a) Chức năng và nhiệm vụ
3.1.1. Bối cảnh kinh tế-xã hội trong thời gian tớ
Bước sang năm 2014, kinh tế thế giới phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng toàn cầu tại các nền kinh tế lớn với hàng loạt các biện pháp mạnh được thực thi. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi thực hiện chính sách thắt chặt thơng qua việc tăng lãi suất nhằm giảm áp lực tiền tệ, vì vậy tăng trưởng kinh tế tại khu vực này đang gặp trở ngại.
Kinh tế - xã hội nước ta trước bối cảnh thế giới vừa có những thuận lợi, nhưng cũng khơng ít rủi ro, thách thức, cịn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp và diễn biến khó lường. Khó khăn trong sản xuất kinh doanh chưa được giải quyết triệt để, những yếu kém nội tại của nền kinh tế chậm được khắc phục. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, song tốc độ chậm; khu vực kinh tế trong nước vẫn cịn tiếp tục khó khăn: Khu vực FDI giữ được lợi thế tăng trưởng, nhưng khơng có sự đột biến trong năm 2014; Nơng nghiệp đã đạt đến đỉnh tăng trưởng do chưa thay đổi về cơ cấu, nên khó có khả năng tăng trưởng cao hơn năm 2013; Khu vực dịch vụ sẽ tăng trưởng khá hơn năm 2013, nhưng chưa có khả năng thúc đẩy cả nền kinh tế. Tuy nhiên, bức tranh chung của nền kinh tế năm 2014 vẫn sáng hơn 2 năm 2012-2013. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2014 sẽ cải thiện hơn so với năm 2013 nhưng không nhiều. Theo dự đoán của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 của Việt Nam chỉ đạt 5,3% và tăng thêm chỉ 0,1 điểm phần trăm vào năm sau. Dự báo này có thể xem là hợp lý khi tổng mức đầu tư toàn xã hội so với GDP cho năm 2014 được định hướng vào khoảng 30%, tức tương
đương năm nay. Đối với một nền kinh tế đang phát triển với nguồn lực trẻ dồi dào như Việt Nam, con số tăng trưởng quanh mốc 5% không phải là kết quả đáng phấn khởi. Tăng trưởng thấp kéo theo số lượng cơng việc mới tạo ra khơng lớn và sẽ khó đáp ứng được một lượng lớn thanh niên đến tuổi trưởng thành hay mới ra trường. Trong khi tăng trưởng vẫn khiêm tốn thì lạm phát có khả năng sẽ cao hơn nhiều so với năm nay khi các chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ được nới lỏng hơn để thúc đẩy tăng trưởng. Kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, dù chậm, cũng góp phần khiến giá cả hàng hóa cao hơn, gây sức ép làm gia tăng lạm phát trong nước. Các chính sách điều hành giá điện, than, xăng dầu, gas, nước dần được nới lỏng hơn cũng góp phần tăng kỳ vọng về lạm phát năm sau. Tuy vậy, sức cầu của nền kinh tế vẫn còn quá yếu sẽ hạn chế phần nào tốc độ tăng của giá cả hàng hóa. Theo tính tốn của Ngân hàng HSBC, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm sau sẽ tăng đến 8,3%, một sự khác biệt khá lớn so với con số khoảng 6,6% năm nay. Với viễn cảnh lạm phát cao hơn, khả năng thực hiện tiếp các đợt cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước sẽ bị thu hẹp đáng kể. Do đó, có thể dự báo trong năm 2014 tốc độ tăng GDP khoảng 5,5% và CPI tăng khoảng 7%. Nhiệm vụ chính trong năm 2014-2015 vẫn là giữ ổn định kinh tế vĩ mơ, đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và quan trọng nhất là khôi phục lại niềm tin của thị trường. Năm 2013 tiếp tục chứng kiến một lượng lớn DN rời cuộc chơi. Tính đến hết tháng 11/2013, đã có gần 55.000 DN giải thể và ngừng hoạt động, cao hơn con số của cả năm 2012 và 2011. Sức tiêu thụ của thị trường yếu, tín dụng ngân hàng bị siết chặt, khả năng cạnh tranh thấp, thị trường bất động sản chưa khởi sắc sẽ khiến DN trong nước tiếp tục chật vật tìm chỗ đứng. Tuy vậy, việc đầu tư công được mở rộng và thị trường thế giới phục hồi sẽ giúp cải thiện phần nào nguồn thu của các DN. Nhìn chung, 2014 sẽ vẫn là một năm khó khăn của các DN trong nước.
Dự báo nhu cầu của thị trường ô tô về cơ bản là vẫn tốt, các dự án lớn vận tải hành khách công cộng của các tỉnh, thành phố đang tiếp tục triển khai. Nhu cầu phát triển xe chở công nhân, xe đường dài tiếp tục phát triển do yêu cầu đổi mới phương tiện đáp ứng nhu cầu khách hàng.Theo như dự báo, thị trường ô tô tại Việt Nam năm 2014 - 2016 sẽ rất phát triển, đặc biệt thuận lợi cho công ty vì một loạt các dự án lớn triển khai trong thời gian này như:Dự án đổi mới phương tiện và phát triển các tuyến xe buýt kế cận Hà Nội; Dự án đầu tư 1.618 xe TP Hồ Chí Minh tư 2012 - 2015. Dự án xe buýt nhanh TP Đà Nẵng; các dự án đầu tư xe buýt các tỉnh khác như: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Nam, Đà Nẵng, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau ....; các chương trình xe đưa đón CB-CNV các khu cơng nghiệp; u cầu về đổi mới phương tiện (xe giường nằm) cho vận tải hành khách liên tỉnh. Đây toàn bộ là các chương trình mà cơng ty đã và đang cung cấp và đã được khách hàng tín nhiệm; các chương trình xe chạy khí CNG; các sản phẩm của Cơng ty về cơ bản vẫn được khách hàng trên toàn quốc đặc biệt là các khách hàng lớn tin dùng và tiếp tục đầu tư như dự án Hà Nội và TP Hồ Chí Minh...
Bộ Cơng Thương đang chuẩn bị trình Chính phủ Dự thảo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tơ VN đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Đây được xem là cơ hội cuối cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô, vốn được đánh giá là một trong những ngành quan trọng trước ngưỡng thực hiện các cam kết về thuế trọng khu vực Asean (2018). Một trong những quan điểm trong việc xây dựng các giải pháp và cơ chế chính sách là xây dựng chính sách phát triển ngành thơng qua giảm thuế và hỗ trợ chi phí với mục tiêu phát triển cơng nghiệp hỗ trợ, khuyến khích sản xuất và kích cầu tiêu dùng các dịng xe được quy hoạch chi tiết. Bên cạnh đó Chính phủ xem xét có ưu đãi đặc biệt cho nhà sản xuất đối với những dự án lớn mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, hệ thống chính sách khác có liên quan cũng phải
được thiết kế đồng bộ với chính sách phát triển ngành cơng nghiệp ơtơ, phù hợp với xu thế hội nhập và thực hiện ổn định, nhất quán trong thời gian dài (tối thiểu 10 năm, nếu rà sốt điều chỉnh thì 1 lần sau 5 năm), tạo sự tin tưởng đối với nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng, làm tiền đề cho các hoạt động đầu tư. Dự thảo quy hoạch của Bộ Công Thương cho thấy thị trường biến động nhiều, công nghiệp hỗ trợ ngành chưa phát triển, tỷ lệ nội địa hoá thấp; mức độ chuyển dịch cơng nghệ trong ngành cịn rất thấp, sự liên kết, hợp tác, phân cơng sản xuất giữa các DN trong ngành cịn rất yếu, chưa có DN lớn đủ khả năng cạnh tranh và xuất khẩu; chính sách phát triển chưa đồng bộ và phù hợp, nên các DN hoạt động theo phương thức nhập linh kiện phụ tùng về lắp ráp, chậm phát triển hạ tầng giao thông (chủ yếu do tổ chức giao thơng kém), các chính sách quản lý vĩ mơ kém ổn định (thuế, phí, lệ phí...), đã gây biến động cầu lớn, khó khăn cho định hướng sản xuất…Dự thảo nêu rõ những mục tiêu cụ thể của các dòng xe, các lĩnh vực như đối với xe tải và xe khách từ 10 chỗ trở lên, đối với xe đến 9 chỗ ngồi, xe chuyên dùng… Trong đó điểm mới đáng lưu ý là việc chú trọng phát triển dòng xe tải nhỏ đa dụng thay thế xe công nông, xe tự chế phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nơng thơn, khuyến khích sản xuất xe nơng dụng nhỏ nhiều chức năng (kết hợp vận tải hàng hoá với một hay nhiều tính năng như làm đất, bơm nước, phát điện, phun thuốc sâu...) để đáp ứng nhu cầu của đồng bào vùng trung du miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên; xác định rõ đối tác chiến lược, khuyến khích đầu tư các dự án đủ lớn để tạo dựng thị trường cho cơng nghiệp hỗ trợ. Khuyến khích sản xuất dịng xe thân thiện môi trường (xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện)... Đặc biệt, đối với công nghiệp hỗ trợ, mục tiêu cụ thể xác định rõ việc hợp tác với các hãng ô tô lớn để lựa chọn những phụ tùng, linh kiện mà VN có thể đảm nhiệm vai trị mắt xích trong chuỗi sản xuất - cung ứng, trên cơ sở đó đầu tư công nghệ hiện đại,
sản xuất phục vụ xuất khẩu; tiếp thu công nghệ, chế tạo được các chi tiết, linh kiện quan trọng như bộ truyền động, hộp số, động cơ, thân vỏ xe... cho một số loại xe; hình thành một số trung tâm/cụm liên kết công nghiệp ô tô tập trung trên cơ sở sắp xếp lại sản xuất, đẩy mạnh hợp tác - liên kết giữa các DN sản xuất, lắp ráp ô tô... Một điều đáng lưu ý là những vấn đề liên quan đến các chính sách đối với khu vực tiêu dùng, nhất là những vấn đề liên quan đến thuế đã được đưa ra và nhận được sự ủng hộ của các DN như: Điều chỉnh phương pháp xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt bảo đảm bình đẳng giữa xe sản xuất lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc cùng loại. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe khách và xe tải được quy định: Xe khách 10 đến dưới 16 chỗ thuế suất là 25%; xe khách từ 16 đến dưới 24 chỗ thuế suất là 5%. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe cá nhân đến 7 chỗ: Xe có dung tích động cơ đến dưới 1.0 l thuế suất là 30%; xe dung tích từ 1.0 l đến dưới 1.5 l thuế suất là 35%, đối với các loại xe dung tích đến 1.5 l có tích hợp thêm tính năng vận chuyển hàng hóa, sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn thuế suất tương ứng là 25% và 30%; xe có dung tích động cơ trên 3.0 l đến 4.0 l thuế suất là 60%.xe có dung tích động cơ trên 4.0 l thuế suất là 70%; bổ sung xe tải nhẹ sức chở đến 3T vào danh mục máy, thiết bị được hưởng hỗ trợ theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nơng nghiệp; bổ sung xe nông dụng nhỏ nhiều chức năng vào danh mục máy, thiết bị được hưởng hỗ trợ theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp...