Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây dựng và Chuyển giao kỹ thuật

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng và chuyển giao kỹ thuật (Trang 64 - 68)

8 513,144,304 Lợi nhuận từ hoạt động

4.1. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây dựng và Chuyển giao kỹ thuật

dựng và Chuyển giao kỹ thuật

4.1.1. Quan điểm về sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam

Định hướng cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, Đảng ta đã chỉ rõ: “…Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hoá dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế…” ( Trang 199, văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2001).

“…Từng ngành, từng doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch giải pháp để thực hiện các cam kết quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, mở rộng thị phần trên thị trường truyền thống, khai thông và mở rộng thị trường mới…”.

“…Các doanh nghiệp đầu tư đồng bộ từ nghiên cứu, sản xuất, chế biến, vận chuyển tiếp thị…nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu thô trong kim ngạch xuất khẩu…” ( Trang 330, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, năm

2001).

Chúng ta đã bước sang thế kỷ 21, Đảng ta vẫn xác định thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam là trình độ chất lượng hàng hoá dịch vụ còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, giá thành lại cao, các phương thức dịch vụ sau khi bán thô sơ kém hấp dẫn cộng với sự lạc hậu về công nghệ, quản lý thông tin đã làm cho hàng hoá của ta kém sức cạnh tranh với hàng hoá của nước ngoài, giảm hiệu quả phát triển kinh tế của nước ta.

Để vượt qua được thách thức này, chúng ta phải hết sức nỗ lực vươn lên, khắc phục những mặt yếu kém trên, phát huy triệt để sức mạnh của các yếu tố con người, quản lý, công nghệ, tài chính, thông tin mà chúng ta có thể tạo cho mình một thế mạnh riêng, một chỗ đứng, một xuất phát điểm vững chắc, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

4.1.2. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng trong thời gian tới

Nếu một doanh nghiệp tham gia thị trường mà không có năng lực cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh yếu thì sẽ không thể tồn tại được. Việc duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một quá trình lâu dài trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là cơ sở đảm bảo khả năng duy trì lâu dài sức cạnh tranh của doanh nghiệp, là nền tảng vững chắc cho việc đạt được mục tiêu kinh doanh ( lợi nhuận, thị phần…).

Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là một thực tế khách quan phải chấp nhận. Các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường tất yếu phải chấp nhận cạnh tranh, tuân theo quy luật cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh có tính hai mặt: một mặt nó làm cho điều kiện cạnh tranh ngày càng khó khăn hơn, tạo sức ép bất lợi cho doanh nghiệp; mặt khác nó là động

lực buộc các doanh nghiệp luôn phấn đấu để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tổ chức hệ thống phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần hạn chế các bất lợi do cạnh tranh gây ra, đồng thời tận dụng mọi cơ hội do cạnh tranh đem lại, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải luôn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.

Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp đang lớn hơn về quy mô và phạm vi hoạt động nên cũng phải đương đầu với môi trường cạnh tranh gay gắt vì sự tồn tại của chính mình. Có nhiều yếu tố tác động đến cường độ cạnh tranh của ngành, đó là: sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại trong ngành, sức ép từ phía Nhà nước, từ người cung cấp, người mua, đe doạ từ sản phẩm thay thế và sự cạnh tranh của đối thủ mới. Xét về mặt tổng quát, xu hướng vận động của các yếu tố này ngày càng gây khó khăn cho doanh nghiệp, tức là làm cho môi trường cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn, thể hiện:

+ Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Đối với các doanh nghiệp hiện tại, thế và lực của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác là biểu hiện trực tiếp sức mạnh của doanh nghiệp trong ngành. Do đó, để có một vị trí vững chắc, mọi doanh nghiệp luôn tìm cách vươn lên và tìm mọi biện pháp để vượt lên đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình. Chính vì thế mà cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có mặt trong ngành luôn diễn ra gay gắt và xu hướng ngày càng tăng.

+ Áp lực từ phía khách hàng: trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, khách hàng được đặt ở vị trí “thượng đế”. Doanh nghiệp luôn tìm cách tiêu thụ sản phẩm nhanh, phục vụ khách hàng tốt nhất. Tư vấn quyết định phần lớn sự “ thành “ hay “ bại” của một dự án. Tư vấn không chỉ đơn thuần là đưa ra một lời khuyên, mà còn phải chỉ vẽ, hướng dẫn thực hiện lời khuyên đưa ra sao cho có thể đạt hiệu quả cao nhất.

Tư vấn phải giúp đỡ kỹ thuật trong việc soạn thảo và hoàn chỉnh các dự án, giúp đỡ trong giám sát thực thi dự án. Tư vấn phải tổ chức việc điều tra, khảo sát, nghiên cứu, soạn thảo các văn kiện, dự án, quy hoạch, thiết kế và quản lý các dự án xây dựng cho khách hàng. Yêu cầu của khách hàng đối với nhà tư vấn ngày càng cao và khắt khe hơn: chất lượng sản phẩm luôn phải tốt, giá cả vừa phải, phong cách phục vụ khách hàng nhiệt tình, tiện lợi. Làm thế nào để giải quyết tốt vấn đề này. Đây là câu hỏi khó đối với tất cả các doanh nghiệp hiện nay.

+ Đe doạ từ sản phẩm thay thế: Với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ cùng với khả năng sáng tạo của con người, sản phẩm sản xuất ra luôn được cải tiến nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người mua. Xu hướng này ngày càng được mở rộng với tất cả các ngành. Chính vì vậy, áp lực từ sản phẩm thay thế lên mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gia tăng, nó có nguy cơ thu hẹp thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần làm gì để khắc phục và giảm thiểu tác động của xu hướng này?.

+ Đe doạ từ những doanh nghiệp mới tham gia thị trường: Nền kinh ngày càng phát triển, tiến trình tự do hoá ngày càng cao. Mọi tổ chức và cá nhân càng dễ dàng gia nhập thị trường của ngành, tức là không còn độc quyền hay đặc quyền nữa. Sự tự do hoá không chỉ diễn ra ở trong nước mà còn vượt ra ngoài biên giới. Sức ép của các đối thủ mới gia nhập với những lợi thế và công nghệ mới, phương pháp quản lý mới, đặc biệt lợi thế của các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn lớn trên thế giới sẽ gây bất lợi, khó khăn cho toàn ngành xây dựng. Để đối phó với điều này, doanh nghiệp phải làm gì?.

+ Sức ép từ phía Nhà nước: Chủ trương của Nhà nước ta là hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Vấn đề này không thể đảo ngược đối với nước ta trong những năm tới. Việt Nam đã gia nhập AFTA, WTO, điều đó đồng nghĩa với việc xoá bỏ dần hàng rào thuế quan, phi thuế quan và rút dần

ra khỏi sự bảo hộ của Nhà nước đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước, buộc các doanh nghiệp phải tham gia thực sự vào cuộc cạnh tranh khắc nghiệt trên thị trường khu vực. Qua cuộc cạnh tranh này, có những doanh nghiệp sẽ vượt qua để tồn tại và phát triển đi lên, ngược lại có những doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh sẽ dẫn đến việc phá sản.

Trên đây là xu hướng vận động của các yếu tố tác động tới cường độ cạnh tranh của ngành và ta thấy rằng xu hướng này ngày càng tạo ra cường độ cạnh tranh khốc liệt hơn, sức ép đối với doanh nghiệp trong ngành sẽ ngày một tăng lên. Những câu hỏi đặt ra để giải quyết xu hướng vận động các yếu tố bên trên chỉ được giải quyết khi sức cạnh tranh của sản phẩm được nâng lên. Năng lực cạnh tranh tốt của doanh nghiệp chính là rào cản hữu hiệu nhất để ngăn chặn các bất lợi gây ra cho doanh nghiệp.

Vì vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không còn cách nào khác là họ phải năng động, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Để đạt được lợi thế cạnh tranh là cả một quá trình phấn đấu lâu dài, các doanh nghiệp luôn phải đi trước đối thủ của mình trong việc sản xuất có hiệu quả hơn, chất lượng sản phẩm tốt, sự sáng tạo trong sản xuất kinh doanh và phương thức đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng và chuyển giao kỹ thuật (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w