2.2. Khái qt tình hình tài chính Chi nhánh Công ty TNHH thương mại Vũ
2.2.2. Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh Công ty TNHH thương mại Vũ
Hồng Lê
Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của cơng ty giai đoạn 2020-2021
Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) C. NỢ PHẢI TRẢ 102.207 96,26 82.738 95,70 19.469 0,56 23,53 I. Nợ ngắn hạn 102.207 100 82.738 100 19.469 0 23,53 1. Phải trả người bán 1.890 1,85 3.135 3,79 -1.245 -1,94 -39,71 5. Phải trả khác 100.317 98,15 79.603 96,21 20.714 1,94 26,02 D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 3.973 3,74 3.721 4,30 252 -0,56 6,77 1. Vốn góp của chủ sở hữu 400 10,07 400 10,75 0 -0,68 0 7. Lợi nhuận sau
thuế chưa phân phối
3.573 89,93 3.321 89,25 252 0,68 7,59
TỔNG CỘNG
NGUỒN VỐN 106.180 100 86.459 100 19.721 0 22,81
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh cơng ty TNHH thương mại Vũ Hồng Lê năm 2020-2021)
Khái quát:
Nhìn vào bảng trên có thể thấy, tổng nguồn vốn của Chi nhánh cơng ty TNHH thương mại Vũ Hoàng Lê tại thời điểm cuối năm 2021 là 106.180 triệu đồng, đã tăng so với đầu năm là 19.721 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 22,81% về quy mô. Như vậy cho thấy quy mô vốn của công ty trong năm có sự mở rộng.
Chi tiết:
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty TNHH thương mại Vũ Hồng Lê năm 2020-2021)
Hình 2.5: Cơ cấu nguồn vốn
Về nợ phải trả:
Nợ phải trả của công ty năm 2021 tại thời điểm đầu năm là 82.738 triệu đồng, cuối năm là 102.207 triệu đồng. Như vậy, nợ phải trả của công ty đã tăng 19.469 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 23,53% về quy mô. Về cơ cấu, nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng trên 90% ở cả 2 năm và tăng 0,56% so với đầu năm. Nợ phải trả của cơng ty tồn bộ là nợ ngắn hạn, cụ thể như sau:
Phải trả người bán chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nợ ngắn và ở thời
điểm cuối năm 2021, khoản mục này giảm 1.245 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 39,71% so với đầu năm. Điều này cho thấy trong năm cơng ty đã thanh tốn bớt được các khoản nợ đối với các bên cung cấp.
Phải trả khác của công ty tăng lên về cả quy mô và cơ cấu. Đây cũng là
nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của nợ phải trả. Về quy mô, phải trả khác cuối năm 2021 là 100.317 triệu đồng, đã tăng so với đầu năm là 20.714 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 26,02%. Về cơ cấu, khoản mục này
95.04% 95.70% 96.26% 4.96% 4.30% 3.74% 92% 93% 94% 95% 96% 97% 98% 99% 100% Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ phải trả và tăng 1,94% so với đầu năm. Nguyên nhân là do trong năm phát sinh thêm các khoản phải nộp theo lương (hơn 12 triệu đồng) và sự gia tăng của các khoản phải nộp khác (tăng 26,01%).
Vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu của công ty tại thời điểm cuối năm 2021 là 3.973 triệu đồng, tăng so với đầu năm là 252 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 6,77% về quy mô. Nhưng về cơ cấu, lại giảm 0,56% về tỷ trọng so với đầu năm. Cụ thể:
Vốn góp của chủ sở hữu trong năm khơng có sự thay đổi và ln ở mức
400 triệu đồng. Sự thay đổi của vốn chủ sở hữu là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty trong năm tăng thêm 252 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 7,59%. Điều này cho thấy trong năm công ty đang chú trọng đến việc đầu tư thông qua lợi nhuận giữ lại. Đây là cơ sở để nâng cao năng lực kinh doanh cho cơng ty giúp cơng ty duy trì được kết quả hoạt động kinh doanh.
Như vậy, qua phân tích trên ta có thể thấy tình hình nguồn vốn của Chi
nhánh Công ty TNHH thương mại Vũ Hoàng Lê năm 2021 thay đổi theo hướng tiếp tục tập trung huy động nguồn vốn bên ngoài là chủ yếu nhưng cũng tăng dần khả năng tự chủ tài chính và huy động vốn từ nguồn vốn bên trong. Tuy nhiên tỷ trọng của vốn chủ sở hữu là khá thấp trong tổng nguồn vốn và cịn giảm so với đầu năm cho thấy cơng ty còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro tài chính. Do đó cơng ty cần có những chính sách huy động vốn hợp lý, quản lý tốt các khoản nợ để giảm bớt được áp lực thanh toán cũng như hạn chế được rủi ro tài chính có thể xảy ra.