Tình hình đầu tư, mua sắm tài sản cố địnhcủa Công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vấn đề sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH hòa hiệp thực trạng và giải pháp (Trang 63)

2.2. Thực trạng việc sử dụng VKD tại Cơng ty TNHH Hịa Hiệp

2.2.6.1. Tình hình đầu tư, mua sắm tài sản cố địnhcủa Công ty

TSCĐ hữu hình của Cơng ty được phân loại theo cơng dụng kinh tế và chia thành các nhóm sau: Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc thiết bị.

Ta lập bảng sau:

Bảng 2.14 - Cơ cấu TSCĐ của Công ty năm 2012.

Qua Bảng 2.14 ( Cơ cấu TSCĐ của Công ty năm 2012), ta thấy: nguyên giá TSCĐ đang dùng cho hoạt động SXKD cuối năm 2012 giảm 3,2 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 2,37% so với đầu năm, từ 139 tỷ xuống cịn 135,6 tỷ. Cơng ty khơng có các TSCĐ chưa cần dùng và không cần dùng cho thấy Công ty đã huy động và sử dụng hết máy móc, thiết bị cho SXKD. Đây cũng là biện pháp nhằm giảm đáng kể chi phí bảo quản đồng thời tránh được hao mịn vơ hình của TSCĐ.

- Máy móc thiết bị: Là tài sản chiếm tỉ trọng gần như tuyệt đối trong tổng nguyên giá TSCĐ hữu hình. Tại thời điểm cuối năm 2012, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao nhất 99,22% trong tổng nguyên giá TSCĐ hữu hình và đã giảm 3,3 tỷ so với đầu năm (giảm 2,39%). Trong năm qua, Cơng ty đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị phục vụ sản xuất như: 1 máy rải AsphaltVOGELE - Đức,1 máy đào Kobelco Yutani Nhật Bản, 1 máy san gạt … với tổng nguyên giá là 6,7 tỷ đồng thời nhượng bán các máy móc, thiết bị khác gồm 1 máy đào HITACHI Nhật Bản, 1 máy đào CAT 330 D Mỹ,1 xe tưới nhựa RENAULT – Pháp cùng một số thiết bị nhỏ khác như máy phát điện... với nguyên giá trên 10 tỷ. Việc mua sắm thêm máy móc thiết bị cùng với nhượng bán các thiết bị không cần dùng nữa cho thấy Công ty đã chủ động đổi mới trang thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất lao động, giúp giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.

- Nhà cửa, vật kiến trúc của DN cuối năm 2012 có ngun giá khơng thay đổi so với đầu năm ở mức trên 1 tỷ.

Như vậy, trong năm 2012, Công ty đã thực hiện đầu tư nâng cao năng lực TSCĐ bằng cách đầu tư một số máy móc thiết bị, đồng thời nhượng bán một số máy móc thiết bị khơng cần dùng đến. Đây có thể coi là một sự cố gắng của Công ty trong việc đổi mới máy móc thiết bị cho việc SXKD. Việc thanh lý nhượng bán những TSCĐ cũ không cần dùng đến là cần thiết giúp Cơng ty tránh tình trạng sử dụng các TSCĐ khơng cịn phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại, đảm bảo nguồn lực để tái đầu tư vào những tài sản hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh của Cơng ty.

2.2.6.2. Tình hình biến động tài sản cố địnhcủa Cơng ty.

Tính đến thời điểm 31/12/2012, ngun giá TSCĐ của Công ty là trên 137 tỷ đồng, giảm 3,1 tỷ đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 3,1tỷ/140,3 tỷ =2,21%

so với cùng thời điểm năm 2011. Cụ thể tình hình tăng giảm từng loại tài sản cố định của Công ty trong năm 2012 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.15 - Tình hình biến động TSCĐ của Cơng ty năm 2012.

Qua Bảng 2.15 (Tình hình biến động TSCĐ của Cơng ty năm 2012) ta thấy: Trong năm 2012, Công ty đã đầu tư đổi mới TSCĐ đang dùng với tổng trị giá 6,8 tỷ đồng , chiếm tỷ trọng 53,36% đều là do mua sắm. Với địa bàn hoạt động kinh doanh khá rộng, các cơng trình cần các máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng cho các cơng trình

Vì thế, trong năm 2012 Cơng ty đã đầu tư mới một số máy móc thiết bị: 1 máy rải AsphaltVOGELE - Đức, 1 máy đào Kobelco Yutani Nhật Bản, 1 máy san gạt … với trị giá 6,8 tỷ, chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối tổng giá trị đầu tư. Khoản đầu tư này sẽ đảm bảo cho Công ty kịp thời để đẩy nhanh tiến độ thi cơng cũng như chất lượng cơng trình, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Điều đó chứng tỏ cơng ty đã chủ động đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng các cơng trình và khả năng cạnh tranh. ngồi ra cơng ty cũng đã mua sắm thêm một lượng nhỏ TSCĐ vơ hình trị giá 28 triệu đồng

Ngồi ra, trong năm qua Cơng ty đã tăng đầu tư xây dựng cơ bản như nâng cấp, cải tạo, sữa chữa lớn TSCĐ gồm: làm lại sân trước trụ sở công ty tại 104 - Nguyễn Sinh Sắc- Tp. Vinh, Nghệ An nhằm tránh ô nhiễm mơi trường do cơng ty thường xun có các xe phục vụ cho việc thi công đi lại, nâng cấp trạm trộn bê tông nhựa công suất 120T/h công nghệ Hàn Quốc… với tổng giá trị là 5,9 tỷ chiếm 46,64% tổng giá trị đầu tư.

Đối với các tài sản không thực sự phù hợp với tình hình sản xuất hiện tại, cơng ty đã tiến hành nhượng bán cho các doanh nghiệp khai thác đá tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An gồm 1 máy đào HITACHI Nhật Bản, 1 máy đào CAT 330 D Mỹ,1 xe tưới nhựa RENAULT – Pháp cùng một số thiết bị nhỏ

khác như máy phát điện.. Tổng giá trị tài sản công ty nhượng bán trong năm đạt trên 10 tỷ, chiếm 63,57%tổng giá trị tài sản thanh lý. Phần giá trị trài sản cố định giảm cịn lại là do chi phí xây dựng cơ bản dở dang đã giảm một lượng 5,7 tỷ chiếm tỷ trọng 36,43%tổng giá trị.

Trong năm 2012, Cơng ty khơng có TSCĐ chưa cần dùng và khơng cần dùng, tồn bộ TSCĐ của cơng ty được huy động khai thác triệt để vào các hoạt động SXKD. Như vậy, Công ty đã thực hiện đầu tư nâng cao năng lực TSCĐ và trọng điểm đầu tư là máy móc thiết bị . Tài sản được sử dụng đúng hướng, giảm chi phí bảo quản và tránh hao mịn vơ hình với những tài sản chưa dùng. Đây là một biện pháp nhằm giảm đáng kể chi phí bảo quản TSCĐ đồng thời tránh được hao mịn vơ hình của loại TSCĐ này.

2.2.6.3. Tình hình khấu hao tài sản cố định của Công ty.

Cùng với việc xem xét quy mô, cơ cấu cũng như đầu tư đổi mới TSCĐ thì việc phân tích, đánh giá tình hình khấu hao và tình trạng kỹ thuật của TSCĐ cũng rất quan trọng, giúp cho nhà quản lý định hướng được việc quản lý và sử dụng đúng đắn tài sản cố định.

Công ty đã áp dụng khấu hao theo phương pháp đường thẳng (Thông tư 203/2009/TT- BTC và đã đăng ký với cục thuế tỉnh Nghệ An), dựa trên thời gian sử dụng hữu hạn của tài sản từ đó giúp Cơng ty dễ dàng kiểm sốt và chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn khấu hao này. Thời gian khấu hao của

từng nhóm tài sản như sau:

Loại tài sản cố định Số năm

1. Nhà cửa, vật kiến trúc 05 - 25 2. Máy móc và thiết bị 06 - 10

Dưới đây ta sẽ xem xét chi tiết về giá trị hao mòn và năng lực sản xuất cịn lại của TSCĐ của Cơng ty năm 2012 qua bảng sau:

Qua Bảng 2.16 (Tình hình khấu hao TSCĐ của Cơng ty năm 2012) có thể thấy % giá trị cịn lại của tổng TSCĐ cuối năm 2012 là 52,59% cho thấy TSCĐ của Cơng ty cịn khá mới. Ta đi tìm hiểu cụ thể từng loại tài sản:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: GTCL cuối năm 2012 là 1,1 tỷ đồng, GTCL so với nguyên giá còn 44,93%, hệ số hao mòn là 55,07% tăng lên 7,91% so với thời điểm đầu năm. Do đặc điểm riêng của loại tài sản này ít bị ảnh hưởng bởi khoa học kỹ thuật và không tham gia trực tiếp làm tăng khả năng sinh lời của đồng vốn nên trong danh mục đầu tư có thể chưa cần đầu tư nhiều cho loại tài sản trên. Do vậy trong năm vừa qua Công ty đã không đầu tư vào sửa chữa nhà cửa, trong khi đó vẫn phải tính khấu hao nên giá trị còn lại của loại tài sản này đã giảm 7,91% so với đầu năm.

- Máy móc thiết bị là loại TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng TSCĐ và đây cũng là nhóm tài sản ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, tiến độ thi công, chất lượng cơng trình cũng như chi phí và giá thành sản phầm của Công ty. GTCL cuối năm 2012 là 70,1 tỷ, hệ số hao mòn là 47,93% và đã tăng 10,3% so với thời điểm đầu năm.

Trong năm 2012, Công ty đã đầu tư mua sắm mới máy móc thiết bị với số tiền 6,7 tỷ, chiếm 53,13% tổng giá trị đầu tư, đồng thời nhượng bán một số lượng lớn tài sản khơng cịn phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty với số tiền trên 10 tỷ nên GTCL của tài sản này đã giảm đi gần 16 tỷ.

Qua đó ta thấy, máy móc thiết bị của Cơng ty cịn sử dụng tốt và khá đồng bộ, GTCL của máy móc thiết bị tương đối cao (52,07%) nên Cơng ty cần tăng cường mở rộng quy mô sản xuất để phát huy được hết giá trị của TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng khả năng cạnh tranh

- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: GTCL đúng bằng nguyên giá, cuối năm trên 1,6 tỷ, tăng 0,2 tỷ so với đầu năm. Nguyên nhân: trong năm qua Công ty đã tăng đầu tư xây dựng cơ bản như nâng cấp, sữa chữa lớn TSCĐ

gồm: làm lại sân trước trụ sở công ty tại 104 - Nguyễn Sinh Sắc- Tp. Vinh, Nghệ An nhằm tránh ô nhiễm môi trường do cơng ty thường xun có các xe phục vụ cho việc thi công đi lại, nâng cấp trạm trộn bê tông nhựa công suất 120T/h công nghệ Hàn Quốc.

- TSCĐ vơ hình: GTCL cuối năm 2012 là 38 triệu đồng, GTCL không thay đổi so với nguyên giá, tuy nhiên so với thời điểm đầu năm, nguyên giá đã tăng lên 28 triệu đồng.

Như vậy trong năm 2012, TSCĐ của Công ty đã phần nào được đầu tư đổi mới làm cho năng lực họat động của Công ty được đầy mạnh, năng suất lao động được nâng cao. Giá trị còn lại của TSCĐ tương đối lớn, đây là lợi thế của Công ty trong việc cạnh tranh với các DN cùng nghành.

2.2.6.4. Tình hình quản lý và bảo dưỡng tài sản cố định của Công ty.

Công ty trực tiếp quản lý những tài sản có giá trị lớn, cịn tài sản có giá trị nhỏ, Công ty giao cho các đội sản xuất quản lý và sử dụng. Công tác sửa chữa lớn được tiến hành theo định kỳ. Công ty cũng đã áp dụng những biện pháp nhất định để bảo quản TSCĐ như: kiểm kê, đánh giá tình trạng TSCĐ, mở sổ theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, tiến hành sửa chữa, tu bổ.

Công tác quản lý và sử dụng TSCĐ tương đối tốt song Công ty cần mạnh dạn đầu tư mua sắm mới các máy móc thiết bị, tu sửa nhà xưởng hơn nữa, từ đó đáp ứng cao hơn nhu cầu sản xuất và đủ khả năng tiếp nhận các cơng trình địi hỏi kỹ thuật phức tạp.

2.2.6.5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty.

VCĐ là vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ và sau một thời gian dài mới thu hồi được toàn bộ, do vậy việc sử dụng tốt số VCĐ hiện có là vấn đề có ý nghĩa kinh tế rất lớn ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của Công ty. Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ, chúng ta xem xét một số chỉ tiêu qua Bảng 2.17 (Hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty năm 2012).

Bảng 2.17 - Hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty năm 2012.

- Hiệu suất sử dụng VCĐ của Công ty năm năm 2012 là 3,75, nghĩa là bình quân mỗi đồng VCĐ trong năm tham gia tạo ra 3,75 đồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (DTT BH và CCDV), tăng 0,32 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của VCĐ bình quân (giảm 14,64%) lớn hơn so với tốc độ giảm của DTTBH và CCDV (giảm 6,82%). hiệu suất này tuy đã tăng nhưng vẫn chưa cao chứng tỏ 1 đồng VCĐ bỏ vào kinh doanh đem lại nhiều DTT BH và CCDV cho Công ty hơn năm 2011. Đây là 1 tín hiệu đáng mừng trong cơng tác quản lý và sử dụng VCĐ của Công ty.

- Hàm lượng VCĐ: Hiệu suất sử dụng VCĐ tăng đã làm cho hàm lượng VCĐ trong kỳ giảm đi. Năm 2011, hàm lượng VCĐ của Công ty là 0,29, đến năm 2012, chỉ số này là 0,27 (giảm 0,02 tương ứng giảm 8,39%). Điều đó có nghĩa là để tạo ra 1 đồng DTTBH và CCDV năm 2011 cần 0,29 đồng VCĐ bình quân, nhưng năm 2012 là 0.27 đồng, Công ty tiết kiệm được 0,02 đồng.

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty năm 2012 là 2,17 giảm 6,99% so với năm 2011, nghĩa là trong năm 2012 vừa qua, cứ một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân tham gia tạo ra 2,17 đồng DTTBH và CCDV, trong khi năm 2011 là 6,33 đồng. Nguyên nhân là do nguyên giá TSCĐ bình quân tăng lên (tăng 0,17%) trong khi DTTBH và CCDV lại giảm đi (giảm 6,28%).

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế hoạt từ động kinh doanh trên VCĐ của Công ty năm 2012 đạt 6,06% tăng 4,56% so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng 304,10%. Điều đó cho thấy cứ 100 đồng VCĐ bình qn năm 2011 tham gia tạo ra 1,5 đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi đó năm 2012 thì 100 đồng VCĐ bình quân tạo ra được 6,06 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 4,56 đồng so với năm trước. Nguyên nhân khiến chỉ tiêu này tăng là do tốc độ tăng

của lợi nhuận sau thuế (244,92%) lớn mà VCĐ bình quân lại giảm (giảm 14,64%).

Như vậy, qua phân tích ở trên ta thấy, TSDH trong năm 2012 giảm đi là do Công ty tăng đầu tư mua sắm TSCĐ đồng thời với việc nhượng bán các tài sản khác, điều này cho thấy sự cố gắng của Cơng ty trong việc bảo tồn và phát triển VCĐ.

Trong năm qua, Cơng ty đã tìm mọi cách giảm bớt các yếu tố chi tiêu để làm tăng lợi nhuận thuần từ họat động kinh doanh, từ đó làm cho tỷ suất lợi nhuận sau thuế VCĐ tăng lên. Nhìn chung cơng tác quản lý và sử dụng TSCĐ của Công ty trong năm 2012 là khá hiệu quả. Trong thời gian tới Cơng ty cần duy trì và phát huy những mặt tích cực trong cơng tác quản lí, sử dụng VCĐ để đạt thành tích cao hơn.

2.2.6.6. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty.

Trên đây là những đánh giá về hiệu quả sử dụng VCĐ và VLĐ của Công ty. Để đánh giá khái quát và toàn diện hơn về hiệu quả sử dụng VKD, ta cần xem xét và phân tích một số chỉ tiêu qua Bảng 2.18 (Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD của Công ty năm 2012).

Bảng 2.18 - Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD của Công ty

năm 2012.

- Vịng quay tồn bộ VKD: Năm 2012 VKD của Cơng ty quay được 1,05

vịng, tăng 0,06 vòng so với năm 2011 (tương ứng với tỉ lệ 5,85%). Như vậy trong năm 2012 cứ một đồng VKD tham gia tạo ra được 1,05 đồng doanh thu thuần, tăng lên 0,06 đồng so với năm 2011. Vịng quay tồn bộ VKD tăng do tốc độ giảm của doanh thu thuần (giảm 6,82%) nhỏ hơn tốc độ giảm của VKD bình qn (11,97%). Vịng quay tồn bộ VKD năm 2012 tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng VKD của Công ty đã tăng so với năm trước.

Tỷ suất sinh lời kinh tế tài sản 〖(ROA〗_E) của Công ty năm 2012 là

4,14% và tăng 2,35% so với năm trước. Hệ số nợ của Công ty cao vẫn ở mức cao (151,2 tỷ/256,1 tỷ = 0,59 vào cuối năm), tuy nhiên đã giảm so với thời điểm đầu năm 2012, thế hiện DN có địn bẩy tài chính ở mức độ khá cao. Trong khi đó, lãi suất tiền vay ngắn hạn bình qn (i) năm 2012 theo đăng tải trên cổng thông tin Ngân hàng Nhà nước là 18,14% nên 〖ROA〗_E < i. Do

vây, nếu DN càng sử dụng nhiều vốn vay thì tỷ suất lợi nhuận VCSH càng bị sụt giảm nhanh so với khơng sử dụng nợ vay. Trong trường hợp này địn bẩy tài chính làm khuếch đại giảm tỷ suất lợi nhuận VCSH và làm cho rủi ro tài chính của Cơng ty càng lớn hơn. Cơng ty đã năm bắt được điều này nên đã giảm hẳn lượng vốn vay vào thời điểm cuối năm 2012 so với đầu năm( từ 204 tỷ xuống cịn 151 tỷ. điều này sẽ có lợi hơn cho cơng ty với năm 2011.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vấn đề sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH hòa hiệp thực trạng và giải pháp (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)