Giải pháp về con người

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ đối với DOANH NGHIỆP tại cục THUẾ TỈNH THANH hóa (Trang 91 - 93)

3.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh

3.2.1. Giải pháp về con người

Trong điều kiện số lượng DN trên địa bàn tỉnh ngày càng gia tăng, các hành vi vi phạm tinh vi, phức tạp thì cần thiết phải tăng cường lực lượng cơng chức thanh tra, kiểm tra cả về số lượng lẫn chất lượng. Đồng thời, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công chức thuế phải tiếp xúc với vật chất, rất dễ bị đồng tiền mua chuộc, do đó, kỹ năng chun mơn và đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế cần được nâng cao để đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc và phương pháp vận dụng trong thanh tra, kiểm tra thuế.

Thứ nhất, công tác thanh tra, kiểm tra sẽ không đạt được mục tiêu đề ra nếu thiếu cán bộ thanh tra, kiểm tra có năng lực.

Theo số liệu thống kê tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa, số lượng cơng chức thanh tra, kiểm tra tính đến thời điểm 31/12/2021 có tổng số là 249 người, chiếm 24,53% cơng chức tồn ngành, chưa đạt yêu cầu nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, kiểm tra (35% tổng số cán bộ công chức của đơn vị). Để đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra cho công tác thanh tra, kiểm tra, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa cần phải được tăng cường bổ sung để đạt số lượng 356 công chức thanh tra, kiểm tra trở lên (hiện nay đang thiếu 107 người).

Việc cơ cấu lại, bổ sung nguồn lực cho thanh tra, kiểm tra đồng thời phải đảm bảo về chất lượng, trình độ, năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng. Công chức thanh tra kiểm tra được bổ sung từ các vị trí cơng chức khác nhưng tối thiểu

thời gian làm việc trong ngành Thuế phải được 4 năm trở lên để có những hiểu biết cơ bản về cơng tác quản lý thuế nói chung, đã tốt nghiệp đại học khối kinh tế, các chuyên ngành về kế toán, kiểm toán, khi được luân phiên sang lĩnh vực thanh tra, kiểm tra phải được bồi dưỡng các kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra thuế, xử lý vi phạm về thuế.

Xây dựng mơ hình tiêu chuẩn về năng lực cán bộ, gồm: các bản mô tả về công việc, mô tả chức năng; các tài liệu giới thiệu đặc điểm, tính chất cơng việc của cán bộ có những kỹ năng liên quan tới nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra được giao. Qua đó, cho phép CQT đánh giá đúng đắn năng lực cán bộ để bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với năng lực sở trường, đồng thời làm căn cứ để quy hoạch, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ thuế giỏi về chun mơn, nghiệp vụ, có phẩm chất, năng lực hồn thành nhiệm vụ.

Thứ hai, về công tác đào tạo.

Xây dựng các chương trình đào tạo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để nâng cao năng lực cán bộ thanh tra, kiểm tra. Đặc biệt chú trọng đào tạo kỹ năng thanh tra chuyên sâu, bồi dưỡng kiến thức kế toán doanh nghiệp, kỹ năng tin học, nâng cao trình độ ngoại ngữ.

Định kỳ 02 năm/lần, tất cả các công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra đều phải kiểm tra, sát hạch kiến thức và kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế nhằm mục đích: nâng cao ý thức tự học, tự đào tạo của công chức thanh tra, kiểm tra từ đó nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng nghiệp vụ; đánh giá thực trạng trình độ của cán bộ thanh tra, kiểm tra, nắm bắt được những mặt còn hạn chế về năng lực chun mơn, kỹ năng để xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, sổ tay công tác thanh tra, kiểm tra. Qua đó, đánh giá đúng năng lực cơng chức để có kế hoạch sử dụng cơng chức, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ. Nếu cơng chức thanh tra, kiểm tra có kết quả sát hạch khơng đạt yêu cầu, không đáp ứng được u cầu cơng việc thì bố trí sang lĩnh vực cơng tác khác cho phù hợp

với năng lực, sở trường.

Nội dung sát hạch tập trung vào kiểm tra chính sách, pháp luật thuế; văn bản xử lý vi phạm hành chính; kỹ năng đọc, phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp…

Thứ ba, thực hiện nghiêm túc công tác luân phiên, luân chuyển. Hàng năm

thực hiện luân phiên khoảng 30% lượng công chức thanh tra, kiểm tra nhằm mục đích phát huy được sự đổi mới, sáng tạo của cán bộ thanh tra, kiểm tra, hạn chế sức ì làm việc theo đường mịn, nếp cũ khi ở lâu một vị trí cơng tác; chủ động phịng ngừa tiêu cực, tham nhũng; đồng thời xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên sâu, chuyên nghiệp. Luân phiên, luân chuyển giúp đạt được sự thay đổi nhân lực, tạo cơ hội phát triển và ngăn chặn sự gia tăng các mối quan hệ “không minh bạch” với NNT, phát triển lực lượng thanh tra, kiểm tra cả về số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ đối với DOANH NGHIỆP tại cục THUẾ TỈNH THANH hóa (Trang 91 - 93)