Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa những năm gần đây

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ đối với DOANH NGHIỆP tại cục THUẾ TỈNH THANH hóa (Trang 39 - 43)

Thanh Hóa là một tỉnh có vị trí chiến lược qn sự, kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời và nhiều tiềm năng phong phú.

Với diện tích tự nhiên khoảng 11.129 km2, dân số trên 3,6 triệu người, Thanh Hóa là tỉnh rộng thứ năm cả nước và đứng thứ 3 về dân số. Là điểm cuối của Bắc Bộ và đầu Trung Bộ, đồng thời là vùng Tây Bắc nối dài, có rừng, có đồng bằng, có biển và những doi cát chạy dài. Thanh Hóa chính là vị trí mở, cửa ngõ vào Nam ra Bắc và là điểm dừng chân trên đường hàng hải quốc tế. Chính những yếu tố về địa lý, tự nhiên đã đem đến cho mảnh đất này sự giao lưu, tiếp nhận và ảnh hưởng với các nền văn hóa khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, Thanh Hóa cịn gặp phải khó khăn, bất lợi như: địa hình trải dài, dân cư một số địa phương phân tán rộng; thiên tai, bão lũ hàng năm gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân…

Những năm gần đây, kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng đan xen nhiều thuận lợi và khó khăn, đã tác động tích cực đến kết quả thu NSNN của tỉnh Thanh Hóa. Năm 2019, tỉnh Thanh Hóa thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trong điều kiện mức tăng trưởng tổng sản phẩm (GRPD) trên địa bàn ước đạt 17,5% cao nhất từ trước đến nay, cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, các chỉ số phản ánh môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Năm 2020, 2021 tỉnh Thanh Hóa thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động và tạm ngừng hoạt động. Quốc hội và Chính

phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Theo đó, ngành Thuế đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ người nộp thuế chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, giảm kế hoạch thanh tra kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, tăng kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế. Bên cạnh đó, thời gian giãn cách kéo dài, nhiều trường hợp doanh nghiệp có đại diện pháp luật và kế tốn doanh nghiệp bị dương tính với COVID-19, một số doanh nghiệp lợi dụng các chính sách hỗ trợ để né tránh khiến cho cơng tác thanh tra kiểm tra gặp rất nhiều hạn chế và khó khăn.

Trong bối cảnh đó, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý thuế, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thu, tăng cường chống thất thu, tích cực thu hồi nợ đọng và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế tạo thuận lợi cho NNT; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, giúp NNT từng bước khôi phục sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn, tăng tưởng, tạo nguồn thu cho NSNN. Do đó, kết quả thu NSNN giai đoạn 2019 – 2021 trên địa bàn tỉnh đều hồn thành vượt mức dự tốn được giao. Cụ thể:

BẢNG 2.1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

GIAI ĐOẠN 2019 - 2021

Đơn vị tiền: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Dự toán pháp lệnh 14.342.000 18.725.000 16.372.100

Thực hiện 19.361.414 20.727.014 27.934.084

(%) Thực hiện so với dự toán 135,0 110,7 170,6

(%) Thực hiện năm sau so với năm trước 117,2 107,1 134,8

(Nguồn: Phịng Nghiệp vụ - Dự tốn – Pháp chế Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa)

Trong những năm qua, môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được cải thiện mạnh mẽ, trong xúc tiến đầu tư lãnh đạo tỉnh và các cơ quan

chức năng luôn chủ động gặp gỡ các nhà đầu tư tiềm năng để giới thiệu cơ hội đầu tư vào tỉnh. Chính vì vậy, số lượng các nhà đầu tư tìm đến tỉnh Thanh Hóa ngày càng nhiều, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có xu hướng gia tăng qua các năm.

BẢNG 2.2. TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2019 - 2021

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Chênh lệch (tăng/giảm) Năm 2020 so với năm 2019 Năm 2021 so với năm 2020

Doanh nghiệp nhà nước 33 33 33 0 0

Doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngồi 89 87 121 -2 34

Doanh nghiệp ngoài

quốc doanh 11.857 12.933 14.525 1.076 1.592

(Nguồn: Phòng Kê khai & Kế tốn thuế Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa)

Qua bảng trên nhận thấy số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tăng mạnh và liên tục qua các năm, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh (chiếm tới 99%) thể hiện vai trò quan trọng của các doanh nghiệp này trong nền kinh tế (như: góp phần tăng trưởng GDP, giải quyết vấn đề việc làm cho lượng lớn lao động trên địa bàn tỉnh…). Đồng thời, các doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi cũng có xu hướng tăng qua các năm, chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực may mặc, giày da.

Thực tế, doanh nghiệp ngồi quốc doanh đa số là những cơng ty có quy mơ vừa và nhỏ, nên rất năng động, linh hoạt trước những thay đổi của thị trường, đặc biệt là nhu cầu nhỏ, lẻ có tính địa phương do các doanh nghiệp này có khả năng chuyển hướng kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường; tổ chức

sản xuất, quản lý linh hoạt, gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí quản lý. Đồng thời, vốn đầu tư ban đầu ít, hiệu quả cao, thu hồi nhanh, tạo sức hấp dẫn trong đầu tư sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế vào khu vực này.

Tuy nhiên, hạn chế của những doanh nghiệp này là tính cạnh tranh yếu, nguồn tài chính hạn chế, đặc biệt nguồn vốn tự có cũng như bổ sung để thực hiện q trình tích tụ, tập trung vốn nhằm duy trì hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cơng nghệ kỹ thuật lạc hậu, nhà xưởng, nơi làm việc và trụ sở giao dịch, quản lý của đa phần các doanh nghiệp rất chật hẹp. Trình độ quản lý chung và quản trị các mặt theo các chức năng còn hạn chế. Đa số chủ các doanh nghiệp này chưa được đào tạo cơ bản, nhất là kiến thức về kinh tế thị trường, quản trị kinh doanh, họ quản lý bằng kinh nghiệm và thực tiễn là chủ yếu; những người tham gia vào quản lý DN thường có quan hệ gia đình như bố, mẹ, anh, chị, em…; trình độ người lao động trong DN không cao, chủ yếu là giải quyết công ăn việc làm, mức lương thấp và lao động đơn giản. Đồng thời, ngành nghề chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ nhỏ lẻ, làm đại lý cho các hãng sản xuất lớn và bán ra trực tiếp cho người tiêu dùng; một bộ phận doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát triển lên từ các hộ gia đình nộp thuế theo hình thức khốn.

Xuất phát từ những đặc điểm trên nên chủ doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến công tác kế tốn, tình trạng “khốn” cho kế tốn lập báo cáo tài chính theo ý chủ doanh nghiệp khá phổ biến; chủ doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến tính chính xác của thơng tin trên báo cáo tài chính và hạn chế sử dụng thơng tin trên sổ sách kế tốn, báo cáo tài chính để đưa ra kế hoạch, chiến lược kinh doanh cũng như các quyết định trong quá trình kinh doanh; tình trạng lập hai hệ thống sổ kế toán (một hệ thống báo cáo với CQT và cơ quan quản lý nhà nước, một hệ thống phục vụ cho quản lý của chủ doanh nghiệp) diễn ra khá phổ biến ở các DN. Một số DN khơng có chiến lược kinh doanh khi thành lập, hoạt

động chỉ để thực hiện một số hoạt động kinh tế trong một thời gian nhất định, thậm chí sẵn sàng vi phạm pháp luật để có lợi ích trước mắt như: sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn để kê khai, khấu trừ nhằm trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế GTGT thơng qua việc lập hồ sơ đề nghị hồn thuế; tình trạng vi phạm các quy định của Luật Kế tốn khá phổ biến như:

- Khơng bố trí chức danh kế tốn trưởng, kế tốn làm theo hình thức bán thời gian nhưng khơng có chứng chỉ hành nghề kế tốn;

- Không thực hiện đầy đủ nguyên tắc quy định khi lập các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính như: đối chiếu cơng nợ, kiểm kê sản phẩm hàng hóa, đánh giá sản phẩm dở dang… vào thời điểm 31/12;

- Về hồ sơ, chứng từ sổ sách kế toán thể hiện tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh và không phục vụ sản xuất kinh doanh là có sự phân biệt. Tuy nhiên, trong thực tế thì rất khó để phân định rõ ràng giữa chi phí phục vụ cho sản xuất kinh doanh và phục vụ cho chủ DN và các thành viên trong gia đình của chủ DN;…

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ đối với DOANH NGHIỆP tại cục THUẾ TỈNH THANH hóa (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)