Tác động của cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine là một trong những nguyên nhân gây ra sự khan hiếm các mặt hàng cơ bản làm giá cả thị trường của các mặt hàng này bị đẩy lên cao. Xăng dầu là mặt hàng đầu tiên có thể thấy tác động rõ nét nhất, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Giá dầu tăng cao khiến lạm phát leo thang, Vinacapital dự đoán điều này khiến
T1 T2 T3 T4 % 1.94% 1.42% 2.41% 2.64% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% CPI %
lạm phát ở Việt Nam vào khoảng 3% tuy nhiên vẫn thấp hơn mức Chính phủ đã nêu mục tiêu lạm phát tối đa 4% cho năm 2022. Dù giá dầu tăng giúp Việt Nam thu thêm hơn 57% từ dầu thô vào ngân sách trong hai tháng đầu năm 2022 nhưng ngược lại, Việt Nam cũng phải mua xăng dầu với giá cao hơn do nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng khoảng 70-80% nhu cầu.
Giá xăng dầu tăng và có xu hướng tiếp tục tăng cao hơn nữa sẽ tác động trực tiếp tới lĩnh vực giao thông vận tải. Áp lực giá xăng dầu tăng cao khiến các doanh nghiệp kinh doanh vận tải buộc phải điều chỉnh giá cước để bù đắp chi phí. Ngành vận tải vẫn gặp nhiều khó khăn vì thị trường khách hàng chưa khơi phục hồn tồn nên khi đối diện với cơn “bão giá” xăng dầu tăng cao đã khiến cho nhiều doanh nghiệp vận tải lao đao đối diện với thua lỗ. Ngoài ra, đối với người dân Việt Nam, phương tiện di chuyển đại đa số là vận hành bằng xăng dầu như ô tô xe máy thì sự gia tăng giá xăng dầu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đối với họ. Có thể thấy, thị trường xe vận hành bằng xăng dầu đang bị đe dọa bởi không chỉ yếu tố giá cả xăng dầu mà còn bởi xu hướng sử dụng xe điện ngày một gia tăng. Đối với ngành xe điện thì đây chính là cơ hội vàng để phát triển.
Hiện nay, xe điện đang là xu hướng tất yếu của thế giới và Việt Nam cũng khơng đứng ngồi cuộc. Với dân số 100 triệu dân, Việt Nam hứa hẹn là thị trường xe điện đầy tiềm năng. Bên cạnh đó, Việt Nam có tiềm năng phát triển nguồn điện sạch rất lớn như điện gió, điện mặt trời là cơ sở quan trọng để thực hiện điện hóa. Trong khi Thái Lan, Indonesia đang chạy đua để thu hút đầu tư thì Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực có doanh nghiệp nội sản xuất thành công ô tơ điện, có cơ hội vượt lên dẫn trước để phát triển ngành xe điện. Ngoài những phương tiện cá nhân, Việt Nam cũng đã đưa vào sử dụng các phương tiện công cộng vận hành bằng điện năng như: Tàu cao tốc Cát Linh – Hà Đông; Xe bus điện của Vinfast… Đây cũng là một giải
pháp cho những đối tượng khơng đủ điều kiện tài chính để sở hữu xe điện khi mà giá của nó là khơng hề rẻ.
3.1.2. Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty
Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty TNHH thương mại Vũ Hoàng lê 2 năm qua đã diễn ra với nhiều biến động do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19. Năm 2022, dự đoán tiếp tục là một năm với khơng ít những khó khăn và thách thức khi dịch Covid vẫn chưa chấm dứt và cịn diễn biến khó lường. Tuy nhiên với tín hiệu hồi phục của nền kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế Việt Nam cùng với đó là nhu cầu thị trường có nhiều điểm sáng dự báo là cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp. Năm 2022 sẽ là năm bản lề để các doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch hồi phục, lấy lại những gì đã mất của năm 2021.
Do đó cơng ty đã đưa ra các định hướng cho hoạt động hoạt động của công ty như sau:
- Về việc quản lý và vận hành:
Tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh song song với việc thực hiện nghiêm các biện pháp an toàn đối với dịch Covid 19; đảm bao phủ vacxin đối với toàn bộ cán bộ nhân viên trong cơng ty. Ngồi ra, quản lý chặt chẽ việc vận hành cửa hàng song song với vận hành trung tâm bảo dưỡng.
- Về cơng tác tài chính:
Chú trọng và minh bạch trong cơng tác tài chính, tăng cường cơng tác quản lý tài chính, đảm bảo hiệu quả trong việc phân bổ sử dụng nguồn vốn, nguồn lực, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, xây dựng phát triển công ty.
- Về nguồn nhân lực:
Chú trọng các công tác phát triển nguồn nhân lực, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân viên. Đưa ra những đãi ngộ, chế độ quản lý nhằm thu hút, tuyển dụng và từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Về đầu tư:
Đầu tư thêm phụ tùng, trang thiết bị - máy móc tiên tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ sửa chữa, thay thể phụ tùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng; đầu tư vào việc gia tăng lượng hàng nhập vào đối với các dòng xe bán chạy (Vision, Lead,…), đồng thời bổ sung thêm các mẫu xe phiên bản mới nhằm đa dạng hóa mẫu mã các sản phẩm như: Dòng xe ga là SG350i và LEAD 125cc; dịng xe cơn tay là CBR150R và Winner X. Đặc biệt thúc đẩy việc khai phá đầu tư vào thị trường xe phân khối lớn như Africa Twin và Gold Wing. Đây là một thị trường tiềm năng và sẽ là phân khúc “ăn khách” trong thời gian tới nhờ những chuyển biến trong thị hiếu tiêu dùng và điều kiện hạ tầng tại Việt Nam ngày càng tốt hơn.
- Về việc chuyển đổi số:
Tiếp tục hoàn thiện việc tái cấu trúc mơ hình kinh doanh theo hướng chuyển đổi số nhằm mục tiêu tăng doanh số bán hàng cũng như cải thiện được chất lượng dịch vụ làm hài lòng khách hàng: Phát triển việc bán hàng trên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, …); Phát triển dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng trên nền tảng trực tuyến …
- Về phát triển thương hiệu:
Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, tăng mức độ nhận diện thương hiệu, phấn đấu trở thành một trong những cơng ty phân phối chính hãng xuất sắc nhất của Honda.
Căn cứ vào những định hướng đã đề ra đồng thời dựa trên cơ sở những kết quả đạt được ở năm 2021 thì ban giám đốc cơng ty đã đề ra mục tiêu kinh doanh như sau:
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh dự kiến năm 2022
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022
Số lượng xe bán ra 7.200 8.280
Tăng trưởng - 15%
Doanh thu thuần 339.101 389.966
Tăng trưởng - 15%
Giá vốn hàng bán 329.007 378.358
Tăng trưởng - 15%
Lợi nhuận gộp 10.094 11.608
Tăng trưởng - 15%
Lợi nhuận sau thuế 252 317
Tăng trưởng - 20,44%
(Nguồn: Theo kế hoạch kinh doanh năm 2022 của Chi nhánh công ty TNHH Thương Mại Vũ Hoàng Lê)
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho Chi nhánh cơng ty TNHH thương mại Vũ Hồng Lê cơng ty TNHH thương mại Vũ Hồng Lê
3.2.1. Các giải pháp tài chính
3.2.1.1. Giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp gửi ở ngân hàng... Việc các doanh nghiệp dự trữ tiền trong kinh doanh là điều cần thiết để đảm bảo giao dịch kinh doanh hàng ngày; nắm bắt những cơ hội đầu tư hay dự trữ nhằm duy trì khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu khi có biến cố bất ngờ xảy ra. Tuy nhiên bản thân nó là loại tài sản khơng tự sinh lãi, do đó trong quản lý vốn bằng tiền thì việc tối thiểu hóa lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất.
Trong đó, tiền mặt là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong các loại tài sản. Doanh nghiệp phải có lượng tiền mặt dự trữ để hưởng chiết khấu thanh tốn từ việc mua bán hàng hóa, tăng hệ số thanh tốn cho doanh nghiệp.
Có sẵn tiền cũng là điều kiện để doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội kinh doanh thuận lơi. Tuy nhiên, việc nắm giữ tiền mặt quá nhiều giảm khả năng sinh lời của tài sản.
Như đã phân tích ở chương 2, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty năm 2021 tăng mạnh so với năm trước (tăng từ 464 triệu đồng lên đến 994 triệu đồng với tốc độ tăng là 114,01%). Điều này cho thấy một mặt cơng ty có đủ khả năng ứng phó với các khoản nợ đến hạn, ứng phó với các tình huống khó lường trong kinh doanh hay có sự mạnh dạn hơn trong quyết định đầu tư; tuy nhiên, có thể thấy đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nên dễ xảy ra việc thất thốt hay sử dụng lãng phí. Chính vì vậy, trong những năm tới công ty cần xem xét lại mức dự trữ tiền mặt một cách hợp lý sao cho cơng ty vừa có khả năng thực hiện tốt hoạt động kinh doanh, đồng thời vẫn đáp ứng được lượng tiền mặt cần thiết để đảm bảo mọi hoạt động khác của công ty được diễn ra thuận lợi.
Để đạt được mức cân bằng về lượng vốn bằng tiền cơng ty nên sử dụng các biện pháp:
Tính tốn dự đốn nhu cầu vốn bằng tiền và thời gian vốn bằng tiền cần được tài trợ. Dù cho việc dự tốn chính xác là khó để thực hiện nhưng nếu dự tốn được tương đối chính xác nhu cầu tiền mặt thì cơng ty sẽ giới hạn được tối đa nhu cầu vốn phải vay mượn nếu bị thiếu tiền từ đó giúp giảm chi phí tiền lãi khi vay tới mức tối thiểu. Để làm được điều này, công ty cần phải làm tốt các công tác quan sát, nghiên cứu, làm rõ quy luật của việc thu chi.
Công ty cần rút ngắn chu kỳ vận động của tiền mặt càng nhiều càng tốt. Trên thực tế thì trong năm 2021 cơng tác thu hồi các khoản phải thu của công ty chưa được tốt, thậm chí cịn gia tăng vì thế để rút ngắn chu kỳ vận động của tiền mặt thì cơng ty nên:
- Kéo dài thời gian trả những khoản phải trả bằng việc trì hỗn thanh tốn (Ví dụ: Tận dụng sự chênh lệch thời gian của các khoản thu, chi hay chậm trả lương…);
- Nhanh chóng thu hồi tiền mặt để đưa tiền vào đầu tư, chi tiêu càng sớm càng tốt nhằm thu lại những khoản lợi nhuận tương ứng cho cơng ty (Ví dụ: Áp dụng các chính sách chiết khấu đối với những khoản nợ được thanh toán đúng hay trước hạn giúp tiền được đưa vào đầu tư nhanh chóng…);
- Dịch chuyển dần lượng tiền mặt tại công ty thành tiền gửi ngân hàng nhằm tăng nhanh tốc độ thanh toán khi giao dịch. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh thì việc chuyển đổi hình thức thanh tốn giữa nhà cung cấp và khách hàng từ tiền mặt sang chuyển khoản là một biện pháp phù hợp. Đây là hình thức thanh tốn nhanh, gọn, thuận tiện và an toàn cho các bên đồng thời cơng ty có thể dễ dàng nắm bắt được sự di chuyển luồng tiền.
Bên cạnh đó, cơng ty cần thường xuyên đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ đến hạn. Để chủ động trong thanh tốn cơng ty cần thực hiện tốt việc lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ, trên cơ sở đó có biện pháp thích ứng nhằm đảm bảo sự cân bằng thu chi vốn bằng tiền của doanh nghiệp và nâng cao khả năng sinh lời của số vốn tiền tệ nhàn rỗi.
3.2.1.2. Giải pháp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Những phân tích ở chương 2 cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Chi nhánh cơng ty TNHH thương mại Vũ Hồng Lê năm 2021 chậm hơn so với năm 2020. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của vốn. Do đó cần có những giải pháp để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
3.2.1.2.1. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Qua phân tích ở chương 2, hàng tồn kho của công ty năm 2021 sụt giảm 10,23% so với năm trước. Điều này cũng là để thích ứng với tình hình dịch
bệnh khi mà việc kinh doanh gặp khó khăn, giảm hàng tồn kho giúp giảm được một lượng vốn bị ứ đọng. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế hội nhập như hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty dẫn đến việc dự trữ hàng hóa là rất quan trọng. Và với vị thể là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bn bán xe máy thì hàng tồn kho là một khoản mục quan trọng và chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng tài sản ngắn hạn.
Do đó, việc lập kế hoạch căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu thị trường xác định xem nên dự trữ hàng hóa ở mức độ nào cho phù hợp là điều cần thiết. Việc này giúp tránh tình trạng dự trữ hàng hóa q lớn dẫn đến ứ đọng vốn, tăng các chi phí liên quan đến việc bảo quản vật tư, hàng hóa tồn kho… làm giảm hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, cũng không nên dự trữ q thấp, vì có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt, khó đảm bảo tính nhịp nhàng, liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để hạn chế và quản lý tốt hơn hàng tồn kho, công ty cần quan tâm đến những vấn đề sau:
- Dự đốn chính xác nhu cầu thị trường trong kỳ kinh doanh tới để có mức dự trữ hợp lý, tránh tình trạng bị ứ đọng vốn, gây lãng phí vốn.
- Cần có những biện pháp thúc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ đối với những hàng hóa tồn kho lâu ngày như áp dụng các chương trình khuyến mại, áp dụng phương thức thanh toán chậm.
- Cần quan tâm đến việc bốc dỡ, vận chuyển, xuất hàng bởi việc này có ảnh hưởng khơng nhỏ đến tốc độ lưu chuyển của hàng hóa. Do đó, khi thực hiện giao dịch mua bán thì hai bên mua bán cần có những thỏa thuận trong việc vận chuyển hàng hóa như: chịu chi phí vận chuyển; bốc dỡ nhằm tăng nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, tránh những chi phí thuê kho, lưu bãi không cần thiết.
- Đẩy mạnh công tác kiểm kê và đánh giá hàng tồn kho định kỳ hàng tháng, hàng quý để từ đó định mức dự trữ hợp lý, tránh tình trạng dự trữ vượt
quá định mức gây ứ đọng vốn.
- Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản hàng hóa. Cần áp dụng chế độ thưởng phạt tài chính để tránh tình trạng bị mất mát, hư hỏng, mất phẩm chất. Bên cạnh đó, cơng ty cũng cần thực hiện tốt việc mua bảo hiểm đối với vật tư hàng hóa, lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho. Biện pháp này giúp cho công ty chủ động thực hiện bảo toàn vốn lưu động.
3.2.1.2.2. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu
Có thể thấy, trong năm 2021, công tác thu hồi nợ của công ty không tốt khi các khoản phải thu tăng mạnh (tăng 75,74%) dẫn đến tốc độ luân chuyển đối với các khoản phải thu của công ty giảm mạnh (vòng quay thu hồi nợ giảm 16,22% tương ứng với kỳ thu hồi nợ bình quân tăng 32,04%). Như vậy, để nâng cao công tác thu hồi nợ, cơng ty cần:
Thứ nhất, tìm hiểu kỹ và sàng lọc các thông tin của khách hàng thường
xuyên giao dịch và những khách hàng tương lai. Dựa trên cơ sở đó phân loại khách hàng, lọc ra các khách hàng có uy tín trong việc thanh tốn và khơng cấp tín dụng cho các khách hàng có tình hình tài chính khơng lành mạnh. Khuyến khích hình thức thanh tốn trả ngay hoặc trả trước bằng việc cung cấp các ưu đãi chiết khấu và các dịch vụ bảo hành sửa chữa đi kèm khi khách hàng mua xe.
Thứ hai, với đặc tính sản phẩm hầu hết là xe máy và các linh kiện có giá trị cao thì cơng ty có thể áp dụng các chương trình mua xe trả góp để đảm bảo công ty vừa bán được hàng mà khách hàng cũng có thể mua xe mà khơng phải