Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ra nước ngoà

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí ngô gia tự (Trang 98 - 101)

a) Chức năng và nhiệm vụ

3.2.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ra nước ngoà

nước ngoài

Mục tiêu của giải pháp này là tăng doanh thu tiêu thụ, bổ sung vốn bằng tiền đang thiếu hụt đồng thời giải phóng lượng tồn kho thành phẩm của cơng ty. Do hiện nay các sản phẩm của công ty chủ yếu sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước, xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (5% doanh thu) mà thị trường trong nước hiện đang khó khăn do tình hình cạnh tranh gay gắt, cơng ty khơng thể cạnh tranh được với sản phẩm nhập lậu giá rẻ, chất lượng kém (sản phẩm Bạc Bimental), nhu cầu thị trường giảm (đối với sản phẩm ơ tơ).

Chính vì thế cơng ty nên cân nhắc thực hiện giải pháp này nhằm cải thiện tình hình tiêu thụ của cơng ty. Để thực hiện giải pháp này, trước hết công ty cần nâng cao năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm để tạo chỗ đứng cho công ty trên thị trường quốc tế. Với sản phẩm Bạc Bimetal, hiện nay công ty đang xuất khẩu sang Lào, Indonesia và Malaysia tuy nhiên thị phần nhỏ. Do vậy, trong thời gian tới cơng ty nên tìm kiếm xây dựng nhiều

đại lý hơn ở các thị trường này để có thể mở rộng kênh phân phối sản phẩm của công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận sản phẩm của cơng ty. Ngồi ra cơng ty nên thực hiện các biện pháp Marketing để quảng bá rộng rãi hơn hình ảnh của cơng ty trên thị trường xuất khẩu (quảng cao trên TV, báo, đài địa phương..)

Với mặt hàng ô tô, đầu ra chủ yếu hiện nay là bán cho các đại lý trong nước: Đại Lợi, Khang Thịnh, Minh Trường Sinh, Việt Phú Cường… và khơng xuất khẩu ra nước ngồi. Điều này sẽ hạn chế việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm này của công ty. Do vậy, công ty nên thực hiện xuất khẩu sản phẩm này ra các thị trường tiềm năng, chẳng hạn: các quốc gia châu Phi, các quốc gia Tây Á, Campuchia, Myanmar…Các quốc gia thuộc châu Phi (như Nam Phi, Nigeria…) được xem như thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và chưa được khai thác hết. Kinh tế các nước châu Phi tăng trưởng nhanh trong thời gian qua. Một số nước có tiềm lực kinh tế khá lớn, nguồn dựu trữ ngoại tệ cao nhờ việc xuất khẩu dầu mỏ, khoáng sản. Nền kinh tế thị trường tự do đã thiết lập hoàn toàn hoặc một phần lớn tại các quốc gia châu Phi. Nhiều nước đang dỡ bỏ dần hàng rào phi thuế quan, giảm thuế nhập khẩu, nới lỏng kiểm soát đối với vật giá trong nước. Cùng với sự hỗ trợ của chính phủ 2 bên, hàng hóa Việt Nam đã có chỗ đứng và tương đối phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của người dân tại khu vực này. Hơn nữa, hiện nay có ít doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam xuất khẩu tới thị trường châu Phi. Do vậy đây hứa hẹn sẽ là một thị trường tiềm năng của cơng ty cổ phần cơ khí Ngơ Gia Tự. Tuy nhiên bên cạnh những chính sách ưu đãi và các cơ chế mở cửa của nền kinh tế thì cơng ty có thể gặp phải những rào cản như: hiện tại những nước là thị trường tiềm năng với xuất khẩu Việt Nam như Nigeria, Nam Phi cũng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, thuế tự vệ…) và có những rào cản về kỹ thuật nghiêm

ngặt như một số sản phẩm phải theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu, hay bộ chứng từ gửi hàng xuất khẩu phải được cơ quan đại diện ngoại giao nước mua đóng ở nước bán chứng thực lãnh sự quán. Đặc biệt ở các nước châu Phi thanh tốn thường sử dụng hình thức D/P (chuyển tiền đặt cọc, vì thế khi cơng ty thực hiện xuất khẩu sang các nước này, để phịng tránh rủi ro, cơng ty cần đưa ra mức phần trăm đặt cọc (30% trở lên để đảm bảo an toàn cho các đơn hàng và khơng nên sử dụng hình thức thanh tốn D/A (nhờ thu chấp nhận chứng từ) hay chuyển tiền bằng Western Union cho việc thanh tốn. Ngồi ra, thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang châu Phi thường mất từ 1- 1,5 tháng/chuyến, do vậy cơng ty nên kết hợp hình thức xuất khẩu và nhập khẩu để giảm cước tàu.

Ngoài ra Tây Á cũng được xem như một thị trường tiềm năng cho mặt hàng ô tô, phụ kiện ô tô của Việt Nam. Hiện nay, các nước ở Tây Á đang tích cực cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng đa dạng hóa, phát triển khu vực kinh tế tư nhân, giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, khí đốt, đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng, xây dựng các trung tâm kinh tế - thương mại, tiếp tục mở cửa thị trường, tăng cường tự do hóa thương mại và hội nhập sâu rộng với các nước trên thế giới. Với dân số khoảng 300 triệu người, mức thu nhập bình quân đầu người vào loại cao trên thế giới, tốc độ đơ thị hóa nhanh, Tây Á là khu vực thị trường có sức mua lớn với khả năng thanh toán cao, nhu cầu các loại hàng hóa của người dân ở các nước Tây Á ngày càng tăng mạnh. Điều này mở ra cơ hội cho hàng hóa các nước thâm nhập vào khu vực thị trường này, trong đó có Việt Nam. Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam tại khu vực Tây Á là UAE, Thổ Nhỹ Kỳ, Ả-Rập-Xê-Út, I-xra-en. Nhu cầu về phụ kiện, linh kiện, phụ tùng ô tô tại thị trường này rất lớn tuy nhiên tỷ lệ xuất khẩu mặt hàng này từ Việt Nam sang các quốc gia Tây Á còn hạn chế. Do vậy, cơng ty cổ phần cơ khí Ngơ Gia Tự có thể tận dụng những ưu thế của

mình (cso sự hỗ trợ vốn của Nhà nước- cổ đông lớn nhất của công ty, kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô) để làm bược đệm, lên kế hoạch xuất khẩu ô tô ra thị trường Tây Á nhiều tiềm năng.

Thêm vào đó, cơng ty nên thử sản xuất một số xe nhỏ giá rẻ và xuất khẩu sang thị trường Myanmar và Campuchia bởi 2 thị trường này được đánh giá là 2 thị trường tiềm năng cho xe ô tô giá rẻ. Công ty chỉ cần lắp động cơ tốt mang thương hiệu Nhật Bản là có thể bán được bởi người dân ở đây có thu nhập thấp, rất cần xe giá rẻ và khá dễ tính trong việc mua xe chứ khơng khó tính như tại Việt Nam.

Để có thể xuất khẩu ơ tơ địi hỏi công ty cần đẩy mạnh làm thương hiệu và dịch vụ hậu mãi để khuếch trương, tạo chỗ đứng vững chắc cho cạnh tranh với dòng xe giá rẻ khác.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí ngô gia tự (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)