Thực trạng về quản trị nợ phảithu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động và các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị giáo dục hải hà (Trang 67 - 69)

2.2 Thực trạng về việc quản trị VLĐ của Công ty cổ phần thiết bị giáo dục

2.2.6 Thực trạng về quản trị nợ phảithu

Tình hình nợ phải thu của Cơng ty

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa, dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có các khoản phải thu, ít hay nhiều là do chính sách bán chịu và tình hình thu hồi cơng nợ của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp phải cân đối giữa chi phí cho việc bán chịu hàng hóa và lợi nhuận thu được. Nếu khơng bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ hàng hóa,mất đi lợi nhuận. Song nếu bán chịu hàng quá nhiều thì kéo theo sự gia tăng các khoản chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả lãi vay để đáp ứng nhu cầu VLĐ thiếu do vốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng, có thể dẫn tới tình trạng nợ q hạn khó địi hoặc khơng thu hồi được nợ. Ta có thể thấy được quy mơ và cơ cấu các khoản phải thu của Công ty như sau:

Bảng 2.98 : Tình hình quản trị nợ phải thu của Công ty năm 2014

CHỈ TIÊU

SỐ CUỐI NĂM SỐ ĐẦU NĂM CHÊNH LỆCH

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ

VND % VND % VND % Phải thu khách hàng 27.630.204.841 78,41 8.357.021.047 93,69 19.273.183.794 230,62 Trả trước cho người bán - - 62.260.390 0,69 (62.260.390) 100 Các khoản phải thu khác 7.609.237.777 21,59 500.151.549 5,62 7.109.086.228 1421,38 Tổng cộng các

khoản phải thu 35.239.442.618 69,81 8.919.432.986 34,12 26.320.009.632 295,09

(Nguồn: Bảng CĐKT năm 2014)

Qua bảng 2.8 ta có thể thấy được rằng: tại thời điểm đầu năm 2014 các khoản phải thu đạt 8.919.432.986 đồng. Đến thời điểm cuối năm 2014, chỉ tiêu này chỉ đạt mức 35.239.442.618 đồng. Như vậy so với thời điểm đầu năm 2014, các khoản phải thu của Công ty ở cuối năm 2014 đã tăng lên 26.320.009.632 đồng, ứng với tỷ lệ tăng 295,09% tăng vọt. Cụ thể:

- Phải thu khách hàng tại thời điểm cuối năm 2014 là 27.630.204.841 đồng, con số này tại thời điểm đầu năm là 8.357.021.047đồng. Trong năm qua chỉ tiêu này đã tăng lên 19.273.183.794 đồng, ứng với tỷ lệ gia tăng 230,62 %. Có thể thấy rằng tỷ lệ này là rất lớn, tỷ trọng rất lớn ( 93,69% và 78,41%). Việc các khoản phải thu của khách hàng tăng lên xuất phát từ nguyên nhân: trong quá trình thực hiện dự án của chủ đầu tư, Cơng ty sẽ tiến hành dựa trên nguồn lực của Công ty và phần vốn tạm ứng từ phía chủ đầu tư. Vốn chủ đầu

tư tạm ứng thường không lớn, chiếm khoảng 10%- 20% hoặc từng phần tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty đã thực hiện. Khi hoàn thành hạng mục cơng việc và hồ sơ quyết tốn giá trị hợp đồng với chủ đầu tư thì chủ đầu tư sẽ tiến hành quyết tốn cho Cơng ty, nhưng do phía chủ đầu tư thường ( thường là các trường học đại học) hay chậm quyết toán và hạn chế đến mức thấp nhất các khoản phải ứng trước hợp đồng được quyết toán thường vào cuối năm khi được giải ngân. Chính điều này đã làm gia tăng các khoản phải thu của khách hàng. Tuy nhiên, vấn đề thu hồi nợ cũng cần được chú trọng để tránh rủi ro khơng đáng có.

- Trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng nhỏ trong các khoản phải thu ngắn hạn. Tại thời điểm đầu năm 2014, chỉ tiêu này chỉ đạt 62.260.390 đồng. Tuy đến cuối năm, chỉ tiêu này gần như rất nhỏ không đáng kể. Cho thấy vốn bị chiếm dụng vào đặt hàng trước chiếm tỷ trọng rất nhỏ .

- Các khoản phải thu khác tại thời điểm đầu năm 2014 đạt 500.151.549đồng, đến cuối năm đạt mức 7.609.237.777 đồng. So với đầu năm, các khoản phải thu khác của Công ty tại thời điểm cuối năm đã tăng lên 7.109.086.228 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 1421,38%. Các khoản phải thu khác luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu các khoản phải thu của Cơng ty nhưng có dấu hiệu tăng nhanh. Các khoản phải thu khác ở đây chủ yếu là doanh thu từ hoạt động tài chính nhưng chưa thua được tiền.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động và các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị giáo dục hải hà (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)