Công tác tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ đối với DOANH NGHIỆP tại cục THUẾ TỈNH THANH hóa (Trang 55 - 79)

2.3. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục

2.3.3. Công tác tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế

2.3.3.1. Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế

Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế luôn là công tác được Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng, nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của thơng tin trong HSKT của doanh nghiệp, từ đó đánh giá sự tuân thủ pháp luật của NNT. Thông qua việc so sánh thông tin về NNT qua các thời kỳ với nhau và các biến động của ngành để phân tích sự biến động trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Thực hiện theo quy trình kiểm tra thuế, các Phịng Kiểm tra – Thanh tra và các Chi cục Thuế thực hiện kiểm tra các HSKT thường xuyên theo kết quả phân tích rủi ro và kế hoạch kiểm tra đã phê duyệt từ năm trước. Các HSKT phải kiểm tra bao gồm tất cả HSKT của tổ chức gửi đến cơ quan thuế trừ: HSKT

của tổ chức kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp; HSKT nộp tiền thuế sử dụng đất khi được giao đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền th đất; thuế mơn bài; lệ phí trước bạ; phí và các loại lệ phí khác. Chẳng hạn như, HSKT theo năm gồm tờ khai quyết toán thuế TNDN, tờ khai quyết toán thuế TNCN, tờ khai quyết toán thuế tài nguyên,…; HSKT theo tháng/quý gồm tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN, tờ khai thuế tài nguyên,…; HSKT từng lần phát sinh gồm tờ khai thuế nhà thầu, tờ khai thuế TNCN từ đầu tư vốn…

 Các bước tiến hành kiểm tra HSKT tại trụ sở CQT:

(1) Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, thông tin phục vụ cho công tác kiểm tra, bao gồm: thông tin, tài liệu của DN tại thời điểm kiểm tra; thông tin, tài liệu lịch sử của DN; tổng hợp, xử lý thông tin (bằng các phần mềm, biểu mẫu) phục vụ cho công tác kiểm tra.

Thông tin về NNT phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế được thu thập từ CSDL tập trung toàn ngành thuế (Hệ thống quản lý thuế tập trung TMS) và từ nhiều nguồn khác nhau, được Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa cập nhật kịp thời hàng ngày. Đồng thời, việc ứng dụng tin học hiện đang được triển khai tương đối tốt nhằm phục vụ cho cơng tác hiện đại hóa tồn ngành Thuế. Do đó, việc thu thập thông tin NNT trong nội bộ ngành Thuế khá dễ dàng.

(2) Nhận diện rủi ro trên HSKT cần tập trung kiểm tra: Căn cứ hồ sơ, tài liệu đã tổng hợp được, xử lý, đồng thời sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, số liệu tính tốn để nhận dạng rủi ro phát sinh trên HSKT cần tập trung kiểm tra.

Ví dụ 2.1: Tại tờ khai thuế GTGT kỳ tính thuế tháng 9/2020 Cơng ty CP

đầu tư và xây dựng HUD4 có xuất hiện khai doanh thu hàng hóa bán ra khơng chịu thuế GTGT là 29.544.198.658 đồng, tổng doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ là 131.804.054.369 đồng. Tuy nhiên chỉ tiêu thuế GTGT hàng hóa

dịch vụ mua vào và số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này lại bằng nhau là 6.360.538.564 đồng. Qua đó, phát sinh rủi ro về mức độ tuân thủ kê khai thuế GTGT khi phát sinh doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra khơng chịu thuế GTGT và việc phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng.

(3) Xác định sai phạm chủ yếu trên HSKT: Dấu hiệu rủi ro là cơ sở để kiểm tra phát hiện các sai phạm trên HSKT. Từ dấu hiệu rủi ro cần tập trung kiểm tra các tài khoản, các nội dung kinh tế phát sinh có liên quan để kiểm tra xác định nội dung sai phạm cụ thể.

Ví dụ 2.2: Từ dấu hiệu rủi ro về mức độ tuân thủ kê khai thuế GTGT khi

phát sinh doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra khơng chịu thuế GTGT và việc phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng tại Công ty CP đầu tư và xây dựng HUD4 nêu ở Ví dụ 2.1 nhận thấy: sai phạm chủ yếu của DN có thể là kê khai sai doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra khơng chịu thuế GTGT hoặc khơng hạch tốn riêng thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ dùng riêng cho hoạt động sản xuất kinh doanh không chịu thuế; không phẩn bổ số thuế GTGT đầu vào dùng chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế GTGT.

Khi kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT, cán bộ kiểm tra thuế của các Phòng và các Đội thường vận dụng kiến thức về chế độ kế toán, cơ chế tài chính, pháp luật thuế và sử dụng các phương pháp cân đối, đối chiếu, so sánh, phân tích các nhân tố ảnh hưởng, phân tích tỷ suất, phân tích sự khác biệt giữa chế độ kế tốn và chính sách thuế để nhận dạng các dấu hiệu rủi ro, xác định các sai phạm chủ yếu trên HSKT.

Ví dụ 2.3: Kiểm tra xác định sai phạm về thuế GTGT đầu vào được khấu

trừ tại tờ khai thuế GTGT kỳ tính thuế tháng 9/2020 của Cơng ty CP đầu tư và xây dựng HUD4 như đã nêu ở Ví dụ 2.1 và 2.2 như sau:

GTGT của hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp bán ra trong kỳ.

+ Đối chiếu tổng doanh thu của hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ; doanh thu của hàng hóa dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT (trên tờ khai thuế GTGT) với chi tiết phát sinh Có TK 511, phát sinh Nợ TK 632, 641, 642 và hóa đơn mua vào, bán ra của doanh nghiệp (yêu cầu người nộp thuế cung cấp) để kiểm tra phát hiện trường hợp khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng riêng cho hoạt động sản xuất kinh doanh không chịu thuế GTGT và thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế và khơng chịu thuế GTGT nhưng không phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu khơng phải kê khai tính nộp thuế GTGT khơng hạch tốn riêng được;

Qua kiểm tra đối chiếu Tổ kiểm tra đã phát hiện số thuế GTGT đầu vào dùng riêng cho hoạt động sản xuất kinh doanh không chịu thuế GTGT là: 390.800.600 đồng; số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế và khơng chịu thuế GTGT sau khi phân bổ theo tỷ lệ doanh thu là: 10.200.900 đồng. Từ đó, thơng báo u cầu NNT kê khai bổ sung, giảm số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ tại tờ khai thuế GTGT kỳ tính thuế tháng 9/2020 của cơng ty là: 401.001.500 đồng.

 Xử lý kết quả sau khi kiểm tra HSKT:

- Đối với các HSKT đầy đủ chỉ tiêu, đảm bảo tính hợp lý, chính xác của thơng tin, tài liệu, khơng có dấu hiệu sai phạm thì được chấp nhận và lưu lại.

- Đối với HSKT có số liệu phát hiện thấy chưa chính xác hoặc có những chỉ tiêu cần làm rõ liên quan đến số thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm…: Ra thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình bổ sung thơng tin tài

liệu đối với trường hợp không ghi chép hoặc phản hồi đầy đủ các chỉ tiêu trên HSKT, hoặc căn cứ xác định số thuế đã khai có nhiều nội dung nghi vấn. Trường hợp người nộp thuế trực tiếp đến cơ quan thuế giải trình hoặc bổ sung thơng tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế, cán bộ kiểm tra thuế phải lập biên bản làm việc.

Ví dụ 2.4:

+ Thơng báo về việc giải trình bổ sung thơng tin tài liệu của Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa tới Viện Quy Hoạch – Kiến Trúc Thanh Hóa (Phụ lục 5)

+ Cơng văn giải trình của Viện Quy Hoạch – Kiến Trúc Thanh Hóa về việc trả lời Cơng văn của Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa (Phụ lục 3)

Thực hiện điều chỉnh tăng hoặc giảm đối với HSKT thiếu hoặc thừa số thuế phải nộp mà NNT đã bổ sung được thông tin, tài liệu đầy đủ. Thực hiện ấn định thuế đối với các HSKT khai khơng đúng số thuế phải nộp và khơng giải trình, bổ sung thơng tin tài liệu được hoặc có giải trình, bổ sung thơng tin, tài liệu nhưng khơng chứng minh được số thuế đã khai là đúng.

Sau khi NNT đã giải trình hoặc bổ sung thơng tin, tài liệu:

+ Trường hợp NNT đã giải trình hoặc bổ sung thơng tin, tài liệu đầy đủ theo yêu cầu của CQT và chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì Văn bản giải trình, tài liệu bổ sung hoặc Biên bản làm việc (nếu làm việc trực tiếp) được chấp nhận và lưu lại cùng với HSKT.

+ Trường hợp NNT đã giải trình hoặc bổ sung thơng tin tài liệu mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung.

+ Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan thuế mà NNT khơng giải trình, bổ sung thơng tin tài liệu, hoặc khơng khai bổ sung HSKT, hoặc giải trình, khai bổ sung HSKT nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì CQT ra quyết định ấn định số thuế phải nộp hoặc quyết định

kiểm tra tại trụ sở NNT.

Số liệu chi tiết về kết quả kiểm tra tại trụ sở CQT của Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2019 – 2021 được tổng hợp như sau:

BẢNG 2.6. KẾT QUẢ KIỂM TRA TẠI TRỤ SỞ CƠ QUAN THUẾ GIAI ĐOẠN 2019 - 2021

Năm

Kết quả kiểm tra HSKT Số thuế xử lý (triệu đồng)

Tổng số HS đã kiểm tra Trong đó Điều chỉnh tăng Ấn định Giảm khấu trừ Giảm lỗ Số HS điều chỉnh Số HS chuyển kiểm tra tại trụ sở NNT

2019 13.350 1.574 575 52.050,5 241,7 38.249,5 42.232,6

2020 13.398 2.357 263 137.911 23.827 59.847

2021 13.609 2.502 98 34.020 28.718 68.659

Tổng 40.357 6.433 936 223.981,5 241,7 90.794,5 170.738,6

(Nguồn: Phòng Thanh tra – Kiểm tra 1, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa)

Bảng số liệu trên cho thấy, trong giai đoạn 2019 – 2021, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện cơng các kiểm tra HSKT tại trụ sở CQT theo đúng quy định. Tổng số lượng HSKT đã kiểm tra là 40.357 hồ sơ, trong đó, số hồ sơ được chấp nhận là 33.924 hồ sơ.

Năm 2019, số thuế ấn định là 241,7 triệu đồng. Năm 2020, 2021 khơng có hồ sơ nào bị ấn định thuế sau kiểm tra HSKT tại trụ sở cơ quan thuế. Điều này chứng tỏ thơng qua q trình trao đổi thông tin, tài liệu của cán bộ kiểm tra với người nộp thuế đã nâng cao nhận thức của NNT trong hạch toán kế toán và kê khai, nộp thuế.

Trong 3 năm qua, các HSKT có dấu hiệu rủi ro về thuế đã được lập thông báo yêu cầu đơn vị cung cấp hồ sơ giải trình. Qua công tác kiểm tra HSKT tại trụ sở CQT đã rà soát, phát hiện ra 936 hồ sơ khai thuế có nghi vấn về thuế và

chuyển sang kiểm tra tại trụ sở NNT.

Như vậy, công tác kiểm tra tại trụ sở CQT của Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã được thực hiện theo đúng quy trình kiểm tra, có sử dụng những kỹ năng phân tích thơng tin và các tỷ suất để phân tích và đánh giá các dữ liệu NNT, qua đó kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các hành vi vi phạm về thuế của NNT, góp phần tăng thu cho NSNN. Thơng qua kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế đã phát hiện số tiền thuế phải nộp vào NSNN tăng 223.981,5 triệu đồng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cơng tác kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế còn một số tồn tại cần khắc phục:

- Chất lượng kiểm tra giám sát ở một số đơn vị chưa cao, chưa thể hiện được vai trò giám sát kê khai thuế của CQT để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vi phạm sai sót trong kê khai thuế. Số hồ sơ có sai sót, vi phạm được phát hiện phải điều chỉnh qua kiểm tra còn thấp.

- Cán bộ, đơn vị giám sát khơng có nhiều thơng tin về DN dẫn đến khơng nắm bắt về tình trạng hoạt động, loại hình ngành nghề kinh doanh chính của DN nên chưa đánh giá sát mức độ rủi ro trong HSKT.

- Chưa yêu cầu hoặc yêu cầu giải trình chậm đối với DN có rủi ro cao; chưa đơn đốc quyết liệt hoặc xử lý đối với NNT cố tình chậm giải trình, khơng giải trình bổ sung thơng tin dẫn đến tồn đọng HSKT thuộc kế hoạch thanh tra kiểm tra năm sang năm tiếp theo.

2.3.3.2. Thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

Công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa được cải cách mạnh mẽ từ khâu lập kế hoạch, công tác chỉ đạo, điều hành đến triển khai thực hiện. Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế được chuẩn hóa, quy định đầy đủ, chi tiết và cụ thể trình tự các bước cơng việc, giúp cho cơng tác thanh tra, kiểm tra tiến hành theo một trình tự khoa học và hiệu quả.

và quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế (nếu có), Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa tiến hành cơng tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

Khi tiến hành triển khai công tác thanh tra, triển khai thuế tại trụ sở NNT cần thực hiện các công việc như sau:

Thứ nhất, yêu cầu NNT cung cấp thông tin trước khi tiến hành thanh tra,

kiểm tra tại trụ sở NNT.

Khi quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở NNT, công chức thuế cần phải thu thập nhiều thông tin chi tiết liên quan đến cuộc thanh tra, kiểm tra, liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra. Kinh nghiệm cho thấy càng nắm bắt nhiều thông tin, các thông tin càng cụ thể thì hiệu quả thanh tra, kiểm tra càng cao. Do vậy cần phải yêu cầu NNT cung cấp thông tin trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT.

Nội dung thông tin yêu cầu cung cấp: là những nội dung liên quan đến việc chấp hành chính sách thuế của người nộp thuế mà trong cơ sở dữ liệu tập trung tồn ngành thuế TMS khơng có, hoặc nếu có thể để đối chiếu, so sánh, cụ thể là:

+ Đặc điểm chung: ngày thành lập, giấy phép kinh doanh, tài khoản giao dịch, điều lệ công ty, các chi nhánh, cửa hàng,…

+ Về sản xuất, kinh doanh: nguồn cung cấp nguyên vật liệu, sản lượng sản xuất, giá thành, phế liệu thu hồi, mua bán hàng hóa, nguyên vật liệu qua kho hay khơng qua kho,…

Ví dụ 2.5: Cơng ty TNHH Lâm Thanh Hưng có ngành nghề kinh doanh

xuất khẩu dăm gỗ, hàng hóa mua vào dùng để xuất khẩu bao gồm mua thương mại và thu mua nguyên liệu trực tiếp từ các hộ dân được giao trồng rừng sau đó tổ chức sản xuất  rủi ro về nguồn gốc hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào liên quan đến thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và chi phí tính thuế TNDN.

+ Về lao động, quỹ lương: số lao động, hợp đồng lao động, quỹ lương, hình thức trả lương.

+ Về tiêu thụ: số lượng hàng bán, giá vốn, thị trường tiêu thụ, hình thức và cơ chế bán hàng; hàng bán bị trả lại, các biên bản ghi nhận việc trả lại hàng hóa, mất mát, hỏng…; thủ tục bán hàng, các quy định giám sát mang đi bán như giá cả, xuất hóa đơn,…

+ Về tổ chức hạch tốn kế tốn: hình thức tổ chức hạch tốn kế tốn, các loại sổ sách đã phản ánh; một số trình tự hạch tốn kế tốn chủ yếu như trình tự kế tốn theo dõi sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang, tính giá thánh; trình tự kế tốn xuất kho thành phẩm, hàng bán trả lại, giảm giá…; luân chuyển hóa đơn và trình tự hạch tốn kế tốn thuế GTGT, TNDN…; các biên bản kiểm kê sản phẩm, hàng hóa, vật tư…

+ Tình hình chấp hành nghĩa vụ với NSNN.

Qua việc thu thập các thông tin này, cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế có thể nắm bắt được những vấn đề chung, cũng như các đặc thù sản xuất kinh doanh liên quan tới việc chấp hành chính sách thuế. Quy mơ sản xuất kinh doanh, thị

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ đối với DOANH NGHIỆP tại cục THUẾ TỈNH THANH hóa (Trang 55 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)