Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vấn đề sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH hòa hiệp thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 77)

2.2. Thực trạng việc sử dụng VKD tại Cơng ty TNHH Hịa Hiệp

2.2.7.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì cịn tồn tại một số vấn đề làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD mà Công ty cần xem xét đưa ra hướng giải quyết đó là:

- Về cơ cấu nguồn vốn: Xét trong bối cảnh kinh tế suy thối hiện nay, cơng ty TNHH Hịa Hiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Quy mơ nguồn vốn của doanh nghiệp giảm đi đáng kể, đồng thời vốn đầu tư của chủ sở hữu qua năm

2011 và 2012 đều khơng có sự thay đổi nhiều, đây là vấn đề các nhà quản trị phải quan tâm nhằm nâng cao VCSH của mình. Trong nguồn hình thành nên VKD của Cơng ty thì nợ phải trả trong năm 2012 đã giảm từ 67,04% xuống còn 59,07% song nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VKD (lớn hơn 50%). Hệ số nợ cao là một yếu tố rủi ro tiềm tàng vì hoạt động kinh doanh của Công ty phụ thuộc nhiều vào vốn vay, làm tăng nguy cơ rủi ro tài chính và chi phí sử dụng vốn của Cơng ty. Mặt khác, trong cơ cấu nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tồn bộ cao do nhu cầu VLĐ của Cơng ty là rất lớn.Tuy nhiên tỷ trọng nợ ngắn hạn như vậy làm tăng rủi ro về mặt tài chính của Cơng ty, đặc biệt là rủi ro về khả năng thanh tốn.

- Về tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động: + Vốn bằng tiền:

Ta thấy vào thời điểm đầu năm2012 vốn bằng tiền của Công ty chỉ đạt 720 triệu đồng, đến cuối năm thì tăng lên hơn 24 tỷ, trong đó tiền mặt chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối (82,57% trong tổng vốn bằng tiền), với tỷ trọng tiền mặt quá lớn như vậy có thể gây khó khăn cho cơng ty do ứ đọng vốn, làm giảm tốc độ luân chuyển của vốn.

+ Các khoản phải thu: Tỷ trọng các khoản phải thu dường như không thay đổi trong khi các khoản phải trả giảm mạnh (giảm 39,36%) làm ảnh hưởng tới chi phí sử dụng vốn của cơng ty. Trong cơ cấu nợ phải thu thì khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, dẫn đến làm phát sinh các chi phí như: chi phí thu hồi nợ, chi phí theo dõi,… làm gia tăng rủi ro cho Cơng ty trong việc thu hồi nợ, chi phí cơ hội của đồng vốn bị nắm giữ, từ đó ảnh hưởng đến q trình ln chuyển vốn của Công ty.

+ Hàng tồn kho của Công ty năm 2012 chiếm 40,69% tổng VLĐ, trong đó chi phí SXKD dở dang chiếm tỉ trọng lớn nhất 93,20%. Đây là số vốn chết

tạm thời nằm trong khâu sản xuất, là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng vốn vật tư hàng hóa cao.

Như vậy, Cơng ty cần chú ý hơn trong việc quản lý vốn bằng tiền, các khoản phải thu và hàng tồn kho, đặc biệt là chi phí SXKD dở dang, đẩy mạnh việc thu hồi các khoản nợ, tránh tình trạng ứ đọng vốn gây lãng phí vốn, làm cho tốc độ luân chuyển vốn chậm, kỳ luân chuyển vốn kéo dài dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Tình hình quản lý và tổ chức sử dụng VCĐ: Được thể hiện khá trong các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng VCĐ; hàm lượng VCĐ;hiệu suất sử dụng tài sản cố định; các chỉ tiêu này có xu hướng giảm điều này phản ánh công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty chưa đạt hiệu quả tuyệt đối. Do đó, cơng ty cần phải điều chỉnh lại quy mô sản xuất cho phù hợp, đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm khai thác tiềm năng sẵn có trong cơng ty, đưa ra các quyết định tài chính hợp lý trong đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.

- Về đầu tư tài sản cố định: Trong năm 2012 vừa qua tuy Công ty đã chủ động đầu tư, đổi mới TSCĐ đáp ứng nhu cầu SXKD nhưng còn khá chậm và chưa đồng bộ, đặc biệt là công tác đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị triển khai cịn chậm. Càng dần về cuối năm, chi phí xây dựng cơ bản dở dang cao là do cơng trình thi cơng chậm tiến độ, chưa hồn thành bàn giao đưa vào sử dụng nên gây ra ứ đọng vốn của Công ty.

Trên đây là một số tồn tại mà Cơng ty đang gặp phải trong q trình tổ chức quản lý và sử dụng VKD.

Trong thời gian tới, Cơng ty cần có biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hạn chế trên, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đem lại kết quả cao hơn trong q trình sản xuất kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận của Cơng ty.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH HÒA HIỆP

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vấn đề sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH hòa hiệp thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)