Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cơ quan

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ đối với DOANH NGHIỆP tại cục THUẾ TỈNH THANH hóa (Trang 35 - 39)

quan thuế cấp tỉnh

1.7.1. Nhóm nhân tố chủ quan

1.7.1.1. Cơng tác bố trí nhân sự làm cơng tác thanh tra, kiểm tra

Tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế có vai trị quyết định đến chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra. Việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lý sẽ phát huy được chức năng và vai trò của bộ phận thanh tra, kiểm tra trong công tác quản lý thuế. Nếu thiếu nguồn lực thanh tra, kiểm tra thì khơng thể đạt chất lượng cao do chậm phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm dẫn đến tình trạng trốn thuế, gian lận thuế tăng cao. Ngược lại, nếu bộ máy thanh tra, kiểm tra cồng kềnh sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực, trở thành gánh nặng cho cơng tác quản lý cũng như NSNN, đồng thời dễ xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra tràn lan, tiêu cực, nhũng nhiễu NNT.

1.7.1.2. Năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người đứng đầu cơ quan thuế

Người lãnh đạo có vai trị quan trọng trong mọi hệ thống quản lý, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý thuế với nhiều chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn thì tài năng, đạo đức và uy tín của người đứng đầu cơ quan thuế là nhân tố then chốt tác động trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của cơng tác quản lý thuế nói chung và cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng. Công tác thanh tra kiểm tra của cơ quan thuế cần được người đứng đầu cơ quan thuế chỉ đạo thường xuyên, đồng thời giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra nhằm theo dõi, nắm bắt việc chấp hành pháp luật, tuân thủ Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế, Quy trình thanh tra, kiểm tra, tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử của công chức thuế và ý thức kỷ luật của Trưởng đồn, Phó Trưởng đồn, thành viên Đồn thanh tra, kiểm tra; đồng thời, theo dõi tình hình thực hiện nhiệm vụ và triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế để kịp thời có

biện pháp chấn chỉnh, xử lý nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục đích, yêu cầu nội dung theo kế hoạch thanh tra, nội dung kiểm tra đã được phê duyệt để đảm bảo chất lượng và hiệu quả đối với công tác thanh tra, kiểm tra.

1.7.1.3. Năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chức thanh tra, kiểm tra thuế

Để phù hợp với yêu cầu quản lý thuế hiện đại, trình độ chun mơn của cơng chức thanh tra, kiểm tra thuế là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra. Công chức thanh tra, kiểm tra phải được đào tạo chuyên sâu, thường xuyên cập nhật kiến thức mới, có hiểu biết sâu rộng về kế toán, thuế và kỹ năng thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, vẫn còn hiện tượng DN hối lộ cơng chức thuế trong q trình thanh tra, kiểm tra để giảm bớt các sai phạm, gây thất thốt NSNN. Chính vì vậy, để đảm bảo tính nghiêm minh, đảm bảo nguồn thu cho NSNN thì đạo đức của cơng chức thanh tra, kiểm tra cần phải được nâng cao đảm bảo yêu cầu của công việc.

1.7.1.4. Công tác phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế

Phối hợp là quá trình kết nối các hoạt động, hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau của các bộ phận, các cán bộ công chức trong cơ quan thuế với nhau nhằm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong công tác. Thông qua công tác phối hợp, các bộ phận và cá nhân trong cơ quan thuế được trao đổi hoạt động và thông tin với nhau, hỗ trợ cho nhau trong việc thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của tập thể, cá nhân, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý thuế nói chung và cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng.

1.7.1.5. Trình độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Trình độ ứng dụng CNTT trong cơng tác thanh tra, kiểm tra càng cao thì hiệu quả quản lý thuế nói chung và hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng càng nâng cao. Từ đó hiện đại hóa cơng tác quản lý, giảm tải sử dụng văn bản

giấy và sổ sách ghi chép tay, tiết kiệm thời gian cho cán bộ trong công tác báo cáo, tổng hợp, hỗ trợ các tiện ích cho NNT một cách nhanh chóng, kịp thời. Đồng thời, tránh được tình trạng tiêu cực như nhũng nhiễu, gây phiền hà cho DN ở một bộ phận công chức thuế, nâng cao được tính liêm chính, minh bạch và đảm bảo công tác thanh tra, kiểm tra đối với NNT được thực hiện một cách nghiêm túc, đạt yêu cầu.

1.7.2. Nhóm nhân tố khách quan

1.7.2.1. Hành lang pháp lý

Hành lang pháp lý là cơ sở đầu tiên và không thể thiếu cho hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Hành lang pháp lý hoàn thiện tạo ra một cơ sở pháp lý rõ ràng, đầy đủ, vững chắc cho hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Tuy nhiên, chính sách pháp luật về thuế của Việt Nam thường xuyên thay đổi; nội dung phức tạp, khó hiểu dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau gây khó khăn cho cơng tác tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế.

1.7.2.2. Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế

Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế có ảnh hướng rất lớn tới chất lượng thanh tra, kiểm tra. Quy trình thanh tra, kiểm tra khoa học, hợp lý sẽ làm cho các bước tiến hành đơn giản, đảm bảo thanh tra, kiểm tra đúng pháp luật, công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian, chi phí, thuận tiện cho cơ quan thuế và người nộp thuế; tạo điều kiện cho hoạt động kiểm tra giám sát của chính cơ quan thuế trong việc tuân thủ pháp luật, đồng thời NNT giám sát việc tuân thủ pháp luật của CQT trong q trình thực thi cơng vụ.

1.7.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thanh tra, kiểm tra thuế

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thanh tra, kiểm tra thuế bao gồm: hệ thống CSDL và trang thiết bị làm việc. CSDL tập trung là cơ sở để đánh giá, nhận xét và đưa ra các thông tin quản lý, nguồn thông tin quan trọng để thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra; giúp cho cán bộ thanh tra, kiểm tra thực hiện các cuộc

thanh tra, kiểm tra có chất lượng, hiệu quả thơng qua việc truy lần, truy xuất những dữ liệu về NNT để xác định và làm rõ các vấn đề nghi vấn trong quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh đó phải có sự đầu tư trang thiết bị CNTT phục vụ công tác khai thác thông tin trong lựa chọn, lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra NNT.

1.7.2.4. Sự phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan

Để cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế có chất lượng, hiệu quả thì ngồi sự nỗ lực, cố gắng của CQT cịn cần sự phối hợp đồng bộ trong quản lý nhà nước, chia sẻ thông tin quản lý trong hoạt động của các cơ quan liên quan như Hải quan, Kho bạc nhà nước, Ngân hàng, Cơng an,… nhằm mục đích thu thập đầy đủ thông tin liên quan để phục vụ cơng tác thanh tra, kiểm tra, cũng như có tham vấn mang tính khách quan khi ban hành các quyết định xử lý, kết luận thanh tra, kiểm tra.

1.7.2.5. Ý thức chấp hành pháp luật của NNT

Ý thức tự giác của NNT là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ tuân thủ của NNT và ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Trình độ NNT càng cao thì ý thức tự tuân thủ của NNT biến đổi theo chiều hướng tích cực, do NNT hiểu rõ quyền, lợi ích và trách nhiệm của mình khi tuân thủ hay không tuân thủ pháp luật thuế. Nhưng mặt khác, trình độ dân trí cao, sự hiểu biết về pháp luật thuế càng cao thì các thủ đoạn trốn thuế của NNT cũng ngày càng tinh vi hơn, phức tạp hơn. Do vậy công tác thanh tra, kiểm tra thuế ngày càng phải được nâng cao về chất lượng, phát hiện kịp thời các hành vi gian lận thuế.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

TẠI CỤC THUẾ TỈNH THANH HOÁ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ đối với DOANH NGHIỆP tại cục THUẾ TỈNH THANH hóa (Trang 35 - 39)