cơng ty TNHH thương mại Vũ Hồng Lê
3.2.1. Các giải pháp tài chính
3.2.1.1. Giải pháp tăng cường cơng tác quản lý vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp gửi ở ngân hàng... Việc các doanh nghiệp dự trữ tiền trong kinh doanh là điều cần thiết để đảm bảo giao dịch kinh doanh hàng ngày; nắm bắt những cơ hội đầu tư hay dự trữ nhằm duy trì khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu khi có biến cố bất ngờ xảy ra. Tuy nhiên bản thân nó là loại tài sản không tự sinh lãi, do đó trong quản lý vốn bằng tiền thì việc tối thiểu hóa lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất.
Trong đó, tiền mặt là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong các loại tài sản. Doanh nghiệp phải có lượng tiền mặt dự trữ để hưởng chiết khấu thanh toán từ việc mua bán hàng hóa, tăng hệ số thanh tốn cho doanh nghiệp.
Có sẵn tiền cũng là điều kiện để doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội kinh doanh thuận lơi. Tuy nhiên, việc nắm giữ tiền mặt quá nhiều giảm khả năng sinh lời của tài sản.
Như đã phân tích ở chương 2, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty năm 2021 tăng mạnh so với năm trước (tăng từ 464 triệu đồng lên đến 994 triệu đồng với tốc độ tăng là 114,01%). Điều này cho thấy một mặt cơng ty có đủ khả năng ứng phó với các khoản nợ đến hạn, ứng phó với các tình huống khó lường trong kinh doanh hay có sự mạnh dạn hơn trong quyết định đầu tư; tuy nhiên, có thể thấy đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nên dễ xảy ra việc thất thoát hay sử dụng lãng phí. Chính vì vậy, trong những năm tới công ty cần xem xét lại mức dự trữ tiền mặt một cách hợp lý sao cho cơng ty vừa có khả năng thực hiện tốt hoạt động kinh doanh, đồng thời vẫn đáp ứng được lượng tiền mặt cần thiết để đảm bảo mọi hoạt động khác của công ty được diễn ra thuận lợi.
Để đạt được mức cân bằng về lượng vốn bằng tiền công ty nên sử dụng các biện pháp:
Tính tốn dự đốn nhu cầu vốn bằng tiền và thời gian vốn bằng tiền cần được tài trợ. Dù cho việc dự tốn chính xác là khó để thực hiện nhưng nếu dự tốn được tương đối chính xác nhu cầu tiền mặt thì cơng ty sẽ giới hạn được tối đa nhu cầu vốn phải vay mượn nếu bị thiếu tiền từ đó giúp giảm chi phí tiền lãi khi vay tới mức tối thiểu. Để làm được điều này, công ty cần phải làm tốt các công tác quan sát, nghiên cứu, làm rõ quy luật của việc thu chi.
Công ty cần rút ngắn chu kỳ vận động của tiền mặt càng nhiều càng tốt. Trên thực tế thì trong năm 2021 cơng tác thu hồi các khoản phải thu của công ty chưa được tốt, thậm chí cịn gia tăng vì thế để rút ngắn chu kỳ vận động của tiền mặt thì cơng ty nên:
- Kéo dài thời gian trả những khoản phải trả bằng việc trì hỗn thanh tốn (Ví dụ: Tận dụng sự chênh lệch thời gian của các khoản thu, chi hay chậm trả lương…);
- Nhanh chóng thu hồi tiền mặt để đưa tiền vào đầu tư, chi tiêu càng sớm càng tốt nhằm thu lại những khoản lợi nhuận tương ứng cho cơng ty (Ví dụ: Áp dụng các chính sách chiết khấu đối với những khoản nợ được thanh toán đúng hay trước hạn giúp tiền được đưa vào đầu tư nhanh chóng…);
- Dịch chuyển dần lượng tiền mặt tại công ty thành tiền gửi ngân hàng nhằm tăng nhanh tốc độ thanh toán khi giao dịch. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh thì việc chuyển đổi hình thức thanh tốn giữa nhà cung cấp và khách hàng từ tiền mặt sang chuyển khoản là một biện pháp phù hợp. Đây là hình thức thanh tốn nhanh, gọn, thuận tiện và an toàn cho các bên đồng thời cơng ty có thể dễ dàng nắm bắt được sự di chuyển luồng tiền.
Bên cạnh đó, cơng ty cần thường xuyên đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ đến hạn. Để chủ động trong thanh tốn cơng ty cần thực hiện tốt việc lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ, trên cơ sở đó có biện pháp thích ứng nhằm đảm bảo sự cân bằng thu chi vốn bằng tiền của doanh nghiệp và nâng cao khả năng sinh lời của số vốn tiền tệ nhàn rỗi.
3.2.1.2. Giải pháp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Những phân tích ở chương 2 cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Chi nhánh cơng ty TNHH thương mại Vũ Hồng Lê năm 2021 chậm hơn so với năm 2020. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của vốn. Do đó cần có những giải pháp để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
3.2.1.2.1. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Qua phân tích ở chương 2, hàng tồn kho của công ty năm 2021 sụt giảm 10,23% so với năm trước. Điều này cũng là để thích ứng với tình hình dịch
bệnh khi mà việc kinh doanh gặp khó khăn, giảm hàng tồn kho giúp giảm được một lượng vốn bị ứ đọng. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế hội nhập như hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty dẫn đến việc dự trữ hàng hóa là rất quan trọng. Và với vị thể là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán xe máy thì hàng tồn kho là một khoản mục quan trọng và chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng tài sản ngắn hạn.
Do đó, việc lập kế hoạch căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu thị trường xác định xem nên dự trữ hàng hóa ở mức độ nào cho phù hợp là điều cần thiết. Việc này giúp tránh tình trạng dự trữ hàng hóa q lớn dẫn đến ứ đọng vốn, tăng các chi phí liên quan đến việc bảo quản vật tư, hàng hóa tồn kho… làm giảm hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, cũng khơng nên dự trữ q thấp, vì có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt, khó đảm bảo tính nhịp nhàng, liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để hạn chế và quản lý tốt hơn hàng tồn kho, công ty cần quan tâm đến những vấn đề sau:
- Dự đốn chính xác nhu cầu thị trường trong kỳ kinh doanh tới để có mức dự trữ hợp lý, tránh tình trạng bị ứ đọng vốn, gây lãng phí vốn.
- Cần có những biện pháp thúc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ đối với những hàng hóa tồn kho lâu ngày như áp dụng các chương trình khuyến mại, áp dụng phương thức thanh toán chậm.
- Cần quan tâm đến việc bốc dỡ, vận chuyển, xuất hàng bởi việc này có ảnh hưởng khơng nhỏ đến tốc độ lưu chuyển của hàng hóa. Do đó, khi thực hiện giao dịch mua bán thì hai bên mua bán cần có những thỏa thuận trong việc vận chuyển hàng hóa như: chịu chi phí vận chuyển; bốc dỡ nhằm tăng nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, tránh những chi phí thuê kho, lưu bãi không cần thiết.
- Đẩy mạnh công tác kiểm kê và đánh giá hàng tồn kho định kỳ hàng tháng, hàng quý để từ đó định mức dự trữ hợp lý, tránh tình trạng dự trữ vượt
quá định mức gây ứ đọng vốn.
- Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản hàng hóa. Cần áp dụng chế độ thưởng phạt tài chính để tránh tình trạng bị mất mát, hư hỏng, mất phẩm chất. Bên cạnh đó, cơng ty cũng cần thực hiện tốt việc mua bảo hiểm đối với vật tư hàng hóa, lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho. Biện pháp này giúp cho công ty chủ động thực hiện bảo toàn vốn lưu động.
3.2.1.2.2. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu
Có thể thấy, trong năm 2021, cơng tác thu hồi nợ của công ty không tốt khi các khoản phải thu tăng mạnh (tăng 75,74%) dẫn đến tốc độ luân chuyển đối với các khoản phải thu của công ty giảm mạnh (vòng quay thu hồi nợ giảm 16,22% tương ứng với kỳ thu hồi nợ bình quân tăng 32,04%). Như vậy, để nâng cao công tác thu hồi nợ, công ty cần:
Thứ nhất, tìm hiểu kỹ và sàng lọc các thơng tin của khách hàng thường
xuyên giao dịch và những khách hàng tương lai. Dựa trên cơ sở đó phân loại khách hàng, lọc ra các khách hàng có uy tín trong việc thanh tốn và khơng cấp tín dụng cho các khách hàng có tình hình tài chính khơng lành mạnh. Khuyến khích hình thức thanh tốn trả ngay hoặc trả trước bằng việc cung cấp các ưu đãi chiết khấu và các dịch vụ bảo hành sửa chữa đi kèm khi khách hàng mua xe.
Thứ hai, với đặc tính sản phẩm hầu hết là xe máy và các linh kiện có giá trị cao thì cơng ty có thể áp dụng các chương trình mua xe trả góp để đảm bảo cơng ty vừa bán được hàng mà khách hàng cũng có thể mua xe mà khơng phải chi ra một lượng tiền lớn một lúc. Giải pháp này đã và đang được công ty áp dụng tuy nhiên cũng cần hoàn thiện hơn để đạt được hiệu quả cao hơn.
Thứ ba, đối với những khách hàng chưa thanh toán các khoản nợ khi đến
hạn hoặc cố tình khơng chịu trả nợ thì cơng ty có thể tìm bên thứ ba trung gian chuyên về giải quyết nợ như các công ty thu hồi nợ hoặc luật sư chuyên
giải quyết cơng nợ để đàm phán giúp thu hồi nợ. Ngồi ra, công ty cũng cần phải quy định chặt chẽ hơn về thời hạn thanh tốn, hình thức xử lý khi khách hàng vi phạm thời gian thanh toán ở từng thời điểm cụ thể bằng hợp đồng hoặc các văn bản pháp luật.
Thứ tư, cơng ty nên có những biện pháp quản lý và theo dõi chi tiết các
khoản nợ để tránh hiện tượng khách hàng trả chậm cũng như có kế hoạch trích lập dự phịng hợp lý.
3.2.1.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xe máy khá đặc thù nên vốn cố định chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của cơng ty. Như đã phân tích ở chương 2, tỷ trọng vốn cố định năm 2021 giảm so với năm 2020 cho thấy công ty sử dụng vốn cố định chưa hiệu quả. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Cơng ty cần có kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản cố định theo từng năm, theo từng loại tài sản mà công ty đang sử dụng. Phải nắm rõ nguồn gốc, giá trị của từng loại tài sản cố định mới mua vào hay đang sử dụng để từ đó tính tốn khấu hao một cách hợp lý.
Cần theo dõi tình hình sử dụng tài sản cố định thường xuyên, định kỳ tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng… để nắm bắt được những vấn đề trong quá trình sử dụng như: bị hỏng, các thiết bị lạc hậu hay các thiết bị không sử dụng tới… Từ đó, có những biện pháp xử lý kịp thời (sửa chữa, thay mới hoặc thanh lý) nhằm đảm bảo tài sản cố định hoạt động hiệu quả và đúng mục đích.
Theo dõi những thay đổi về cơng nghệ của các máy móc sửa chữa, sản phẩm chạy thử như cơng suất hoạt động, mẫu mã, sự tương thích giữa trình độ lao động và trình độ hiện đại hóa của máy móc để có những quyết định đầu tư
đúng đắn vào tài sản cố định. Đồng thời, cần lưu ý đến công tác đào tạo nhân viên để giúp nhân viên thích ứng với những máy móc cơng nghệ mới.
Công ty cần nâng cao công tác quản lý tài sản cố định. Cụ thể, nên có những quy định chặt chẽ hơn trong việc xử lý các đối tượng gây hư hại đối với các tài sản cố định của cơng ty nhằm nâng cao trách nhiệm của tồn thể cán bộ nhân viên đối với việc bảo quản tài sản cố định. Ngồi ra, cần có những biện pháp phịng ngừa rủi ro để bảo tồn vốn đối với những tài sản cố định có giá trị lớn và có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của cơng ty như: mua bảo hiểm đề phịng rủi ro, cháy nổ…)
3.2.1.5. Giải pháp tăng doanh thu
Trong thời điểm nền kinh tế có nhiều biến động do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19, chi nhánh cơng ty TNHH thương mại Vũ Hồng Lê đã và đang gặp phải khơng ít những khó khăn trong việc tăng doanh thu. Ngồi ra, hiện nay thị trường xe máy đã bão hịa và đã rơi vào tình trạng “cung vượt cầu”. Người Việt hiện nay khơng phải là chán đi xe máy mà chỉ đơn giản là họ đã có xe và tuổi thọ của xe máy khá dài do đó khơng có nhu cầu mua xe mới. Đứng trước tình trạng khó khăn này, cơng ty cần:
- Công ty cần quan tâm và tập trung khảo sát và tìm hiểu về các đối tượng khách hàng để tìm ra phân khúc khách hàng có nhu cầu mua xe cao nhất để đưa ra các kế hoạch tiêu thụ phù hợp với từng phân khúc khách hàng. Mặt khác tìm kiếm thêm những đối tượng khách hàng ở ngoài địa bàn thành phố bằng cách triển khai hồn thiện cơng tác bán hàng trên các nên tảng trực tuyến và song song là việc vận hành dịch vụ giao xe tận nhà.
- Đầu tư nhập thêm những mặt hàng xe mới của hãng để đa dạng hơn về mẫu mã đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Tăng cường marketing, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của công ty trên các nền tảng số để tìm kiếm thêm nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, vẫn duy trì
mối quan hệ với các khách hàng thân quen bằng các chính sách ưu đãi của các dịch vụ chăm sóc xe, ưu đãi khi mua xe,…
3.2.1.6. Giải pháp quản lý chi phí
Qua đánh giá về tình hình tài chính của cơng ty ở chương 2, có thể thấy trong năm 2021 công ty đã tiết kiệm được khá nhiều chi phí quản lý. Tuy nhiên vẫn có phát sinh thêm các chi phí khác. Chính vì vậy, cần có những biện pháp cụ thể để cải thiện hơn nữa công tác quản lý chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận, đem lại hiệu quả kinh doanh cho cơng ty.
- Để có thể giảm bớt các chi phí phát sinh trong q trình bán hàng cũng như trong q trình quản lý, cơng ty cần phải có kế hoạch giám sát, hạch tốn các khoản chi phí một cách chặt chẽ, đặc biệt là các khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn. Phải thực hiện chế độ tiết kiệm, hiệu quả kinh tế ở mọi nơi, mọi lúc trong tất cả các khâu, các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh.
- Thơng qua tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn 2020-2021, ta thấy lượng hàng dự trữ của công ty là khá lớn, điều này làm tăng những khoản chi phí liên quan đến việc bảo quản, dự trữ sản phẩm hàng hóa của cơng ty. Do đó, cơng ty cần xác định được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm kỳ kế hoạch dựa trên mức tiêu thụ sản phẩm kỳ báo cáo, xu hướng, thị hiếu và sở thích cửa người tiêu dùng để từ đó xây dựng kế hoạch dự trữ ở mức hợp lý, tránh tình trạng ứ đọng hàng hóa, làm phát sinh những khoản chi phí khơng cần thiết.
3.2.2. Các giải pháp phi tài chính
Bên cạnh các giải pháp chủ yếu như trên, cơng ty cịn có thể thực hiện một số giải pháp sau để để cải thiện tình hình tài chính:
Về công tác điều hành, quản lý đội ngũ nhân viên:
Ngày nay, khi nền kinh tế đang ngày một phát triển thì con người là một nhân tố có vai trị rất quan trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là nhân tố đầu vào không thể thiếu của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Mặt khác,