Bối cảnh kinh tế xã hội năm 2021

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán FPT (Trang 90 - 96)

3.1. Bối cảnh kinh tế xã hội và định hướng phát triển của công ty

3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội năm 2021

Kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới bước sang năm 2021 trong một trạng thái “tơi tả”. Cú sốc mà Covid-19 gây ra đã khiến thế giới rơi vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái 1930, với mức suy giảm của tổng sản phẩm trong nước (GDP) toàn cầu trong năm 2020 là 3,1%, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Nhờ một loạt vaccine ngừa Covid-19 được phê chuẩn và triển khai trên toàn cầu, dẫn đầu là các vaccine của Pfizer/BioNTech, Moderna, Oxford/AstraZeneca và một số vaccine Trung Quốc, các nền kinh tế đã mở cửa trở lại và hồi phục.

Tuy nhiên, đại dịch vẫn diễn biến khó lường khi các biến chủng mới của Covid xuất hiện, trong đó gây hậu quả tàn khốc nhất là biến chủng Delta – loại phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ vào cuối năm 2020 và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức đặt tên vào tháng 5/2021. Cuối năm 2021, thế giới tiếp tục phát hiện biến chủng Omicron – loại tìm thấy đầu tiên ở Nam Phi hồi tháng 11 và nhanh chóng lây lan ra hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

Mỗi lần có biến chủng mới xuất hiện, triển vọng kinh tế thế giới lại bị che mờ. Theo dự báo của Bloomberg, kinh tế thế giới có thể chỉ tăng 0,7% trong quý 4/2021, so với mức dự báo tăng trên 1% trước khi Omicron được phát hiện. Trong báo cáo hồi đầu tháng 12/2021, tổ chức đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings hạ dự báo tăng trưởng GDP tồn cầu cịn 5,7%, giảm 0,3 điểm phần trăm so với lần dự báo hồi tháng 10. Triển vọng của năm 2022 cũng hạ về 4,2% từ 4,4%.

Chuỗi cung ứng tồn cầu đã rơi vào tình trạng “trở tay không kịp” khi nền kinh tế thế giới phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Nhu cầu hàng hoá tăng vọt trong khi hoạt động sản xuất và vận tải không phục hồi với tốc độ tương ứng, khiến toàn bộ chuỗi cung ứng bị thắt lại ở nhiều điểm. Đại dịch bùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á trong quý 3 buộc các nhà máy tại khu vực này phải đóng cửa hàng loạt. Một số cảng biển lớn ở Trung Quốc tắc cứng vì các biện pháp kiểm soát Covid ngặt nghèo. Khủng hoảng thiếu con chip do nhu cầu bùng nổ thiết bị công nghệ, rồi khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc, thiếu container, thiếu tàu chở hàng, thiếu tài xế xe tải… tất cả đều khiến chuỗi cung ứng toàn cầu đã rối càng thêm rối.

Một trong những hệ quả của tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng là giá cước vận tải biển tăng vọt. Theo chỉ số cước vận tải biển Freightos FBX, giá cược vận tải một container 40 foot bằng đường biển trong tháng 12 đã giảm 15% từ mức kỷ lục trên 11.000 USD thiết lập hồi tháng 9. Nhưng trước đại dịch, mức giá cước này chỉ dưới 1.300 USD. Giới phân tích dự báo giá cước vận tải biển sẽ khó giảm về mức bình thường trước năm 2022.

Một hệ quả khác của tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu là sự leo thang của lạm phát. Ngoài ra, lạm phát cịn tăng do chính sách tiền tệ và tài khố siêu lỏng lẻo của các quốc gia nhằm vực dậy nền kinh tế trong đại dịch. Bên cạnh sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu tiêu dùng, giá lương thực-thực phẩm và giá nhiên liệu tăng chóng mặt cũng là những lý do quan trọng khác đẩy giá cả nói chung đi lên. Chỉ số giá lương thực-thực phẩm tồn cầu của Tổ chức Nơng lương Liên hiệp quốc (FAO) tăng 1,6 điểm trong tháng 11 vừa qua, lên mức 134,4 điểm – mức cao nhất trong 1 thập kỷ. Giá dầu thô cũng tăng hơn 50% từ đầu năm.

Trong số các nền kinh tế hàng đầu của thế giới, lạm phát “nóng” hơn cả ở Mỹ. Tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này tăng 6,8% so với cùng

1873402010911- Sái Hoàng Lan 85 Lớp: CQ56/09.02

kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất 39 năm. Tại Trung Quốc, chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) tăng 12,9% trong tháng 11, sau khi tăng 13,5% trong tháng 10 – mức tăng mạnh nhất 26 năm. Tại Eurozone, chỉ số CPI tháng 11 tăng 4,9%, mức tăng cao chưa từng thấy.

Mặc nỗi lo về đại dịch, thị trường tài chính tồn cầu đã có một năm 2021 rực rỡ với sự tăng giá mạnh mẽ được ghi nhận ở nhiều lớp tài sản. Chỉ số MSCI All Country World Index của chứng khoán thế giới đã tăng 17% từ đầu năm đến ngày 21/12.

Kinh tế trong nước

Vượt qua hàng loạt khó khăn, thách thức do dịch bệnh Covid-19 đem đến, bức tranh kinh tế cả năm 2021 của Việt Nam vẫn cho thấy nhiều mảng sáng. Trong đó, xuất nhập khẩu hàng hố cán mốc 668,5 tỉ USD; CPI tăng thấp nhất kể từ năm 2016 (Tốc độ tăng CPI bình quân các năm so với năm trước giai đoạn 2016-2021 lần lượt là: tăng 2,66%; tăng 3,53%; tăng 3,54%; tăng 2,79%; tăng 3,23%; tăng 1,84%).

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2021 ước tính tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019. Trong đó, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,61%; khu vực dịch vụ tăng 5,42%. Về sử dụng GDP quý IV/2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,86% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 3,37%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,28%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 11,36%.

Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn

cách xã hội kéo dài để phịng chống dịch bệnh. Trong mức tăng chung của tồn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế tiếp tục phục hồi giúp cho thu ngân sách Nhà nước ước tính cả năm 2021 đạt 1.523,4 nghìn tỷ đồng và vượt dự tốn năm. Chi ngân sách Nhà nước tập trung ưu tiên cho cơng tác phịng, chống dịch Covid19, khắc phục thiên tai, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính năm 2021 đạt 1.523,4 nghìn tỷ đồng, bằng 113,4% dự tốn năm (tăng 180,1 nghìn tỷ đồng), trong đó thu nội địa bằng 110,4% so với dự tốn năm (tăng gần 118 nghìn tỷ đồng); thu từ dầu thơ bằng 197,4% (tăng 22,6 nghìn tỷ đồng); thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu bằng 122,1% (tăng 39,5 nghìn tỷ đồng).

Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2021 ước tính đạt 1.839,2 nghìn tỷ đồng, bằng 109% dự tốn năm, trong đó, chi thường xuyên bằng 102,3%; chi đầu tư phát triển bằng 106,4%; chi trả nợ lãi bằng 96,2%.

Năm 2021, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành lãi suất phù hợp, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ổn định; thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ với mức vốn hóa thị trường cổ phiếu năm 2021 tăng 45,5% so với cuối năm trước, thị trường chứng khoán nổi lên như một điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam.

1873402010911- Sái Hoàng Lan 87 Lớp: CQ56/09.02

Tính đến thời điểm 24/12/2021, tổng phương tiện thanh toán tăng 8,93% so với cuối năm 2020; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 8,44%; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,97%.

Doanh thu phí tồn thị trường bảo hiểm q IV/2021 ước tính tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính cả năm 2021 doanh thu phí tồn thị trường bảo hiểm tăng 15,6% so với năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 21,7%; lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 1,7%.

Tính đến ngày 27/12/2021, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 26.526 tỷ đồng/phiên, tăng 257,5% so với bình quân năm trước; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 11.421 tỷ đồng/phiên, tăng 9,9%; khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán phái sinh đạt 189.923 hợp đồng/phiên, tăng 21%.

Thị trường chứng khoán tăng trưởng một cách đầy bất ngờ

Năm 2021, kinh tế thế giới bị tàn phá nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid- 19. Để thúc đẩy nền kinh tế, chính phủ các nước thực hiện nhiều gói cứu trợ dành cho doanh nghiệp và người dân, các ngân hàng trung ương cũng giảm mạnh lãi suất. Tuy nhiên, năm 2021 cũng là năm đánh dấu những mốc kỷ lục của thị trường chứng khốn Việt Nam và chính nhà đầu tư trong nước đã “chắp cánh” cho thị trường bay cao. Việt Nam cũng nằm trong Top thị trường mang lại mức sinh lời cao nhất trên thế giới.

Tính chung cả năm 2021, VN-Index đã tăng gần 36% so với thời điểm cuối năm 2020 và lọt Top 10 thị trường tăng mạnh nhất trên thế giới. Cụ thể, VN-Index tăng 12,31 điểm (0,83%) lên 1.498,28 điểm, HNX-Index tăng 12,34 điểm (2,67%) lên 473,99 điểm, UPCoM-Index tăng 1,07 điểm (0,96%) đạt 112,63 điểm. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số, mức vốn hóa thị

trường cổ phiếu cũng tăng mạnh. Mức vốn hóa thị trường đạt hơn 7.729 nghìn tỷ đồng, tăng 46% so với cuối năm 2020, tương đương 122,8% GDP năm 2020. Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch của thị trường đạt 1.727 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% với cuối năm 2020 với 761 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán và 890 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên Upcom.

Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu năm 2021 vẫn tiếp tục bùng nổ, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 25.960 tỷ đồng/phiên. Thanh khoản tăng 250% so với năm 2020, ghi nhận phiên giao dịch kỷ lục 2,3 tỷ USD, xếp thứ 2 trong Đơng Nam Á. Cùng với đó, các mảng thị trường khác như trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm và TTCK phái sinh cũng có nhiều diễn biến tích cực theo hướng tăng trưởng trong năm 2021.

Chỉ trong năm 2021, đã có hơn 1,5 triệu tài khoản chứng khoán được mở mới, lớn gấp rưỡi tổng số tài khoản mở mới trong 4 năm 2017; 2018; 2019 và 2020 cộng lại (tổng 4 năm đạt 1,04 triệu tài khoản), nâng tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam lên con số 4,08 triệu tài khoản, trong khi năm 2020 mới là 2,77 triệu tài khoản, tăng 47,3% so với năm 2020. Trước những thuận lợi vĩ mơ như trên và sự đồng lịng, nỗ lực của tập thể Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên, FPTS đã có kết quả kinh doanh tăng vượt bậc:

- Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh và doanh thu hoạt động tài chính

đã thực hiện năm 2021 đạt 1.132 tỷ, tăng 154,38% so với năm 2020 và tương đương 139,83% kế hoạch đặt ra;

- Lợi nhuận trước thuế đã thực hiện năm 2021 đạt 725 tỷ đồng, tương

đương 178,85% kế hoạch đặt ra;

- Top 9 thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, ETF và chứng quyền

có bảo đảm tại HOSE;

- Top 8 cơng ty có thị phần mơi giới chứng khốn cơ sở lớn nhất và đứng

1873402010911- Sái Hoàng Lan 89 Lớp: CQ56/09.02

Năm 2022 dự đốn sẽ tiếp tục là một năm sơi động cho thị trường chứng khốn bởi mơi trường kinh tế vĩ mô chung được kỳ vọng sẽ tốt hơn từ những chuyển dịch sau đại dịch thông qua các cải cách cơ cấu trên phạm vi rộng, cũng như sự hỗ trợ từ chính sách nới lỏng tài khóa và tiền tệ. Tốc độ tiêm vaccine tăng nhanh và gia tăng mức độ thích ứng được với chiến lược sống chung với COVID-19 sẽ giúp nền kinh tế sẽ phục hồi trên diện rộng trong năm 2022. Trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm thấp, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư sẽ tiếp tục chuyển hướng sang kênh đầu tư chứng khoán và thanh khoản thị trường sẽ tiếp tục dồi dào. Đứng trước những cơ hội đó, Cơng ty sẽ tiếp tục định hướng hoạt động dựa trên các giá trị cốt lõi của mình, khơng ngừng nâng cao vị thế là một trong các Cơng ty chứng khốn hàng đầu Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán FPT (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)