Phân tích tình hình nguồn vốn, tình hình tài sản của DN

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần truyền thông phát thành (Trang 29 - 32)

1.2.1.1. Phân tích tình hình nguồn vốn

Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp đƣợc thể hiện qua quy mô, cơ cấu và sự biến động của của nguồn vốn. Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp để thấy đƣợc doanh nghiệp đã huy động vốn từ những nguồn nào? Quy mô nguồn vốn huy động đã tăng hay giảm? Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tự chủ hay phụ thuộc thay đổi theo chiều hƣớng nào? Xác định các trọng điểm cần chú ý trong chính sách huy động vốn của doanh nghiệp nhằm đạt đƣợc mục tiêu chủ yếu trong chính sách huy động vốn ở mỗi thời kỳ.

Để đánh giá thực trạng nguồn vốn của doanh nghiệp cần sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu:

+ Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn vốn gồm: Giá trị tổng nguồn vốn và từng chỉ tiêu nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán (B01-DN)

+ Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn: Là tỷ trọng từng chỉ tiêu nguồn vốn. Tỷ trọng từng chỉ tiêu nguồn vốn xác định nhƣ sau:

Tỷ trọng từng chỉ tiêu nguồn vốn (%) = .100

Phƣơng pháp phân tích: Sử dụng phƣơng pháp so sánh để phân tích tình hình nguồn vốn cũng nhƣ từng chỉ tiêu nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm, xác định chênh lệch tuyệt đối và tƣơng đối, qua đó thấy đƣợc sự biến động quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp. Đồng thời, so sánh tỉ trọng từng chỉ tiêu nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ để phản ánh sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn cũng nhƣ mức độ độc lập tự chủ tài chính của DN. Căn cứ vào độ lớn của các chỉ tiêu phân tích, giá trị trung bình ngành và kết quả so sánh để đánh giá tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp.

1.2.1.2 Phân tích tình hình tài sản

Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của tài sản. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 2 loại: Vốn cố định và vốn lƣu động. Vốn nhiều hay ít, tăng hay giảm, phân bổ cho từng khâu, từng giai đoạn hợp lý hay không ảnh hƣởng lớn đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài sản là để đánh giá quy mô tài sản của doanh nghiệp, mức độ đầu tƣ của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh nói chung cũng nhƣ từng lĩnh vực hoạt động, từng loại tài sản nói riêng. Thơng qua quy mơ và sự biến động quy mô của tổng tài sản cũng nhƣ từng loại tài sản ta sẽ thấy

sự biến động về mức độ đầu tƣ, quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh, khả nă ng tài chính của doanh nghiệp, cũng nhƣ việc sử dụng vốn của doanh nghiệp nhƣ thế nào. Thông qua cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ta thấy đƣợc chính sách đầu tƣ đã và đang thực hiện của doanh nghiệp, sự biến động về cơ cấu tài sản cho thấy sự thay đổi trong chính sách đầu tƣ của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu phân tích:

Tình hình tài sản của doanh nghiệp đƣợc thể hiện thơng qua 2 nhóm chỉ tiêu:

- Các chỉ tiêu quy mơ tài sản trên bảng cân đối kế tốn.

- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản là tỷ trọng từng chỉ tiêu tài sản.

Tỷ trọng từng chỉ tiêu tài sản(%) = .100

Phƣơng pháp phân tích:

Phân tích quy mơ, sự biến động tài sản: So sánh tổng tài sản cũng nhƣ từng chỉ tiêu tài sản giữa cuối kỳ với đầu kỳ, hoặc với cuối các kỳ trƣớc cả số tuyệt đối và số tƣơng đối. Thông qua quy mô tổng tài sản, từng chỉ tiêu tài sản ta thấy đƣợc số vốn đƣợc phân bổ cho từng lĩnh vực hoạt động, từng loại chỉ tiêu tài sản. Thông qua sự biến động của tổng tài sản, từng chỉ tiêu tài sản ta thấy đƣợc sự biến động về mức độ đầu tƣ cho từng lĩnh vực hoạt động, cho từng loại chỉ tiêu tài sản có phù hợp khơng ?.

Phân tích cơ cấu tài sản và sự biến động về cơ cấu tài sản đƣợc tiến hành thông qua đánh giá tỷ trọng tỷ trọng từng loại tài sản ở thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ hoặc nhiều thời điểm và so sánh tỷ trọng từng loại tài sản giữa cuối kỳ với đầu kỳ hoặc cuối các kỳ trƣớc. Thông qua cơ cấu tài sản xác định đƣợc ở đầu kỳ, cuối kỳ ta sẽ đánh giá đƣợc chính sách đầu tƣ của doanh nghiệp, qua

sự biến động về cơ cấu tài sản ta thấy đƣợc sự thay đổi trong chính sách đầu tƣ của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần truyền thông phát thành (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)