3.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh
3.2.4. Một số giải pháp khác
Một là, triển khai nâng cấp phần mềm, hệ thống đáp ứng công tác quản lý
thuế tiên tiến. Triển khai mở rộng dịch vụ thuế điện tử, kho cơ sở dữ liệu NNT, kho CSDL hóa đơn điện tử,… Tổ chức vận hành, hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật, hệ thống an tồn thơng tin; dịch vụ khai, nộp, hoàn điện tử đảm bảo hệ thống hoạt động thường xuyên, liên tục; xử lý các lỗ hổng bảo mật đảm bảo an toàn hệ thống, chú trọng thúc đẩy việc chuyển đổi số trong ngành Thuế.
Hai là, tiếp tục cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục
hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử. Tổ chức bộ phận trực đảm bảo hệ thống CNTT thông suốt 24/7 để hỗ trợ NNT thực hiện nghĩa vụ với NSNN từ khâu đăng ký, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử mà không cần trực tiếp đến cơ quan thuế, giảm thời gian thực hiện các thủ tục tạo thuận lợi cho NNT thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Tăng cường cán bộ cơng chức cho cơng tác hồn thuế đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ hồn thuế GTGT cho NNT có thêm nguồn vốn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn phải kiểm soát chặt chẽ việc hồn thuế đúng đối tượng, theo đúng chính sách pháp luật.
Ba là, xây dựng và triển khai mơ hình trao đổi nghiệp vụ, chia sẻ kiến thức
và thành lập bộ phận triển khai sáng kiến tại Cục Thuế. Thực tiễn cho thấy, quản lý thuế là một ngành quản lý tổng hợp vừa có tính bao qt, liên quan tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội, vừa có tính chun sâu, cụ thể đến từng ngành, lĩnh vực. Chính vì vậy, việc chia sẻ và quản lý kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc củng cố, nâng cao trình độ, giúp cơng chức thuế đạt được sự chuyên nghiệp, chuyên sâu ở cấp độ cao một cách nhanh
nhất. Điều này thể hiện rõ trong chức năng thanh tra, kiểm tra nơi mà công chức thuế làm công tác thanh tra, kiểm tra cần hiểu và tiếp cận được các thông tin về xu hướng kinh doanh, thực tiễn ngành, đặc điểm ngành kinh tế, các kỹ thuật thanh tra, kiểm tra.
Bốn là, làm tốt công tác kiểm tra nội bộ và đảm bảo kỷ cương, kỷ luật của
ngành thuế. Đặc điểm của công tác thanh tra, kiểm tra thuế thường là tiếp xúc với NNT, dễ bị cám dỗ và sa ngã. Nếu tính liêm chính khơng được đảm bảo và có sự thơng đồng giữa cơng chức thanh tra, kiểm tra thuế với NNT thì sẽ giảm đáng kể hiệu lực và hiệu quả của cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng, quản lý thuế nói chung. Để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật của ngành Thuế, đảm bảo tính liêm chính của cơng chức thuế, bên cạnh các giải pháp khác như giáo dục, đổi mới chế độ tiền lương và thu nhập,… cần quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra nội bộ ngành Thuế. Muốn làm tốt công tác kiểm tra nội bộ và đảm bảo kỷ cương, kỷ luật của ngành Thuế, cần nghiên cứu thực hiện các biện pháp cụ thể sau:
- Lựa chọn, bố trí những người thích hợp, đủ tiêu chuẩn vào bộ phận kiểm tra nội bộ;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra nội bộ; - Quy định rõ trách nhiệm liên đới của công chức bộ phận kiểm tra nội bộ khi có sai phạm xảy ra của các bộ phận khác trong CQT thuộc phạm vi và nội dung mà bộ phận kiểm tra nội bộ đã thực hiện kiểm tra;
- Xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm kỷ luật ngành của cơng chức thuế nói chung và cơng chức thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng. Đối với những cơng chức có dấu hiệu vi phạm cần u cầu giải trình cụ thể, nếu cần thiết thì thực hiện điều chuyển vị trí cơng tác của những cán bộ này;…
Năm là, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm của NNT. Việc xử lý vi
nhẹ, một số trường hợp mới chỉ dừng ở mức xử phạt khai thiếu thuế, phạt vi phạm thủ tục và phạt chậm nộp thuế. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, chuyển vụ án trốn thuế sang cơ quan công an để điều tra xử lý hình sự cịn hạn chế. Trong khi đó, thực tế cho thấy, vẫn cịn tồn tại DN vi phạm khá nhiều, mức độ trốn thuế không nhỏ. Điều này dẫn đến tính răn đe, ngăn ngừa của thanh tra, kiểm tra thuế chưa cao. Để khắc phục tình trạng này, đối với những trường hợp vi phạm nặng cần kiên quyết xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.