Giám sát, quản lý chặt chẽ các khoản nợ phải thu, tổ chức tốt

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vấn đề sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH hòa hiệp thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 87)

3.2. Các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh

3.2.2.2. Giám sát, quản lý chặt chẽ các khoản nợ phải thu, tổ chức tốt

công tác thu hồi nợ.

Việc chiếm dụng vốn lẫn nhau đó là điều tất yếu trong nền kinh tế thị trường, mỗi DN vừa là người đi chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn. Cơng tác quản lý tài chính là phải đưa ra những chính sách phù hợp để tận dụng tối đa nguồn vốn chiếm dụng được và hạn chế tối thiểu số vốn bị chiếm dụng để từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN.

Trong năm vừa qua, các khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng khá cao (46,16%) trong tổng VLĐ, trong đó các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất (58,06%); tiếp đó là khoản mục trả trước người bán chiếm 41,42%, còn lại là cá khoản phải thu khác. Như vậy có một lượng tương đối lớn khoản phải thu ngắn hạn đã tới hạn trả phát sinh trong năm qua mà Công ty vẫn chưa thu hồi được. Điều này, đã ảnh hưởng tiêu cực tới công tác quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ. Vốn bị chiếm dụng nhiều gây thiếu vốn cho hoạt động SXKD, làm chậm tốc độ luân chuyển vốn, vốn bằng tiền thu về ít khơng đảm bảo được khả năng thanh tốn của Cơng ty đối với các khoản vay.

Để khắc phục tình trạng trên đảm bảo thực hiện tốt công tác thu hồi công nợ, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD, trong thời gian tới Công ty thực hiện một số biện pháp sau:

- Thứ nhất: Áp dụng phương pháp quyết toán hợp lý nhằm giảm bớt chi

thời hạn thanh tốn, phương thức thanh tóan, địa điểm thanh tốn đồng thời quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Cơng ty có thể yêu cầu bạn hàng đặt cọc, tạm ứng hay thanh toán trước một phần giá trị đơn hàng…và nếu bên nào vi phạm sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm, nếu quá thời hạn thanh tốn thì Cơng ty có thể thu lãi suất tương ứng với lãi suất quá hạn của ngân hàng.

Đối với Ban quản lý đường bộ II, Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng Vinh, đây là hai bạn hàng đang chiếm dụng số vốn lớn của cơng ty. Cơng ty có thể thực hiện việc thu tiền từng lần khi những dơn vị này khồng đáp ứng trả một lần được, đồng thời khi chuẩn bị thi cơng các cơng trình, cơng ty yêu cầu thanh toán một phần giá trị xây lắp trước, điều này cũng xẽ giúp cơng ty có đủ vốn khi thi cơng, tránh gián đoạn cơng trình.

- Thứ hai: Cơng ty phải xây dựng được chính sách tín dụng một cách

hợp lý đối với từng khách hàng và đối với từng hợp đồng cụ thể.

Đối với những khách hàng “truyền thống” có quan hệ uy tín, lâu năm thì Cơng ty nên có chính sách bán hàng ưu đãi. Cuối quý hoặc cuối năm, Công ty cần xem xét đánh giá lại mức độ uy tín, khả năng trả nợ của từng bạn hàng, tình trạng tài chính tổng quát của Công ty, đồng thời cần đánh giá kỹ lưỡng ảnh hưởng của chính sách bán chịu đối với Cơng ty để từ đó đưa ra được chính sách tín dụng hiệu quả nhất.

- Thứ ba: Công ty phải luôn tăng cường theo dõi khoản phải thu, mở sổ

chi tiết theo dõi đối với từng khách hàng theo từng thời gian thanh tốn, thường xun đơn đốc để thu hồi nợ đúng hạn.

Thường xuyên đối chiếu và điều chỉnh công nợ đối với khách hàng, phân loại các khoản nợ phải thu, có chính sách cụ thể đối với từng khoản nợ sắp đến hạn và quá hạn. Đối với những khoản nợ sắp đến hạn thì Cơng ty cần theo dõi thường xun, gửi giấy thơng báo về thời hạn thanh tốn đến cho khách hàng đồng thời chuẩn bị sẵn những thủ tục, giấy tờ cần thiết phục vụ

cho cơng tác thanh tốn( Ban quản lý đường bộ II ). Còn đối với các khoản nợ quá hạn nếu có xảy ra, Cơng ty cần tìm ngun nhân của từng khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp như: gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ, hay xoá một phần nợ cho khách hàng…Và trong trường hợp khách hàng khơng có khả năng thanh tốn thì Cơng ty có thể dùng tài sản thế chấp của họ đồng thời cắt hợp đồng đối với khách hàng đó.

Cơng ty quản lý và sửa chữa đường bộ 471 đang dần là một bạn hàng mới của công ty nhưng chưa được mở sổ chi tiết để theo dõi. Vì thế cơng ty cần mở thêm sổ chi tiết đối cới khách hàng này, thực hiện việc đôn đốc thu nợ đúng hạn.

Thực hiện tốt các biện pháp trên, Công ty có thể hạn chế được các khoản vốn bị chiếm dụng, đồng thời vẫn đẩy mạnh được công tác tiêu thụ sản phẩm góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vấn đề sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH hòa hiệp thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)