Nội dung thẩm định dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình phòng giao dịch trần khát chân (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN

1.2. Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư

1.2.5. Nội dung thẩm định dự án đầu tư

1.2.5.1. Thẩm định tính cấp thiết của dự án đầu tư

Vai trò của đầu tư là rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế, nhưng khi xét riêng từng dự án đầu tư, ta lại thấy có dự án đạt được mục tiêu này nhưng khơng đạt được mục tiêu khác. Có những dự án lợi nhuận thu được không cao nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến những vấn đề xã hội và môi trường như: Tạo công ăn việc làm, giảm nghèo, cải thiện môi trường sinh thái,...

Luận văn tốt nghiệp 18 Học viện Tài chính

Ngồi ra, chính sách của Nhà nước trong từng thời kì có thể hướng tới những mục tiêu khác nhau, ưu tiên phát triển ngành nào, tập trung vốn đầu tư cho vùng trọng điểm nào. Do đó khi xem xét thẩm định dự án đầu tư cán bộ thẩm định… những nhu cầu đặt ra của ngành, địa phương và cả nước hay khơng? Có hai vấn đề chính cần xem xét là lợi ích về mặt kinh tế và lợi ích về mặt xã hội. Ngoài ra cần xem xét là lợi ích về mặt kinh tế và lợi ích về mặt xã hội. Ngoài ra cần xem xét về sự phù hợp về phạm vi hoạt động, quy mô đầu tư với sự quy hoạch phát triển của ngành và lãnh thổ.

1.2.5.2. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án đầu tư.

Thẩm định thị trường dự án đầu tư là q trình tổ chức xem xét, phân tích, đánh giá một cách khách quan, khoa học và hoàn thiện các vấn đề liên quan đến thị trường dự án để từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hay tài trợ vốn cho dự án.

Thị trường là yếu tố quyết định nguồn thu của dự án. Khi thẩm định khía cạnh thị trường cần xem xét tính đầy đủ và chính xác trong từng nội dung phân tích thị trường của dự án trong các khía cạnh sau:

❖ Thẩm định về sản phẩm dự án:

Thẩm định về sản phẩm của dự án là phải xem xét cụ thể, chi tiết về sản phẩm của dự án, bao gồm:

Tên sản phẩm, loại sản phẩm.

Xem xét sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay sản phẩm đã có trên thị trường.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế nào, đặc tính, kiểu dáng, mẫu mã, giá cả, thương hiệu sản phẩm…

Sản phẩm sản xuất ra nhằm phục vụ nhu cầu nào của khách hàng: Nhu cầu cho sản xuất, nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân…

Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ ở thị trường nào: trong nước, quốc tế hay cả thị trường trong nước và quốc tế.

Luận văn tốt nghiệp 19 Học viện Tài chính

❖ Thẩm định thị trường mục tiêu của dự án:

Thẩm định thị trường mục tiêu đó là thị trường hấp dẫn nhất để tiến hành kinh doanh của dự án và phải đảm bảo các yêu cầu: Quy mô đủ lớn cho dự án, có thể tạo ra ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh, phù hợp với khả năng đầu tư của doanh nghiệp, mang lại hiệu quả cao. Để đánh giá được thị trường mục tiêu cần phải thực hiện các công việc sau:

❖ Thẩm định cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án đầu tư trong tương lai

Đánh giá cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án ở hiện tại và trong quá khứ và tương lai.

Đánh giá cầu sản phẩm của dự án trong tương lai.

❖ Thẩm định khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án, bao gồm:

Đánh giá các đối thủ cạnh tranh.

Đánh giá khả năng cạnh tranh và tiếp thị của dự án.

Xem xét các chỉ tiêu đánh giá khăn năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án.

1.2.5.3. Thẩm định kỹ thuật - công nghệ dự án đầu tư

Thẩm định kỹ thuật – công nghệ của dự án đầu tư là việc kiểm tra, phân tích các yếu tố kỹ thuật và công nghệ của dự án để đảm bảo tính khả thi của dự án. Đây là bước khá phức tạp trong công tác thẩm định dự án. Nghiên cứu kỹ thuật – công nghệ là bước nghiên cứu sau nghiên cứu khía cạnh thị trường và là tiền đề cho việc nghiên cứu các khía cạnh tài chính, kinh tế - xã hội của dự án đầu tư.

Thẩm định địa điểm thực hiện dự án: Thẩm định địa điểm có đúng như

trong dự án, có thuận lợi và khó khăn gì khi đi vào vận hành, có nằm trong quy hoạch hay khơng; thẩm định cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm

Luận văn tốt nghiệp 20 Học viện Tài chính

đầu tư; thẩm định những tác động của địa điểm xây dựng tới chi phí vốn và chi phí vận hành của dự án.

Thẩm định quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án: Thẩm định công suất

thiết kế dự kiến của dự án, sự phù hợp của cơng suất, độ hiện đại của máy móc với khả năng tài chính,…

Thẩm định về cơng nghệ, thiết bị mà dự án lựa chọn: Thẩm định độ hiện

đại của quy trình cơng nghệ, mức độ phù hợp của công nghệ với dự án; đánh giá về công suất, số lượng, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.

1.2.5.4. Thẩm định khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án

Thẩm định khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự là việc xem xét, đánh giá một cách khoa học, khách quan về toàn diện các nội dung cơ bản của tổ chức quản lý trong các giai đoạn của dự án nhằm khẳng định tính hiệu quả và khả thi của dự án về công tác tổ chức quản lý nói riêng và dự án nói chung.

Các dự án đầu tư muốn hoạt động hiệu quả khơng thể khơng tính đến nguồn nhân lực và tổ chức quản lý. Rất nhiều dự án dù tính tốn chi phí và hiệu quả kinh tế chính xác nhưng vẫn thất bại vì quản lý yếu kém, thiếu nhân lực có trình độ. Thẩm định khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án đầu tư bao gồm: Đánh giá sự phù hợp của hình thức quản lý dự án; Đánh giá cơ cấu, trình độ tổ chức vận hành của dự án; Đánh giá nguồn nhân lực của dự án

1.2.5.5. Thẩm định tài chính dự án đầu tư

Thẩm định tài chính là một nội dung quan trọng trong quá trình thẩm định dự án, thẩm định tài chính nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính thơng qua việc:

Luận văn tốt nghiệp 21 Học viện Tài chính

Xem xét nhu cầu và việc đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư (thẩm định quy mô đầu tư, cơ cấu các loại nguồn vốn, các nguồn tài trợ cho dự án).

Thẩm định các khoản chi phí, lợi ích và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ hạch tốn kinh tế của đơn vị thực hiện dự án. Có nghĩa là xem xét những chi phí sẽ phải thực hiện kể từ khi soạn thảo dự án cho đến khi kết thúc dự án, xem xét những lợi ích mà đơn vị thực hiện dự án sẽ thu được do thực hiện dự án. Trên cơ sở đó xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án.

Đánh giá độ an tồn về mặt tài chính của dự án đầu tư: - An toàn về nguồn vốn huy động

- An tồn về khả năng thanh tốn các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ

- An tồn cho các kết quả tính tốn hay nói một cách khác là xem xét tính chắc chắn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án khi các yếu tố khách quan tác động theo hướng khơng có lợi.

1.2.5.6. Thẩm định kinh tế - xã hội dự án đầu tư

Thực tế cho thấy, có những dự án dù hiệu quả về mặt tài chính cao tới đâu cũng có thể bị loại bỏ nếu nó gây tổn hại về mặt xã hội hay tổn hại đến lợi ích chung của tồn bộ nền kinh tế. Vì vậy, cần thực hiện thẩm định kinh tế - xã hội đối với dự án đầu tư trên các phương diện như:

- Đóng góp Ngân sách quốc gia.

- Tăng thu nhập hoặc tiết kiệm cho đất nước. - Tạo việc làm cho người lao động

- Tăng năng suất lao động xã hội. - Sử dụng nguyên vật liệu trong nước. - Phát triển các ngành nghề.

Luận văn tốt nghiệp 22 Học viện Tài chính

- Tiếp thu kinh nghiệm quản lý, cơng nghệ mới,...

Ngồi ra, hiện nay trên thế giới, tiêu chuẩn về môi trường được các nước quy định rất chặt chẽ. Vì vậy, khi thẩm định cũng cần chú ý vấn đề này, tránh tình trạng dự án khi đi vào hoạt động phải ngừng lại vì vấn đề ơ nhiễm mơi trường gây tổn thất cho cả doanh nghiệp và xã hội.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình phòng giao dịch trần khát chân (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)