Bối cảnh kinh tế xã hội trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại vũ hoàng lê (Trang 104 - 109)

3.1. Định hướng phát triển của công ty

3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội trong và ngoài nước

Bối cảnh quốc tế:

Kinh tế thế giới vẫn duy trì đà hồi phục, các hoạt động sản xuất được đẩy mạnh, chuỗi cung ứng toàn cầu bắt đầu được khơi thông. Với sự phủ khắp của vaccine và những nỗ lực đến từ chính phủ các nước thơng qua chính sách tài khóa và tiền tệ đã giúp các hoạt động kinh tế có thể quay trở lại nhịp vận động ban đầu.

Tuy nhiên tái bùng phát đại dịch do biến thể Omicron có thể áp đảo các hệ thống y tế và dẫn tới các biện pháp kiểm soát đại dịch bổ sung trên tồn cầu. Đại dịch có thể tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn nguồn cung, làm tăng lạm phát, gia tăng áp lực thắt chặt hơn chính sách tiền tệ ở nhiều nền kinh tế. Nếu nới lỏng các biện pháp kiếm sốt thì có thể thúc đẩy thương mại trong những tháng tới, tuy nhiên các biến thể trong tương lai của đại dịch Covid-19 tiếp tục tiềm ẩn những rủi ro đối với hoạt động kinh tế và thương mại.

Xung đột giữa Nga và U-crai-na đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn ảnh hưởng đến hàng triệu người và là một cú sốc ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng toàn cầu. Các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga làm dấy lên nỗi lo về một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Giá các loại hàng hóa trên thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu thơ, khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng tăng mạnh nhất kể từ năm 2011, tạo áp lực lớn đến lạm phát tồn cầu.

(Nguồn: https://vn.tradingview.com/chart/lz2bnG2R/)

Hình 3.1: Biểu đồ giá dầu thơ thế giới qua các năm gần đây

Cụ thể, giá dầu thế giới đã đồng loạt tăng sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu và các nguồn năng lượng khác của Nga. Theo đánh giá của bộ phận nghiên cứu thuộc ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ), các lệnh trừng phạt đối với Nga có thể gây ra sự sụt giảm lớn nguồn cung dầu trên thế giới và điều này sẽ vẽ lại bản đồ năng lượng toàn cầu. Đây cũng là ngun nhân tạo ra khơng ít khó khăn cho lĩnh vực giao thông vận tải trên thế giới.

Hiện nay xe điện đã và đang trở thành xu hướng tất yếu của không chỉ riêng các nước Châu Âu mà là trên tồn thế giới. Các chính phủ chủ trương loại bỏ xe ICE và công nghệ xe điện sẽ được cải thiện, phổ biến hơn. Châu Âu đặt mục tiêu trung hòa carbon vào giữa thế kỷ này, trong đó đến năm 2035 sẽ khơng cịn bán xe có ống xả khí thải. Do đó, các loại hình phương tiện vận tải bằng công nghệ điện lần lượt được cho ra đời và ngày càng được ưa chuộng.

Theo một nghiên cứu công bố tháng 1-2021 của Tổ chức tư vấn Element Energy thực hiện trên 14.000 người tại 7 quốc gia Châu Âu (chiếm 80% số lượng đăng ký xe hơi mới ở châu Âu), cho thấy có đến 70% trong số họ đang sở hữu hoặc có ý định mua xe điện.

Tại Châu Âu, theo dữ liệu của Hãng Jato Dynamics, số xe điện bán ra trong tháng 11-2021 chiếm đến 26%, tương đương cứ 4 xe bán ra lại có 1 xe điện. Như vậy, xe điện trở thành loại xe bán chạy thứ hai tại châu lục này, trong khi xe chạy diesel giảm còn 18%.

Ở khu vực Tây Âu, gồm các thị trường lớn như Đức, Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, theo tổ chức nghiên cứu Schmidt Automotive ước tính số xe điện bán ra năm 2021 là 1,14 triệu xe, chiếm khoảng 10% thị phần và gấp đơi năm trước đó (năm 2020 là 750.000 chiếc).

Xu hướng xe điện được thể hiện rất rõ trong Triển lãm điện tử tiêu dùng (CES) 2022 vừa diễn ra tại Las Vegas (Mỹ) khi nhiều hãng trình làng hàng loạt tiện ích và cơng nghệ trên xe điện, trong đó có những mẫu xe có thể chạy đến 1.000km mỗi lần sạc.

Bối cảnh trong nước:

Kinh tế – xã hội của nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục duy trì đà hồi phục, các hoạt động sản xuất được đẩy mạnh, chuỗi cung ứng tồn cầu dần được khơi thơng. Với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế để không lỡ nhịp với đà phục hồi của kinh tế thế giới, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình và đã phát huy tác động, hiệu quả, tạo động lực khôi phục và phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Do đó, trong ba tháng đầu năm 2022, kinh tế xã hội nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Kinh tế nước ta có độ mở lớn, tham gia nhiều hiệp định thương mại đa phương và song phương, hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới; nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu cho sản xuất chiếm tỷ lệ cao. Do đó, khi mà sự thiếu hụt nguồn cung do đứt gãy chuỗi cung ứng tồn cầu vì đại dịch COVID-19 gây ra còn chưa được khắc phục thì cuộc khủng hoảng giữa Nga - U-crai-na càng làm ảnh hưởng nặng nề hơn tới nguồn cung nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất của Việt Nam và tác động trực tiếp đến lạm phát cũng như tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt kinh tế của các đối tác quan trọng với Việt Nam suy giảm sâu sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp khá mạnh đến đà phục hồi và phát triển kinh tế nước ta.

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)

Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2022

Tác động của cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine là một trong những nguyên nhân gây ra sự khan hiếm các mặt hàng cơ bản làm giá cả thị trường của các mặt hàng này bị đẩy lên cao. Xăng dầu là mặt hàng đầu tiên có thể thấy tác động rõ nét nhất, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Giá dầu tăng cao khiến lạm phát leo thang, Vinacapital dự đoán điều này khiến

T1 T2 T3 T4 % 1.94% 1.42% 2.41% 2.64% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% CPI %

lạm phát ở Việt Nam vào khoảng 3% tuy nhiên vẫn thấp hơn mức Chính phủ đã nêu mục tiêu lạm phát tối đa 4% cho năm 2022. Dù giá dầu tăng giúp Việt Nam thu thêm hơn 57% từ dầu thô vào ngân sách trong hai tháng đầu năm 2022 nhưng ngược lại, Việt Nam cũng phải mua xăng dầu với giá cao hơn do nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng khoảng 70-80% nhu cầu.

Giá xăng dầu tăng và có xu hướng tiếp tục tăng cao hơn nữa sẽ tác động trực tiếp tới lĩnh vực giao thông vận tải. Áp lực giá xăng dầu tăng cao khiến các doanh nghiệp kinh doanh vận tải buộc phải điều chỉnh giá cước để bù đắp chi phí. Ngành vận tải vẫn gặp nhiều khó khăn vì thị trường khách hàng chưa khơi phục hồn tồn nên khi đối diện với cơn “bão giá” xăng dầu tăng cao đã khiến cho nhiều doanh nghiệp vận tải lao đao đối diện với thua lỗ. Ngoài ra, đối với người dân Việt Nam, phương tiện di chuyển đại đa số là vận hành bằng xăng dầu như ô tơ xe máy thì sự gia tăng giá xăng dầu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đối với họ. Có thể thấy, thị trường xe vận hành bằng xăng dầu đang bị đe dọa bởi khơng chỉ yếu tố giá cả xăng dầu mà cịn bởi xu hướng sử dụng xe điện ngày một gia tăng. Đối với ngành xe điện thì đây chính là cơ hội vàng để phát triển.

Hiện nay, xe điện đang là xu hướng tất yếu của thế giới và Việt Nam cũng khơng đứng ngồi cuộc. Với dân số 100 triệu dân, Việt Nam hứa hẹn là thị trường xe điện đầy tiềm năng. Bên cạnh đó, Việt Nam có tiềm năng phát triển nguồn điện sạch rất lớn như điện gió, điện mặt trời là cơ sở quan trọng để thực hiện điện hóa. Trong khi Thái Lan, Indonesia đang chạy đua để thu hút đầu tư thì Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực có doanh nghiệp nội sản xuất thành công ô tơ điện, có cơ hội vượt lên dẫn trước để phát triển ngành xe điện. Ngoài những phương tiện cá nhân, Việt Nam cũng đã đưa vào sử dụng các phương tiện công cộng vận hành bằng điện năng như: Tàu cao tốc Cát Linh – Hà Đông; Xe bus điện của Vinfast… Đây cũng là một giải

pháp cho những đối tượng khơng đủ điều kiện tài chính để sở hữu xe điện khi mà giá của nó là khơng hề rẻ.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại vũ hoàng lê (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)