Xây dựng mô hình chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Xây dựng và Chuyển giao kỹ thuật

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng và chuyển giao kỹ thuật (Trang 72 - 74)

8 513,144,304 Lợi nhuận từ hoạt động

4.2.4. Xây dựng mô hình chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Xây dựng và Chuyển giao kỹ thuật

phần Xây dựng và Chuyển giao kỹ thuật

Xây dựng mô hình chiến lược theo ma trận SWOT

Qua phân tích các yếu tố cạnh tranh và phát triển của công ty, ta có những kết luận như sau:

- Cơ hội (O):

Đảng và Nhà nước đã đề ra đường lối phát triển kinh tết tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển. Nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển với tốc độ cao, nhu cầu về xây dựng, cơ sở hạ tầng, các khu dân cư.. ngày càng tăng, tạo điều kiện thuận lợi để công ty đầu tư phát triển và xây lắp. Thêm vào đó lại có sự lãnh đạo giúp đỡ tạo điều kiện của Tổng Công ty, các Bộ ngành ở Trung ương và địa phương đối với việc phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.

Thị trường xây dựng phát triển mạnh mẽ sẽ tạo ra nhiều việc làm và liên tục trong thời gian dài cho người lao động.

Thị trường công việc không bị hạn chế về địa lý.

Điều kiện phát triển ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh không bị hạn chế.

Với chính sách kinh tế mở, công ty sẽ có điều kiện thúc đẩy tiến trình sản xuất.

Với việc cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu, công ty sẽ thu hút được nhiều nguồn lực, tiền vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng liên doanh, liên kết, tăng tiềm năng tài sản, vốn, kinh nghiệm…trên cơ sở mở rộng quan hệ, uy tín, mở rộng thị trường. Việc cổ phần hoá công ty chắc chắn sẽ đem tới một luồng gió mới, một cơ hội hết sức thuận lợi để công ty có thể tự chủ, bứt phá vươn lên.

Công ty đã và sẽ triển khai thực hiện một số dự án đầu tư, tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên và tận dụng được công suất phục vụ của các loại thiết bị, xe, máy, đồng thời góp phần nâng cao giá trị sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh .

Sau nhiều năm phấn đấu và trưởng thành, thế và lực của Công ty đã được khẳng định và ngày một nâng cao.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền chính trị nước ta rất ổn định tạo ra môi trường đầu tư an toàn, kinh tế phát triển mạnh.

- Nguy cơ (T):

Nguồn vốn ngân sách cho xây dựng cơ bản còn thiếu.

Đối thủ cạnh tranh: số lượng đối thủ tiềm ẩn nhiều. Có nhiều Công ty mạnh là đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là với những công trình lớn. Đặc biệt là có nhiều công trình lớn hay những công trình mang tính đặc thù, chuyên ngành, như: cầu, cảng, thuỷ điện… công ty chưa có khả năng cạnh tranh do quy mô và thương hiệu còn chưa đủ lớn nên dễ bị yếu thế và mất thị phần trong những lĩnh vực này.

Lực lượng cán bộ giỏi còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện nay, lực lượng cán bộ, kỹ sư và công nhân là đủ, nhưng khi triển khai các dự án lớn thì nguy cơ thiếu nhân lực là sẽ khó tránh khỏi. Hơn nữa, các cán bộ mới còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế, công nhân tay nghề còn yếu cả về số lượng và chất lượng theo yêu cầu phát triển của sản xuất kinh doanh.

Cơ chế quản lý và chính sách trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn nhiều bất cập.

Tỷ lệ trượt giá và tỷ giá ngoại tệ thường mất ổn định.

Nguồn vật liệu xây dựng trong nước và nhập khẩu không ổn định nên đôi khi khan hiếm dẫn đến giá cả tăng.

Thiên tai, bão lũ, giải toả mặt bằng chậm….

Chưa đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất với quy mô công nghiệp. Khi khối lượng công tác sản xuất kinh doanh lớn thì tiến độ và sức ép để thực hiện các công việc ở các công trình là rất căng thẳng.

Năng lực về tài chính của công ty chưa đảm bảo. Chưa có biện pháp chủ động huy động nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nên ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty.

Khả năng chiếm lĩnh thị phần còn yếu, thị trường của công ty hiện nay có thể nói là manh mún và chắp vá, chưa có được những thị trường mục tiêu nên chi phí cho sản xuất thường cao hơn các doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng và chuyển giao kỹ thuật (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w