CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN
3.2. Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn
3.2.2. Hoàn thiện về nội dung thẩm định
3.2.2.1. Tăng cường một số nội dung thẩm định dự án đầu tư
Về nội dung thẩm định khách hàng vay vốn: Ngân hàng TMCP An
Bình – PGD Trần Khát Chân cần đặt ra yêu cầu chặt chẽ hơn về hồ sơ mà khách hàng đưa ra, yêu cầu báo cáo tài chính đưa lên phải được kiểm tốn để tránh sai sót cũng như mất nhiều thời gian trong quá trình thẩm định. Bên cạnh đó PGD cũng cần thúc đẩy, mở rộng mối quan hệ với các cơ quan chức năng giảm bớt những vướng mắc, khó khăn trong việc kiểm tra tính pháp lý của khách hàng.
Về nội dung thẩm định tài sản đảm bảo: Để đảm bảo việc thẩm định tài
sản đảm bảo diễn ra chính xác thì cán bộ thẩm định cần phải tuân thủ nghiêm túc các quy định, quy chế của Nhà nước và quy định của ngân hàng về các hình thức bảo đảm tiền vay. PGD phải thường xuyên đánh giá lại giá trị của tài sản bảo đảm từ việc xem xét thực trạng tài sản và tham khảo thông tin trên thị trường như giá cả, xu hướng phát triển,…Đặc biệt là các tài sản bảo đảm là các giấy tờ có giá trên thị trường có sự biến động lớn, vì vậy phải thường xuyên theo dõi, cập nhật và định giá. Đối với các tài sản là bất động sản thì các cán bộ thẩm định cần phải đến tận nơi để kiểm tra, đánh giá một cách trực quan nhất.
Về nội dung thẩm định kinh tế dự án: Một dự án đầu tư sản muốn xuất
kinh doanh đạt được hiệu quả và có tính khả thi cao thì sản phẩm của dự án phải chiếm lĩnh được thị trường và được thị trường chấp nhận. Các cán bộ thẩm định cần phân tích sâu và kỹ về tình hình cung – cầu, đánh giá lại những phân tích và dự báo cung cầu của thị trường, cần chú trọng đến các yếu tố dễ thay đổi của thị trường như: Thị hiếu, chính sách kinh tế,... ảnh hưởng đến đầu ra của dự án. Bên cạnh đó phải đi vào đánh giá chi tiết được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, tiềm năng
Luận văn tốt nghiệp 79 Học viện Tài chính
trong tương lại của doanh nghiệp để xây dựng hệ thống các chỉ tiêu rõ ràng hơn.
Về nội dung thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án gồm nhiều nội
dung như: Thẩm định địa điểm xây dựng, thẩm định mức độ hiện đại của cơng nghệ, máy móc thiết bị. Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án. Do kiến thức của cán bộ thẩm định về máy móc thiết bị cịn hạn chế nhất là với những dây chuyền thiết bị nhập ngoại nên rất cần những chuyên gia có kinh nghiệm. Ngân hàng cần tổ chức phối họp và thuê chuyên gia trong từng lĩnh vực đặc thù của dự án để hỗ trợ thẩm định nội dung này.
3.2.2.2. Tăng cường thẩm định nội dung tài chính của dự án.
Nội dung này được các cán bộ thẩm định tại PGD đánh giá khá sơ sài, do vậy PGD đã có những giải pháp để khắc phục tình trạng trên:
Khi thẩm định các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh như: Lãi vay, vốn lưu động, chi phí thuê đất, chi phí quản lý... cần có sự tham khảo các quy trình của Bộ Tài Chính đặc biệt là chi phí khấu hao. Một số chi phí, lãi vay được doanh nghiệp đưa ra phải được xem xét kỹ lưỡng dựa trên kết quả của phân tích thị trường và kỹ thuật của dự án.
Khi xác định dòng tiền của dự án, cần xác định các khoản hoàn trả vốn lưu động và thu hồi giá trị thanh lý, khi đó sẽ xuất hiện dịng thu từ dự án, có thể sẽ phải chịu thuế và ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả. Bởi lẽ phần lớn các dự án khi kết thúc thì các máy móc thiết bị, nhà xưởng vẫn còn một giá trị thị trường nhất định. Khi bán chúng sẽ xuất hiện dòng thu từ dự án, tuỳ theo quy định chế độ kế tốn hiện hành mà dịng thu này có thể sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay khơng. Ngồi ra khi dự án kết thúc doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn lưu động rịng, do đó khoản thu này phải được cộng vào dòng tiền cuối cùng của dự án.
Luận văn tốt nghiệp 80 Học viện Tài chính
Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, việc xác định lãi suất chiết khấu ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, hiệu quả tài chính, kinh tế xã hội của dự án. Thông thường, một dự án đầu tư huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nên sẽ có các mức lãi suất khác nhau tại các thời điểm khác nhau. Việc áp dụng một tỷ suất chiết khấu phù hợp sẽ đảm bảo phản ánh được chính xác hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và đặc biệt là chi phí cơ hội của các nguồn vốn khác nhau. Do vậy cần nghiên cứu, áp dụng phương pháp tính tốn khoa học và hiệu quả, tham khảo một số yếu tố như: Lãi suất cho vay trung - dài hạn của các ngân hàng khác, tỷ suất lợi nhuận bình quân của các ngành, tỷ suất lợi nhuận bình qn trên thị trường chứng khốn,… để nâng cao mức độ chính xác của lãi suất chiết khấu cho dự án.
Ngoài ra khi thẩm được những nội dung trên, cán bộ thẩm định cần tiến hành tính tốn, phân tích nhóm chỉ tiêu sau để q trình đánh giá tài chính dự án được đầy đủ và cung cấp được những thông tin cần thiết:
- Chỉ tiêu lợi nhuận ròng của cả đời dự án (NPV) - ChỈ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
- Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn (T) - Chỉ tiêu năng lực hòa vốn (NI)