Chủ trương, cơ chế, chính sách của chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp bị chi phối bởi các đạo luật, các quy định do nhà nước ban hành.
Khi chuyển sang cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề chủ trương, cơ chế chính sách của chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân theo các điều luật mà chính phủ đã đề ra. Các chính sách của chính phủ có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ. Thí dụ: việc tăng thuế trong các ngành nhất định có thể đe doạ đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Một hành lang pháp lý chặt chẽ, thông thoáng và ổn định sẽ là môi trường tốt để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, yên tâm đầu tư để thu lợi nhuận là mong muốn của bất cứ doanh nghiệp nào. Bất cứ một thay đổi nào của pháp luật cũng gây ra những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp nói chung và đối với
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, vì hầu hết các công trình có quy mô lớn đều do Nhà nước đầu tư dưới các hình thức vốn ngân sách Nhà nước, vốn vay… Sự ổn định về chính trị cũng là một nhân tố thuận lợi để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hệ thống luật pháp là một trong những bộ phận của yếu tố chính trị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mức độ ổn định của hành lang pháp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Ngược lại doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi phải đối diện liên tục với những thay đổi của pháp luật, làm suy yếu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.