2.3. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục
2.3.2. Công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế
Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế là công tác quan trọng ln được lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa quan tâm chỉ đạo, bởi việc lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả khi triển khai thanh tra, kiểm tra thuế đối với NNT.
Việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế từ năm 2019 đến năm 2020 thực hiện theo phân tích rủi ro và các quy định tại Thông tư số
204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015 của Bộ Tài chính về quản lý rủi ro trong quản lý thuế; Quyết định số 1626/QĐ-TCT ngày 27/9/2017 của Tổng cục Thuế về Quy trình quản lý rủi ro trong xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Áp dụng Bộ tiêu chí rủi ro ban hành kèm theo Quyết định số 1006/QĐ-BTC ngày 01/11/2016 của Bộ Tài chính và thực hiện trên ứng dụng TPR.
Từ năm 2021, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế trên ứng dụng “Phân tích rủi ro – TPR” và tuân thủ các quy định tại Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính về quản lý rủi ro trong quản lý thuế; Quy trình thanh tra thuế, Quy trình kiểm tra thuế và Quy trình quản lý rủi ro trong xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra người nộp thuế.
Việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra được áp dụng Bộ tiêu chí rủi ro ban hành theo Quyết định số 1158/QĐ-TCT ngày 03/8/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và thực hiện trên ứng dụng phân tích rủi ro (TPR) đồng thời áp dụng thống nhất tại cơ quan thuế các cấp trong việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT. Trong trường hợp cần thiết, để phù hợp với thực tế công tác quản lý thuế địa phương, Cục Thuế phải có văn bản đề nghị Tổng cục Thuế ban hành bổ sung tiêu chí đánh giá rủi ro chậm nhất trước ngày 31/12 hàng năm.
Việc sử dụng ứng dụng phân tích rủi ro (TPR) đã giúp Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa nâng cao tính minh bạch, rút ngắn thời gian, lựa chọn chính xác các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế trong công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT.
2.3.2.1. Lập kế hoạch thanh tra thuế
Trên cơ sở kết quả phân loại quy mô, kết quả phân loại mức độ rủi ro và các thông số về số lượng, biên độ, tỷ lệ lựa chọn, ngành nghề và các thông số khác theo yêu cầu quản lý. Bộ phận thanh tra thuế sử dụng chức năng lập kế
hoạch thanh tra trên ứng dụng quản lý rủi ro để lựa chọn doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra.
Ứng dụng tự động lựa chọn doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra tại trụ sở NNT năm theo nguyên tắc kết hợp giữa quy mô và mức độ rủi ro của doanh nghiệp.
Trên cơ sở danh sách các doanh nghiệp dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra, CQT thực hiện kiểm tra, rà soát, đối chiếu với kế hoạch thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế của Thanh tra Chính phủ, Kiểm tốn Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính và các cơ quan Nhà nước có chức năng thanh tra, kiểm tra khác. Khi lựa chọn DN vào kế hoạch thanh tra thuế phải đảm bảo kế hoạch thanh tra, kiểm tra của CQT cấp dưới phải đảm bảo nguyên tắc tránh chồng chéo, trùng lắp với kế hoạch thanh tra, kiểm tra của CQT cấp trên và kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Kiểm tốn nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế, Thanh tra tỉnh.
Trường hợp cơ quan thuế trong cơng tác quản lý thuế có thơng tin tin cậy làm giảm tính chất mức độ rủi ro của DN tới mức thấp hoặc có cơ sở cho rằng mức độ rủi ro là thấp chưa đưa vào kế hoạch và lựa chọn DN kế tiếp thỏa mãn các điều kiện để đưa vào kế hoạch thanh tra năm.
Sau khi lập kế hoạch, lãnh đạo cơ quan thuế thực hiện phê duyệt trên ứng dụng đính kèm thuyết minh căn cứ lập kế hoạch.
3.2.2.2. Lập kế hoạch kiểm tra thuế
Sau khi đã hoàn thành việc lựa chọn DN vào kế hoạch thanh tra, các đơn vị tiếp tục sử dụng kết quả đánh giá rủi ro để lựa chọn DN dự kiến vào kế hoạch kiểm tra theo nguyên tắc kết hợp quy mô với mức độ rủi ro của DN, trừ những doanh nghiệp đã được lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh tra.
Trên cơ sở danh sách DN dự kiến đưa vào kế hoạch kiểm tra, CQT thực hiện lựa chọn DN đưa vào kế hoạch kiểm tra sau khi đã rà soát, đối chiếu tránh
trùng lặp về đối tượng thanh tra, kiểm tra với Thanh tra Chính phủ, Kiểm tốn Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính và các cơ quan Nhà nước có chức năng thanh tra, kiểm tra khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp chưa lựa chọn DN vào kế hoạch kiểm tra năm khi có thơng tin tin cậy hoặc có cơ sở làm giảm mức độ rủi ro của DN tới mức thấp thì lựa chọn DN kế tiếp thỏa mãn các điều kiện để đưa vào kế hoạch kiểm tra năm như phần lập kế hoạch thanh tra.
Sau khi lập kế hoạch lãnh đạo cơ quan thuế thực hiện phê duyệt trên ứng dụng đính kèm thuyết minh căn cứ lập kế hoạch.
2.3.2.3. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế
Việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Nếu bổ sung mới, bổ sung để thay thế DN vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra thì bổ sung tiếp những DN có rủi ro về thuế từ cao xuống thấp theo danh sách đã lập khi xây dựng kế hoạch đầu năm.
- Nếu điều chỉnh giảm số lượng thanh tra, kiểm tra NNT thì loại bớt NNT có rủi ro thấp cịn lại trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
- Nếu điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề mới thì lập tiêu chí bổ sung và thực hiện các bước lập và phê duyệt kế hoạch theo các bước nêu trên.
2.3.2.4. Các trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất
- Qua kiểm tra NNT, bộ phận kiểm tra thuế phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế và đề nghị chuyển sang hình thức thanh tra.
- Thanh tra, kiểm tra NNT theo đơn tố cáo.
- Thanh tra, kiểm tra NNT theo chỉ đạo của Thủ trưởng Cơ quan Thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng Cơ quan Thuế cấp trên.
- Thanh tra, kiểm tra theo đề nghị của NNT (sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển đổi, cổ phần hóa,…)
Khi lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế theo áp dụng quản lý rủi ro, CQT cần kết hợp với kiểm tra từ HSKT, kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm, kiểm tra hoàn thuế và kiểm tra khác để đáp ứng yêu cầu quản lý.
Kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế sau khi được phê duyệt, được giao cho các đoàn thanh tra, kiểm tra dựa trên số lượng được phân cơng. Dựa trên cơ sở này, các đồn thanh tra, kiểm tra sẽ tập trung thu thập hồ sơ, dữ liệu và phân tích thơng tin để tăng tính hiệu quả, rút ngắn thời gian triển khai thanh tra, kiểm tra thuế.
BẢNG 2.5. KẾ HOẠCH THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2019 - 2021
Năm Tổng số NNT đang hoạt động trên địa bàn
Kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT
Kế hoạch thanh tra tại trụ sở NNT
Tỷ lệ (%) NNT theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra
so với tổng NNT đang hoạt động Số lượng (NNT) Tỷ lệ (%) NNT theo kế hoạch so với tổng NNT đang hoạt động Số lượng (NNT) Tỷ lệ (%) NNT theo kế hoạch so với tổng NNT đang hoạt động 2019 6.907 1.305 18,9 250 3,6 22,5 2020 7.064 1.446 20,5 258 3,7 24,1 2021 7.703 1.290 16,7 250 3,2 20,0 Tổng 21.674 4.041 18,6 758 3,5 22,1
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa) * Ghi chú: Tổng số NNT đang hoạt động trên địa bàn khơng bao gồm: Các đơn vị
hành chính sự nghiệp, cơ quan nhà nước; các văn phòng đại diện; các trường hợp là mã số thuế nộp thay thuế nhà thầu nước ngoài; Các chi nhánh DN hạch toán phụ
thuộc trong cùng tỉnh, thành phố; Các DN đang trong giai đoạn đầu tư; Các DN đang ngừng nghỉ kinh doanh đến thời điểm 30/10 chưa hoạt động trở lại; Các DN mới thành lập trong năm. (Nguồn: Công văn gửi Tổng cục Thuế về việc báo cáo kế hoạch
thanh tra, kiểm tra thuế - Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa).
Bảng số liệu trên cho thấy, số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra thuế phải thực hiện theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong giai đoạn 2019 – 2021 đạt tỷ lệ trung bình khoảng 22% so với số lượng NNT trên địa bàn quản lý của Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa. Tỷ lệ này đáp ứng được yêu cầu theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế (từ 13% trở lên).
Nhờ đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra thuế theo rủi ro, chủ yếu tập trung vào các DN trọng điểm, những DN có rủi ro cao; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề để quản lý theo chiều sâu gắn với kinh tế ngành và đặc điểm của từng nhóm DN thuộc lĩnh vực mới hoặc có độ rủi ro cao… Do vậy đã rút ngắn thời gian tiến hành thanh tra, kiểm tra tại DN, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra.