3.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính
Những bất cập trong chính sách thuế và các văn bản quy phạm pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả cơng tác thanh tra, kiểm tra. Do đó, đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất Quốc hội hồn thiện chế tài xử lý vi phạm về thuế: nâng cao mức xử phạt đối với hành vi khai thiếu thuế, sửa đổi quy trình cứng nhắc về trình tự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, cho phép cơ quan thuế được thực hiện những biện pháp cưỡng chế phù hợp nhất với những điều kiện nhất định để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.
Nghiên cứu vận dụng mơ hình đào tạo của các quốc gia trên thế giới để có kế hoạch đào tạo bài bản, chuyên sâu, phù hợp với từng đối tượng và nhu cầu đào tạo trong các lĩnh vực về thuế, kế tốn, tin học văn phịng, ngoại ngữ…
Giám sát việc đảm bảo chất lượng của các chương trình đào tạo; ban hành các hướng dẫn cho các hoạt động phối hợp, liên kết đào tạo quốc tế; đảm bảo việc thực hiện và giám sát tính hiệu quả của kế hoạch đào tạo hàng năm để điều chỉnh phù hợp hơn nữa.
Đổi mới chế độ tiền lương và xây dựng chế độ đãi ngộ đối với công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Bởi lẽ tiền lương là một trong những tiền đề quyết định chất lượng công việc nhưng chế độ tiền lương đối với công chức
nhà nước nói chung và cơng chức thuế nói riêng vẫn còn bất hợp lý. Phương hướng đổi mới chế độ tiền lương là phải tinh giản biên chế, đổi mới cơ chế tuyển dụng, bố trí cán bộ và đổi mới phương thức chi trả thu nhập. Hiện nay, bộ máy nhà nước quá cồng kềnh, nơi thừa, nơi thiếu, có q nhiều cơng chức làm việc hời hợt, trong khi đó vẫn có những cơng chức làm khơng hết việc. Vì vậy, bên cạnh việc tinh giản biên chế cần thay đổi cơ chế tuyển dụng theo hướng tuyển dụng khơng thời hạn, có thể dưới dạng hợp đồng. Nếu khơng thực hiện tốt nhiệm vụ thì chấm dứt hợp đồng. Việc trả lương không căn cứ vào thâm niên cơng tác mà căn cứ vào đặc điểm, tính chất và khối lượng cơng việc.
Cần khẩn trương xây dựng chế độ đãi ngộ thích hợp với cơng chức làm cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế vì đây là cơng tác có tính chất rất phức tạp. Khi tiến hành nhiệm vụ, cán bộ thanh tra, kiểm tra bắt buộc phải va chạm đến quyền lợi của NNT, nếu khơng có bản lĩnh vững vàng và thu nhập đảm bảo cuộc sống rất dễ bị sa ngã, bị mua chuộc làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.
3.3.2. Kiến nghị với Tổng cục Thuế
Đề nghị Tổng cục Thuế nghiên cứu và đề xuất các cấp (Bộ, Chính phủ, Quốc hội) hệ thống lại các quy định của từng sắc thuế một cách rõ ràng, đơn giản dễ hiểu, dễ thực hiện, đảm bảo sự công bằng đối với người nộp thuế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; giảm bớt văn bản, chính sách đã lạc hậu, bất cập với thực tiễn hiện nay; sửa đổi, bổ sung chính sách một cách đồng bộ; hoàn thiện cơ sở dữ liệu so sánh khi áp dụng quy định về chống chuyển giá, kinh doanh thương mại điện tử đảm bảo hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đối với cơ quan thuế lẫn người nộp thuế.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra Tổng cục Thuế cần tiếp tục xây dựng các tiêu chí nhằm đánh giá hiệu quả cơng tác thanh tra,
kiểm tra như:
+ Thời gian thực hiện một (01) cuộc thanh tra, kiểm tra thuế; + Số cán bộ tham gia một (01) cuộc thanh tra, kiểm tra thuế;
+ Số đơn vị được thanh tra, kiểm tra: số lượng và tỷ lệ thực hiện so với tổng số đối tượng phải thanh tra, kiểm tra;
+ Hiệu quả và sự tuân thủ quyết định xử lý thanh tra, kiểm tra: số thuế truy thu và phạt; số tiền thuế, tiền phạt đã nộp vào NSNN…;
+ Mức độ phát hiện sai phạm khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT so với đánh giá ban đầu tại cơ quan thuế; số đơn vị phát hiện có sai phạm so với đơn vị được thanh tra, kiểm tra…
Tổng cục Thuế chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng thu thập thông tin từ các tổ chức quốc tế, cơ quan thuế các nước, từ các tổ chức khác để xây dựng cơ sở dữ liệu chung về giá, xây dựng hệ thống tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành, lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc để làm cơ sở khai thác áp dụng và xử lý NNT trong trường hợp ấn định thuế hoặc chuyển giá; Đồng thời, chủ trì xây dựng và hồn thiện phần mềm hỗ trợ kiểm tra HSKT tại cơ quan thuế đối với tất cả HSKT, phần mềm chuyên biệt phục vụ cho phân tích rủi ro trong thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT.
Tổng cục Thuế chỉ đạo tổ chức đầu mối tập hợp dữ liệu đầy đủ về các DN thuộc đối tượng bỏ địa chỉ kinh doanh trong cả nước, có các thơng báo bỏ trốn kèm theo để tiện cho việc tra cứu và làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý NNT có giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ với các đối tượng.
Tổng cục Thuế cần phối hợp với Trường Nghiệp vụ Thuế, các trường đại học lớn và các cơ sở đào tạo để thường xuyên tổ chức đào tạo chuyên sâu về kỹ năng, nghiệp vụ điều tra, kỹ năng tham gia tố tụng, đào tạo về kinh nghiệm thanh tra chống chuyển giá và quản lý thuế đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử.
KẾT LUẬN
Công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa những năm qua đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Với sự nỗ lực hết mình của các Phịng, các Chi cục Thuế cùng với sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, tập thể lãnh đạo Cục Thuế công tác thanh tra, kiểm tra tồn ngành Thuế Thanh Hóa đã xác định đúng đối tượng, mục tiêu trọng tâm để từ đó có kế hoạch và phương pháp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra ngày càng có hiệu quả hơn. Kết quả của cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế góp phần khơng nhỏ vào việc tăng cường hiệu quả quản lý thuế, nâng cao tinh thần tự giác chấp hành pháp luật thuế của NNT và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN. Tuy nhiên, trước những địi hỏi của thực tiễn, cơng tác này vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục.
Trên cơ sở hoạt động thực tiễn tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa về cơng tác quản lý thuế nói chung và cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng, vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu và phương pháp nghiên cứu đã học, luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Nghiên cứu và hệ thống hóa những lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn về công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.
+ Phân tích thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa, qua đó đánh giá những kết quả đạt được và nêu ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
+ Đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với DN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đối với DN tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa theo những mục tiêu xây dựng của ngành Thuế, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và định hướng quản lý thuế của Cục Thuế.
Như vậy, với thái độ làm việc nghiêm túc và tinh thần cầu thị, tác giả đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình. Luận văn đã hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục tiêu đề ra. Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu mà luận văn đã sử dụng là phù hợp, đảm bảo sự tin cậy của kết quả nghiên cứu./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2018), Quyết định số 1836/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế.
2. Bộ Tài chính (2021), Thơng tư số 31/2021/TT-BTC quy định về áp dụng quản
lý rủi ro trong quản lý thuế.
3. Bùi Xuân Chương (2021), Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế qua công
tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa trong tình hình mới, Khóa luận tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
4. Cục Thống kê Thanh Hóa (2020), “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2020 của
tỉnh Thanh Hóa”,
https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=49456&idcm=514
5. Cục Thống kê Thanh Hóa (2021), “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2021”,
https://ctk.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2021-12-29/Tinh-hinh-kinh-te--xa- hoi-nam-2021ntloq5.aspx
6. Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa (2019), Báo cáo tổng kết cơng tác thuế năm 2019,
nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2020.
7. Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa (2020), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm
vụ công tác năm 2020, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2021.
8. Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa (2021), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2021,
phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2022.
9. Ngơ Đình Hùng (2016), Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành, Tổng cục Thuế.
10. Xuân Hùng (2022), “Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế”, Báo Thanh Hóa, ngày 26/02/2022.
động thanh tra chuyên ngành thuế”, Tạp chí Cơng thương, tháng 9/2020 (22) 12. Hoàng Phê – Chủ biên (2003), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng.
13. Phòng Thanh tra kiểm tra số 1 (2019), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra,
kiểm tra năm 2019, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2020.
14. Phòng Thanh tra kiểm tra số 1 (2020), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra,
kiểm tra năm 2020, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2021.
15. Phòng Thanh tra kiểm tra số 1 (2021), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra,
kiểm tra năm 2021, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2022.
16. Quốc hội (2019), Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 17. Hoài Thu (2021), “Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý và công tác thanh
tra, kiểm tra thuế”, Cổng thông tin điện tử Thanh tra Bộ Tài chính, ngày
05/10/2021 https://mof.gov.vn/webcenter/portal/thanhtrabtc/pages_r/l/chi-tiet-
tin-thanh-tra-btc?dDocName=MOFUCM210175
18. Tổng cục Thuế (2015), Quyết định số 746/QĐ-TCT về việc ban hành quy
trình kiểm tra thuế.
19. Tổng cục Thuế (2015), Quyết định số 1404/QĐ-TCT về việc ban hành quy
trình thanh tra thuế.
20. Tổng cục Thuế (2019), Quyết định số 211/QĐ-TCT về việc quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và văn phòng thuộc Cục Thuế.
21. Lê Xuân Trường – Chủ biên (2010), Giáo trình Quản lý thuế, Học viện Tài chính, NXB Tài chính.
22. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2019), “Tình hình kinh tế - xã hội năm
2019, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020”,
https://dbndthanhhoa.gov.vn/portal/pages/2019-12-10/Tinh-hinh-kinh-te--xa- hoi-nam-2019-ke-hoach-phat-t-043849.aspx
PHỤ LỤC Phụ lục 1: Biên bản kiểm tra thuế
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Họ và tên người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Xuân Trường ...................
Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên: Ngơ Hồi An Khóa: CQ56; Lớp niên chế: 02.01 Đề tài: “Hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa” Nội dung nhận xét: 1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên .............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
2. Về chất lượng, nội dung của luận văn .............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022 Điểm: - Bằng số: ............................ Người nhận xét - Bằng chữ: .......................... (Ký và ghi rõ họ tên) .............................................
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN
Họ và tên người phản biện: ................................................................................
Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên: Ngơ Hồi An Khóa: CQ56; Lớp niên chế: 02.01 Đề tài: “Hồn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa” Nội dung nhận xét: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. .............................................................................................................................
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022 Điểm: - Bằng số: ............................ Người nhận xét - Bằng chữ: .......................... (Ký và ghi rõ họ tên) .............................................