Các tiêu chí định tính

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ đối với DOANH NGHIỆP tại cục THUẾ TỈNH THANH hóa (Trang 30 - 32)

1.6. Các tiêu chí đánh giá kết quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế

1.6.1. Các tiêu chí định tính

1.6.1.1. Các hành vi vi phạm của NNT phát hiện qua thanh tra, kiểm tra

Tiêu chí này thể hiện khả năng phát hiện xử lý các hành vi, sai phạm của NNT được thanh tra, kiểm tra. Đồng thời thể hiện kết quả của cơng tác phân tích, đánh giá rủi ro để lựa chọn NNT khi lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra; kết quả thanh tra, kiểm tra phát hiện có sai phạm lớn, nghiêm trọng thì việc phân tích rủi ro là có hiệu quả và chính xác. Về lợi ích, NNT ln tìm cách để tối thiểu hóa số thuế phải nộp nên các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, phức tạp. Vì vậy, việc phát hiện xử lý các hành vi vi phạm thể hiện được chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra.

1.6.1.2. Mức độ tuân thủ các quyết định xử lý vi phạm, kết luận thanh tra, kiểm tra của NNT

Tiêu chí này được đánh giá dựa trên mức độ chấp hành các quyết định xử lý vi phạm, kết luận thanh tra, kiểm tra của NNT được thanh tra, kiểm tra trong năm; cho biết mức độ tuân thủ của NNT đối với các quyết định, kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế đến mức độ nào, có khiếu nại các quyết định, kết luận của cơ quan thuế hay khơng. Qua đó cũng có thể phân loại mức độ tuân thủ NNT theo các nhóm sau: nhóm từ chối, nhóm miễn cưỡng, nhóm chấp nhận, nhóm cam kết.

1.6.1.3. Xu hướng thay đổi các hành vi của NNT sau thanh tra, kiểm tra

Tiêu chí này phản ánh xu hướng thay đổi (tăng, giảm) các hành vi vi phạm sau thanh tra kiểm tra được đánh giá trên cơ sở số lượng và các lĩnh vực có hành vi vi phạm. Sự thay đổi các hành vi của người nộp thuế sau thanh tra, kiểm tra bên cạnh việc thể hiện mức độ tuân thủ của người nộp thuế còn thể hiện chính sách trong lĩnh vực đó cịn chưa rõ ràng, cịn có những “lỗ hổng” về pháp luật cần nghiên cứu điều chỉnh, sửa đổi bổ sung hoặc khả năng và mức độ

quản lý của cơ quan thuế trong lĩnh vực này cịn hạn chế, cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Một số hành vi vi phạm chủ yếu như vi phạm về hóa đơn, chứng từ; hạch tốn, xác định sai căn cứ tính thuế, thuế suất, ưu đãi, miễn giảm; hành vi chuyển giá thông qua các quan hệ giao dịch liên kết… CQT sử dụng tiêu chí xu hướng các hành vi vi phạm sau thanh tra, kiểm tra để phân loại, đánh giá hành vi sai phạm của NNT để tập trung chủ yếu về hành vi nào dẫn tới thiếu thuế, trốn thuế, gian lận thuế. Đồng thời, qua phân loại hành vi vi phạm có thể dự báo xu hướng của các hành vi sai phạm của NNT làm căn cứ xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tượng khi lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra, huy động nguồn lực để thanh tra kiểm tra trọng điểm NNT tập trung vào các hành vi sai phạm đó; có các kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên sâu theo chuyên đề, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, ngăn ngừa và cảnh báo đối với các trường hợp cố tình vi phạm, hạn chế sai phạm của NNT.

1.6.1.4. Sự thay đổi về mức độ tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT

Tiêu chí này thể hiện sự thay đổi về mức độ tuân thủ của người nộp thuế qua thanh tra, kiểm tra thuế. Đồng thời cho thấy được sự thay đổi “về chất” trong công tác quản lý của cơ quan thuế. Mục tiêu chính của cơ quan thuế là nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế, mức độ tuân thủ của người nộp thuế chuyển biến theo chiều hướng sẵn sàng và chấp nhận tăng lên, giảm số lượng không tuân thủ, chống đối, thể hiện chất lượng công tác quản lý nói chung và cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế đang thay đổi theo chiều hướng tốt.

Việc thay đổi ý thức tự tuân thủ của người nộp thuế thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn, nộp số thuế phải nộp đúng hạn, chấp hành đúng các quy định về hóa đơn, chứng từ, các quy định của pháp luật về kế toán, thuế,…

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ đối với DOANH NGHIỆP tại cục THUẾ TỈNH THANH hóa (Trang 30 - 32)