Giải pháp về công tác chuyên môn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ đối với DOANH NGHIỆP tại cục THUẾ TỈNH THANH hóa (Trang 93 - 100)

3.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh

3.2.2. Giải pháp về công tác chuyên môn

3.2.2.1. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về người nộp thuế

Hệ thống CSDL về NNT là điều kiện cần thiết tối thiểu để vận hành các phần mềm phân tích rủi ro phục vụ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế; giúp cơ quan thuế hiểu biết toàn diện về NNT trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở NNT. Các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện cơ sở dữ liệu NNT tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa bao gồm:

- Thường xuyên cập nhật để cung cấp đầy đủ, chính xác các thơng tin cơ bản về NNT, như: Thơng tin về địa chỉ trụ sở, loại hình, ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, hình thức hạch tốn kế tốn, hình thức sở hữu vốn, lao động…; Thơng tin tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh; Thơng tin về tình hình kê khai, nộp thuế, nợ thuế; Thơng tin về vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật thuế nói riêng; CSDL về kết quả thanh tra, kiểm tra qua các năm; Thông tin về các giao dịch kinh tế và các giao dịch với các cơ quan nhà nước

của NNT; Thông tin khác liên quan đến NNT như ngân hàng, khách hàng, các cơ quan quản lý, các hiệp hội,…

- Chủ động thiết lập mạng thơng tin để thu thập, trao đổi và tích hợp thơng tin với các cơ quan nhà nước khác như:

+ Mạng thông tin trao đổi về số thuế đã nộp giữa Cơ quan Thuế và Kho bạc Nhà nước, thực hiện thống nhất thông tin về số thu trong ngành và quản lý số thuế đã nộp nhanh chóng, chính xác;

+ Mạng thơng tin trao đổi số thuế, số nợ giữa Cơ quan Thuế và Cơ quan Hải quan phục vụ quản lý số thu về xuất nhập khẩu, hỗ trợ việc làm, khấu trừ thuế GTGT tại khâu xuất khẩu và nhập khẩu;

+ Mạng thông tin trao đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư để kiểm sốt các đối tượng có đăng ký kinh doanh nhưng chưa đăng ký thuế để đưa vào diện quản lý thu thuế, đồng thời thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi giấy phép kinh doanh của các DN đã ngừng hoạt động, mất tích…

+ Mạng thông tin trao đổi với các ngành khác liên quan để đối chiếu với các chỉ tiêu kê khai của NNT, giúp nắm được đặc điểm và chỉ tiêu phát triển từng tích rủi ro trong cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế.

- Thu thập, xử lý, lưu trữ thơng tin dữ liệu trên hệ thống máy tính; nâng cấp và hoàn thiện phần mềm thu nhận, xử lý và lưu trữ thông tin NNT. Tổ chức phân quyền khai thác, sử dụng một cách hợp lý cho từng cấp quản lý và cho từng bộ phận chức năng.

3.2.2.2. Hoàn thiện phương pháp và kỹ năng thanh tra, kiểm tra cho công chức thanh tra, kiểm tra thuế

Phương pháp và kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế có vai trị hết sức quan trọng trong cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế. Việc hồn thiện phương pháp và kỹ năng thanh tra, kiểm tra cho công chức thanh tra, kiểm tra thuế giúp toàn

ngành Thuế lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra tương đối phù hợp, tỷ lệ số DN có xử lý truy thu qua thanh tra, kiểm tra so với số DN được thanh kiểm tra đạt khá cao, giảm bớt tình trạng thanh tra, kiểm tra tràn lan gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Để tiếp tục hoàn thiện các phương pháp và kỹ năng thanh tra, kiểm tra cho công chức thanh tra, kiểm tra thuế trong thời gian tới, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Thường xuyên tổ chức tập huấn, cập nhật các nội dung đổi mới chính sách pháp luật, các quy định mới về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế, các quy định mới về xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

- Lập sổ tay thanh tra, kiểm tra thuế.

- Phổ biến một số phương pháp và kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm:

+ Đối với DN vi phạm về đăng ký thuế, nộp thuế: Phương pháp thanh tra, kiểm tra là thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp để nắm danh sách DN mới thành lập. Phối hợp với cơ quan pháp luật như Viện kiểm sát, Cơng an để tăng cường kiểm sốt hoạt động của các DN mới được thành lập đồng thời kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế (như đăng ký thuế, trốn lậu thuế…)

+ Đối với DN khơng chấp hành chế độ hóa đơn, vi phạm chế độ hạch toán kế tốn: Thơng qua tài sản của DN ở ngân hàng để xác minh doanh số từ đó xác định nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, việc cơ quan thuế thâm nhập vào các NHTM để kiểm tra số lượng tiền vào, tiền ra làm căn cứ để xác định nghĩa vụ thuế của các DN (khơng chấp hành đầy đủ chế độ hóa đơn, chế độ kế tốn) cịn gặp nhiều khó khăn, các ngân hàng chưa thực sự tạo điều kiện cho CQT kiểm tra xác định. Do vậy, nhà nước cần hoàn thiện những văn bản pháp luật trong lĩnh vực này để vừa đảm bảo quyền giữ bí mật kinh doanh của DN, vừa đảm bảo quyền

thanh tra, kiểm tra phát hiện gian lận của cơ quan thuế.

+ Đối với thanh tra, kiểm tra thuế TNDN có gian lận hoặc vi phạm: Cơ quan thuế có thể đề xuất xây dựng tỷ lệ lãi của doanh nghiệp trên cơ sở điều tra khảo sát các doanh nghiệp khác sản xuất kinh doanh cùng lĩnh vực, ngành nghề, quy mơ tương tự nhưng có mở sổ sách đúng quy định, lấy đó là căn cứ để xác định số thuế phải nộp.

+ Đối với DN tìm kẽ hở của luật để trốn thuế: Phương pháp thanh tra, kiểm tra là nắm bắt từng mặt hàng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời điểm phát sinh doanh số từng loại hóa đơn, đối chiếu với luật thuế quy định để tính toán xác định số thuế phải nộp.

+ Đối với DN dây dưa chậm nộp thuế, chiếm dụng vốn NSNN: Phương pháp thanh tra, kiểm tra là xác định số thuế phát sinh đúng thời kỳ, thông báo thuế phải nộp kịp thời hoàn tất hồ sơ xử lý vi phạm về chậm nộp thuế một cách nghiêm minh, phối hợp với các cơ quan Công an, Viện kiểm sát để đảm bảo cho việc nộp thuế đúng thời gian quy định.

+ Đối với DN sử dụng các biện pháp gian lận kế toán để trốn thuế, giảm thuế thì phương pháp thanh tra, kiểm tra là:

 Kiểm tra vật tư hàng hóa mua: Thơng qua các hợp đồng mua hàng để xác định giá cả, chi phí mua vật tư, đối chiếu sổ kho với sổ kế tốn, kiểm tra cơng nợ của doanh nghiệp phải trả người bán.

 Kiểm tra vật tư hàng hóa sử dụng vào sản xuất hoặc xuất bán: Kiểm tra giữa hiện vật và giá trị của vật tư xuất vào sản xuất, hàng hóa vật tư tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ xem có phù hợp khơng.

 Kiểm tra các chi phí sản xuất khác và chi phí giá thành sản xuất: Kiểm tra các khoản chi tiền mặt, chi bằng tiền gửi ngân hàng xem có đúng quy định, đúng nguồn hay khơng.

trước, có thể kiểm kê thực tế về số lượng tồn kho từ đó xác định được giá trị hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.

 Kiểm tra chi phí quản lý doanh nghiệp: Kiểm tra các chứng từ gốc, phiếu chi, lệnh chi xem có hợp lý hợp pháp khơng, các số liệu ghi có chính xác khơng, chú ý các khoản chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí bằng tiền khác cần thiết phải đi đối chiếu xác minh. Kiểm tra các khoản dự phịng xem có đúng quy định khơng.

 Kiểm tra chi phí bán hàng: Tương tự kiểm tra đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, nghĩa là kiểm tra xác minh các chứng từ chi, lệnh chi để tìm ra những điều vi phạm.

 Kiểm tra chi phí hoạt động khác: Đó là khâu chi phí thanh lý tài sản, tiền phạt hợp đồng, phạt do vi phạm thuế, các khoản chi phí do kế toán nhầm lẫn… Đối với các khoản chi này cần bóc tách rõ từng khoản chi, khoản nào đúng chế độ quy định, khoản nào sai, khoản nào chi bất thường (cao quá hoặc thấp quá). Đối chiếu số liệu phát sinh của DN đối với các đơn vị có quan hệ tài chính từ đó phát hiện ra các khoản chi sai. Đặc biệt quan tâm đến các khoản phát sinh ở cuối niên độ kế toán trước và đầu niên độ kế toán sau, để xác định thời gian phát sinh chi phí, tránh hiện tượng chuyển chi phí sang năm sau vì động cơ cục bộ của đơn vị.

 Kiểm tra các khoản thu nhập khác: Đối với hoạt động của một DN thì ngồi doanh thu bán hàng, DN cịn có các khoản thu khác, thu hùn vốn kinh doanh, thu đầu tư chứng khoán, thu giảm giá và các khoản thu tài chính khác. Do đó, thanh tra, kiểm tra thuế phải xác định việc sử dụng các nguồn vốn kinh doanh, biên bản góp vốn kinh doanh, đầu tư chứng khốn, cho th tài sản… để xác định số thu về đầu tư tài chính, cần thiết phải tiến hành đối chiếu, xác minh. Đối với các khoản thu nhập bất thường thanh tra viên cần kiểm tra đối chiếu các biên bản nghiệm thu, biên bản thanh lý, biên bản kiểm kê, biên bản

vi phạm hợp đồng, đặc biệt là các biên bản của hội đồng xử lý.

3.2.2.3. Tăng cường giám sát việc thực hiện quy trình thanh tra, kiểm tra

Giám sát việc thực hiện quy trình thanh tra, kiểm tra là một công tác được thực hiện thường xuyên, liên tục bên cạnh hoạt động của các Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế. Để tăng cường giám sát việc thực hiện quy trình thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở NNT, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Cần chuẩn hóa trình tự các bước thanh tra và hệ thống các biểu mẫu theo quy trình thanh tra, kiểm tra để đảm bảo công chức thực hiện đúng và đầy đủ trình tự cơng tác thanh tra, kiểm tra; giám sát việc thực hiện các nguyên tắc và phương pháp làm việc trong thanh tra, kiểm tra.

- Quan tâm hơn nữa công tác giám sát xử lý sau thanh tra, kiểm tra để tạo điều kiện thuận lợi cho NNT trong việc thực hiện kiến nghị với cơ quan thuế. Hướng dẫn NNT thực hiện kiến nghị sau thanh tra, khắc phục hoặc thực hiện các công việc cần thiết khác phát sinh sau thanh tra, tập trung đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế sau thanh tra.

- Yêu cầu các Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra phải phân công nhiệm vụ cho các thành viên cụ thể, thể hiện rõ ràng trong biên bản phân công nhiệm vụ. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra nếu phát sinh các vấn đề vướng mắc, các Đoàn thanh tra phải báo cáo kịp thời về lãnh đạo bộ phận thanh tra.

- Triển khai có hiệu quả phần mềm nhật ký điện tử cho đoàn thanh tra, kiểm tra để theo dõi, đảm bảo quy trình thanh tra, kiểm tra được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác, đồng thời nắm bắt kịp thời những khó khăn vướng mắc của đoàn. Phần mềm nhật ký điện tử được chia làm 3 phần chức năng dành cho 3 đối tượng tham gia trong quá trình thanh tra:

+ Thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra cập nhật các kết quả công việc theo từng ngày (bao gồm các công việc đã tiến hành, cơng việc đã hồn thành, cơng

việc đang tiến hành), nhập các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị và báo cáo kết quả theo từng ngày.

+ Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra cập nhật đề cương và kế hoạch chi tiết cuộc thanh tra, kiểm tra; nhập phân công công việc chi tiết cho các thành viên đồn (bao gồm danh mục cơng việc, thời gian cần hoàn thành, kết quả cần đạt được…), xem tiến độ công việc của các thành viên trong đồn, xem các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của các thành viên đồn.

+ Lãnh đạo Cục Thuế có thể giám sát được cơng việc thanh tra một cách thường xuyên và liên tục. Mọi hoạt động của đoàn thanh tra sẽ được báo cáo trên phần mềm, từ đó lãnh đạo Cục Thuế sẽ có sự điều chỉnh và xử lý phù hợp những tình huống phát sinh; đơn đốc trưởng đồn thanh tra hồn thành cơng việc đúng đề cương, đúng thời gian được duyệt. Nhật ký thanh tra thực hiện khóa sổ hàng ngày để đảm bảo việc nhập thông tin được kịp thời.

3.2.2.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên đề

Dựa vào tình hình tài chính, thực tế sản xuất kinh doanh… công chức thanh tra, kiểm tra thuế tập trung vào những sắc thuế, những biểu hiện gian lận để tập trung khai thác thơng tin từ đó sớm đưa ra được những kết luận về việc những kẽ hở mà DN lợi dụng để gian lận thuế. Thêm vào đó cần phải xác định từ đầu những loại hóa đơn, chứng từ, thời gian,… từ đó cơng chức thuế mới có thể tập trung đúng và trúng những vấn đề cần thiết phải thanh tra, kiểm tra.

3.2.2.5. Tăng cường kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế bằng việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại.

Tăng cường công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế theo phương thức quản lý rủi ro để tạo thuận lợi cho NNT. Đối với HSKT theo tháng, quý phải thực hiện kiểm tra 100% HSKT, áp dụng CNTT để đánh giá mức độ rủi ro của HSKT. Đối với HSKT quyết toán năm, Cục Thuế phải tập trung kiểm tra HSKT quyết toán năm liền kề. Áp dụng bộ tiêu chí tĩnh và bổ sung tiêu chí động về

đánh giá tình hình biến động các chỉ tiêu tài chính, tài sản, kết quả kinh doanh, hành vi phổ biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để đánh giá mức độ rủi ro cao, vừa, thấp để thực hiện kiểm tra.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ đối với DOANH NGHIỆP tại cục THUẾ TỈNH THANH hóa (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)