng (giảm) tương ứng ∆ROA (Hđ) đơn vị. (+) Ảnh hưởng của Số vòng luân chuyển VLĐ (SVlđ) đến ROA là tác động cùng chiều, trong điều kiện các nhân tố khác khơng thay đổi thì SVlđ tăng (giảm) (SVlđ1 – SVlđ0) đơn vị sẽ tác động làm ROA tăng (giảm) tương ứng ∆ROAD (SVlđ) đơn vị.

(+) Ảnh hưởng của Hệ số sinh lời hoạt động ròng (ROS) đến ROA là tác động cùng chiều, trong điều kiện các nhân tố khác khơng thay đổi thì Hcp tăng (giảm) (ROS1 – ROS0) đơn vị sẽ tác động làm ROA tăng (giảm) tương ứng ∆ROA (ROS) đơn vị.

1.2.6.3. Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ (ROE) a. Mục đích phân tích

Khả năng sinh lời của của vốn kinh doanh phản ánh hiệu quả của dòng vốn chủ tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty, phản ánh hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài sản hình thành sau đầu tư. Khả năng sinh lời của vốn chủ cho biết năng lực tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động của bộ máy quản trị trong việc bảo toàn và gia tăng sức sinh lời của vốn chủ đã đầu tư vào kinh doanh mỗi thời kỳ nhất định.

b.Chỉ tiêu phân tích: ROE = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế (𝐿𝑁𝑆𝑇) 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 (𝑆𝑐) ROE = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế (𝐿𝑁𝑆𝑇) 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 x 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑉ố𝑛 𝐾𝐷 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 (𝑆𝑘𝑑)x𝑉ố𝑛 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 (𝑆𝑐) ROE = 1/Ht x Hskd x ROS = 1/Ht x Hđ x SVlđ x (1-Hcp) Trong đó: Ht: Hệ số tự tài trợ

Hđ: Hệ số đầu tư ngắn hạn

SVlđ: Số vòng luân chuyển vốn lưu động Hcp: Hệ số chi phí

c.Trình tự phân tích

Bước 1: Xác định ROE kỳ phân tích, kỳ gốc. Bước 2: Xác định đối tượng cụ thể của phân tích ∆ROE = ROE1 – ROE0

Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Mức độ ảnh hưởng của hệ số tự tài trợ đến khả năng sinh lời vốn chủ: ∆ROE(Ht) = (1/Ht1 – 1/Ht0) x Hđ0 x SVlđ0 x ROS0

Mức độ ảnh hưởng của hệ số đầu tư ngắn hạn đến khả năng sinh lời vốn chủ: ∆ROE(Hđ) = 1/Ht1 x (Hđ1 – Hđ0) x SVlđ0 x ROS0

Mức độ ảnh hưởng của số vòng quay vốn lưu động đến khả năng sinh lời vốn chủ:

∆ROE (SVlđ) = 1/Ht1 x Hđ1 x (SVlđ1 – SVlđ0) x ROS0

Mức độ ảnh hưởng của hệ số chi phí đến khả năng sinh lời vốn chủ: ∆ROE (SVlđ) = 1/Ht1 x Hđ1 x SVlđ1 x (ROS1 – ROS0)

Bước 4: Phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố Tổng hợp MĐAH của các nhân tố:

∆ROE = ∆ROE (Hđ) + ∆ROE (SVlđ) + ∆ROE (ROS) Tính chất ảnh hưởng của các nhân tố được thể hiện như sau:

(+) Ảnh hưởng của Hệ số tự tài trợ (Ht) đến ROE là tác động ngược chiều, trong điều kiện các nhân tố khác khơng thay đổi thì Ht tăng (giảm) (1/Ht1 – 1/Ht0) đơn vị sẽ tác động làm ROE tăng (giảm) tương ứng ∆ROE (Ht) đơn vị.

(+) Ảnh hưởng của Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ) đến ROE là tác động cùng chiều, trong điều kiện các nhân tố khác khơng thay đổi thì Hđ tăng (giảm) (Hđ1 – Hđ0) đơn vị sẽ tác động làm ROE tăng (giảm) tương ứng ∆ROE (Hđ) đơn vị.

1873402010911- Sái Hoàng Lan 35 Lớp: CQ56/09.02

(+) Ảnh hưởng của Số vòng luân chuyển VLĐ (SVlđ) đến ROE là tác động cùng chiều, trong điều kiện các nhân tố khác khơng thay đổi thì SVlđ tăng (giảm) (SVlđ1 – SVlđ0) đơn vị sẽ tác động làm ROE tăng (giảm) tương ứng ∆ROE (SVlđ) đơn vị.

(+) Ảnh hưởng của Hệ số sinh lời hoạt động ròng (ROS) đến ROE là tác động cùng chiều, trong điều kiện các nhân tố khác khơng thay đổi thì ROS tăng (giảm) (ROS1 – ROS0) đơn vị sẽ tác động làm ROE tăng (giảm) tương ứng ∆ROE (ROS) đơn vị.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán FPT (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)