- Chiến lược WT (kết hợp giảm thiểu mặt yếu và né tránh nguy cơ):
4. Đối với các nhà thầu thi công xây dựng
- Khi tham gia đấu thầu các gói thầu, cần phải tính đầy đủ chi phí để thực hiện (bao hàm cả các chi phí rủi ro nếu có), tránh tình trạng lập giá dự thầu thấp dưới giá thành, sau đó không thực hiện được, gây thất thoát, lãng phí rất lớn.
- Hồ sơ tham gia dự thầu phải phù hợp với quá trình tổ chức thi công (nếu trúng thầu). Hiện nay, các nhà thầu cam kết trong hồ sơ dự thầu, nhưng không thực hiện đúng khi tổ chức thi công, gây tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, nhất là việc bố trí trang thiết bị phục vụ thi công, bố trí nhân sự quản lý thi công, và các cam kết sử dụng vật liệu.
KẾT LUẬN
Các doanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnh tranh đều có vị trí nhất định của nó. Vì thế nếu một doanh nghiệp tham gia thị trường mà không có năng lực cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh yếu thì sẽ không thể tồn tại được. Việc duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một quá trình lâu dài trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là cơ sở đảm bảo cho việc duy trì sức mạnh của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác có cùng ngành nghề kinh doanh, là nền tảng vững chắc cho việc đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp (lợi nhuận, thị phần…). Vì vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không còn cách nào khác họ phải năng động, không được bằng lòng với những gì đã đạt được, tức là họ phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Với ý nghĩa đó, luận văn đã hệ thống hoá và góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường xây dựng, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng. Sự cần thiết khách quan phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập khu vực và quốc tế.
Khảo sát và phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây dựng và Chuyển giao kỹ thuật trong thời điểm hiện tại nhằm chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới.
Hy vọng rằng, với những kết quả đã đạt được của luận văn sẽ đóng góp một phần nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty xây dựng nói chung và Công ty Cổ phần Xây dựng và Chuyển giao kỹ thuật nói riêng.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới thầy hướng dẫn – PGS.TS. Phạm Quang Trung; cảm ơn các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh Tổng hợp – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các cán bộ của Viện sau đại học; Cảm ơn các cán bộ của Công ty Cổ phần Xây dựng và Chuyển giao kỹ thuật; xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.