Tình hình quản lý các khoản phải thu ngắn hạn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vấn đề sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH hòa hiệp thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 59)

2.2. Thực trạng việc sử dụng VKD tại Cơng ty TNHH Hịa Hiệp

2.2.5.2. Tình hình quản lý các khoản phải thu ngắn hạn

Dựa vào tài liệu có được từ Cơng ty trong năm 2012, ta có bảng sau:

Bảng 2.8 - Cơ cấu các khoản phải thu của Công ty năm 2012.

Từ Bảng 2.8 (Cơ cấu các khoản phải thu Công ty năm 2012) ta thấy, tính đến ngày 31/12/2012, trị giá các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty là gần 85 tỷ đồng, chiếm 46,16% VLĐ cuối năm, giảm 0,79% so với đầu năm. Nguyên nhân làm cho các khoản phải thu tăng về tỷ trọng nhưng giảm về số lượng là do phải thu của khách hàng giảm và trả trước cho người bán tăng.

Trong đó, khoản phải thu của khách hàng vào cuối năm chiếm tỷ trọng lớn nhất (58,06%)%), cần phải thu chủ yếu từ Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng Vinh (19,4 tỷ). Hoạt động chính của Cơng ty là thi cơng các cơng trình, dự án xây dựng nên khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn. Ngun nhân là do Cơng ty đã thực hiện hồn thành theo tiến độ hợp đồng các cơng trình Dự án xây dựng đường Châu Thôn – Tân Xuân – Quỳ Châu – Nghệ An ( giai đoạn 1), Dự án dầu tư xây dựng tuyến phía Tây Nghệ An – Quế Phong – Nghệ An… nhưng chỉ mới thu được một phần, chưa thu được toàn bộ từ chủ đầu tư . Các khách hàng chủ yếu gồm: Ban quản lý đường bộ II, Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng Vinh, Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 471 … Điều này cho thấy với sự gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường về các sản phầm xây dựng, việc thanh quyết tốn cơng trình ngày càng khó khăn và phụ thuộc rất nhiều từ phía chủ đầu tư theo hợp đồng: có thể hồn thành cơng trình đến đâu thanh tốn dứt điểm đến đó, hoặc thanh tốn tất cả sau bàn giao cơng trình, hoặc có thể chủ đầu tư ứng trước vốn.

Việc phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn đã tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trườnhoạt động, xây dựng cơng trình, tạo mối quan hệ giữa khách hàng và Công ty. Tuy nhiên Công ty cần cân nhắc việc duy trì khoản này cho hợp lý, đặc biệt là khi Công ty vẫn phải vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác với chi phí sử dụng vốn cao. Các khoản phải thu lớn làm phát sinh chi phí theo dõi và chi phí thu hồi nợ, mất đi chi phí cơ hội của đồng vốn, làm cho vốn chậm luân chuyển ở khâu lưu thông.

Bên cạnh đó, khoản trả trước cho người bán tăng tăng 5,5 tỷ, ứng với tỷ lệ tăng 18,35%. Đây là biện pháp để Cơng ty tăng uy tín đối với nhà cung cấp, khuyến khích người cung cấp giao hàng đúng thời hạn và được hưởng những khoản lợi ích từ cách thức thanh tốn này như hưởng chiết khấu thanh toán.

Tuy nhiên, việc trả trước cho người bán chỉ nên duy trì ở mức độ nhất định, không nên để vốn bị chiếm dụng q nhiều.

Để có nhận xét chính xác hơn về cơng tác thu hồi nợ của Công ty, ta cần xem xét hai chỉ tiêu: Số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu hồi nợ bình quân năm2011 và 2012 qua bảng sau:

Bảng 2.9 - Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình qn của

Cơng ty năm 2012.

Qua Bảng 2.9 (Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình qn của Cơng ty năm 2012), ta thấy số vòng quay các khoản phải thu năm 2012 là 3,88 (vòng), giảm 0,96 (vòng) so với năm 2011 tương ứng với tỉ lệ giảm 19,88%. Số vòng quay các khoản phải thu giảm nhiều như vậy làm cho kỳ thu tiền bình quân tăng lên 20 (ngày), nguyên nhân là do trong năm 2012 số dư bình quân các khoản phải thu tăng lên gần 12 tỷ( tăng 16,29%), doanh thu thuần bán hàng và cung cáp dịch vụ giảm trên 22 tỷ( giảm 6,82%). Điều này chứng tỏ trong năm Công ty đã cố gắng trong việc thúc đẩy hoàn thành chỉ tiêu các dự án thi công, thu hồi vốn. Vấn đề quản lý các khoản phải thu cần xem xét kỹ hơn, lượng vốn bị chiếm dụng vẫn khá lơn dẫn đến làm chậm tốc độ luân chuyển VLĐ từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. Bên cạnh việc bị chiếm dụng vốn thì trong quá trình kinh doanh của mình, cơng ty cũng đi chiếm dụng vốn của đối tượng khác. Ta đi so sánh Nợ phải thu và Nợ phải trả của công ty qua bảng sau:

Bảng 2.10 - So sánh các khoản phải thu và các khoản phải trả của Công

ty năm 2012.

Qua Bảng 2.10 (So sánh các khoản phải thu và các khoản phải trả của Công ty năm 2012), ta thấy tình hình chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn của Công ty. Tại cả 2 thời điểm, Công ty đều chiếm dụng được một lượng vốn khá lớn. Đầu năm 2012, số vốn Công ty chiếm dụng được trên 180 tỷ; đến cuối

năm, số vốn chiếm dụng được giảm đi còn 109,4 tỷ (giảm 39,37%). Việc chiếm dụng được vốn giúp Cơng ty có một lượng vốn lớn để đáp ứng nhu cầu vốn cho SXKD mà khơng phải trả khoản chi phí nào cho việc sử dụng số vốn đó.

Trong các khoản chiếm dụng được thì người mua trả tiền trướclà lớn nhất 69,3 tỷ, chiếm tỷ trọng cao nhất (63,33%), nhưng xét về mặt số lượng thì lại giảm sút đáng kể( giảm gần 50 tỷ) chứng tỏ cơng ty có uy tín cũng như chất lượng về các cơng trình của mình đối với khách hàng. Tuy nhiên điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế đã làm giảm sút một số lượng lớn các khoản chiếm dụng được của công ty so với thời điểm đầu năm 2012. Công ty chiếm dụng phần lớn được từ Ban quản lý dự án đường bộ 4, Ban quản lý dự án cơng trình giao thơng Nghệ An, Ban quản lý dự án nâng cấp cống Nam Đàn…Điều này giúp cho cơng ty có được nguồn vốn để thi cơng các cơng trình, dự án. Bên cạnh đó, Cơng ty đã chủ động giảm nợ vay đối với nhà cung cấp và các khoản phải trả, phải nộp khác để giảm căng thẳng về mặt thanh toán, nhất là trong trường hợp phát sinh rủi ro, các chủ nợ cùng địi một lúc có thể gây ra sự bất ổn về mặt tài chính cho Cơng ty. Với tình hình tài chính hiện nay, kết hợp với khả năng thanh tốn của mình thì Cơng ty nên xem xét, cố gắng tăng cường thêm lượng vốn chiếm dụng nhằm tiết kiệm chi phí sử dụng vốn , qua đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty.

Mặc dù phần vốn Công ty đi chiếm dụng lớn hơn, nhưng so về tốc độ, thì tốc độ giảm của các khoản phải thu nhỏ hơn nhiều tốc độ giảm của các khoản phải trả (tốc độ giảm của các khoản phải thu là 0,79% trong khi tốc độ giảm của các khoản phải trả là 39,37%), cụ thể: Số vốn mà Công ty bị chiếm dụng đầu năm 2012 là 85,6 tỷ và cuối năm giảm xuống cịn 84,9 tỷ. Trong đó, Khách hàng chiếm dụng khoản lớn nhất: 49,3 tỷ, sau đó là khoản chiếm dụng của người bán: 35,2 tỷ. Hoạt động chính của Cơng ty là thi cơng các cơng trình, dự án xây dựng nên khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn.

Nguyên nhân là do Công ty đã thực hiện hồn thành theo tiến độ hợp đồng các cơng trình Dự án xây dựng đường Châu Thôn – Tân Xuân – Quỳ Châu – Nghệ An ( giai đoạn 1), Dự án dầu tư xây dựng tuyến phía Tây Nghệ An – Quế Phong – Nghệ An… nhưng chỉ mới thu được một phần, chưa thu được toàn bộ từ chủ đầu tư . Các khách hàng chủ yếu gồm: Ban quản lý đường bộ II, Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng Vinh, Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 471 … Khoản chiếm dụng của người bán bao gốm: trả trước cho Cơng ty CP Xây dựng Hồng Hà cuối năm đạt 7,4 tỷ là lớn nhất, Công ty CP Tư vấn Xây dựng 64 đạt 3,5 tỷ… Việc bị chiếm dụng lượng vốn tương đối lớn, một mặt có thể gây thiếu vốn cho họat động SXKD, buộc Công ty phải sử dụng các nguồn vốn khác có chi phí cao hơn; mặt khác làm tăng chi phí quản lý và thu hồi nợ, làm chậm vòng quay của vốn…

Như vậy, qua phân tích trên ta nhận thấy lượng vốn Cơng ty chiếm dụng được là tương đối lớn, đây là lợi thế mà Cơng ty có thể tận dụng như một nguồn vốn bổ sung để tài trợ cho các nhu cầu VLĐ ngắn hạn. Trong kỳ tới, Công ty cần thu hồi bớt các khoản vốn bị chiếm dụng thông qua việc áp dụng hình thức chiết khấu thanh tốn hợp lý nhằm thúc đẩy khách hàng thanh toán sớm trước hạn. Việc quản lý các khoản phải thu liên quan chặt chẽ đến việc tổ chức và bảo toàn VLĐ của Cơng ty, vì vậy Cơng ty cần có các biện pháp quản lý khoản phải thu một cách tích cực, hiệu quả. Cơng ty cũng cần theo dõi chặt chẽ các khoản tín dụng để có kế hoạch thanh tốn các khoản nợ đến hạn nhằm giữ vững uy tín của Cơng ty đối với nhà cung cấp, đồng thời cần có xu hướng giảm các khoản phải trả trong những năm tới, đảm bảo an tồn về mặt tài chính của Cơng ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vấn đề sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH hòa hiệp thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)