a) Chức năng và nhiệm vụ
2.1.4. Tình hình tài chính chủ yếu của cơng ty cổ phần cơ khí Ngơ Gia Tự
Ngơ Gia Tự
2.1.4.1. Những thuận lợi, khó khăn trong q trình hoạt động của cơng ty
a) Những thuận lợi
Ban lãnh đạo Cơng ty đồn kết nhất trí, tập hợp được đội ngũ cán bộ cơng nhân viên ngày càng trưởng thành, có nhiều đóng góp trí tuệ, cơng sức để ổn định sản xuất và thực hiện đầu tư nhằm mục đích phát triển cơng ty. Công ty đã chuyển đổi mơ hình hoạt động thành cơng ty cổ phần nên đã được tự chủ hơn trong điều hành hoạt động SXKD của mình.
Các sản phẩm xe khách, phụ tùng ơ tơ, kết cấu thép của công ty ngày càng được thị trường trong và ngoài nước biết đến.
Do được đầu tư từ năm 2005 nên cơ sở vật chất của công ty tại 2 địa điểm sản xuất như: nhà xưởng, nơi sinh hoạt, thiết bị máy móc ngày càng
hồn thiện hơn, bước đầu đã đáp ứng phần nào sản xuất kinh doanh của cơng ty trong tình hình hiện nay.
Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Bộ Giao thông Vận tải, Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam, các cơ quan ban, ngành, sự hợp tác của các đối tác trong và ngồi nước.
b) Những khó khăn
Chính sách của Chính phủ xiết chặt cho vay để kìm chế lạm phát, lãi xuất ngân hàng lại tăng cao trong năm 2011 và mặc dù đã hạ nhiệt trong năm 2012 nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận với nguồn vốn vay để triển khai sản xuất. Trong khi đó, giá cả vật tư lại leo thang dẫn đến sản phẩm đầu ra cũng phải tăng theo để bù đắp chi phí, do đó đã làm mất đi ưu thế cạnh tranh về giá của sản phẩm.
Đối với sản phẩm xe khách do công ty sản xuất đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các cơng ty khác, do đó để lơi kéo được khách sử dụng sản phẩm của công ty không phải là điều dễ dàng. Cũng trong giai đoạn 2011- 2012, do một số chính sách về các loại phí đường bộ của Bộ GTVT đã ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng kéo theo thị phần sản phẩm của công ty cũng bị thu hẹp. Vào cuối năm 2012, do phía đối tác gặp khó khăn bất khả kháng không thể cung cấp khung gầm County nên sản lượng cua công ty bị giảm nghiêm trọng.
Đối với sản phẩm Bạc Bimetal, mặc dù là đơn vị duy nhất tại Việt Nam sản xuất loại sản phẩm trên nhưng cũng không thể cạnh tranh nổi với những sản phẩm cùng loại được nhập lậu từ Trung Quốc.
Đối với sản phẩm kết cấu thép, sản phẩm an tồn giao thơng: các dự án xây dựng cơng nghiệp, giao thơng đình trệ dẫn đến sản phẩm kết cấu thép khơng có đầu ra; sản phẩm an tồn giao thơng chỉ làm được cho các dự
án đường cao tốc có nguồn vốn ngân sách, thanh khoản chậm nên phải chịu lãi vay ngân hàng lớn.
Công tác bán hàng cịn thụ động, chưa kiểm sốt và định hướng cho các đại lý thực hiện các mục tiêu của công ty đã đề ra.
Chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa tạo được uy tín tốt trên thị trường. Sản lượng cịn thấp, khi thị trường có nhu cầu thì khơng đáp ứng nổi dẫn đến mất thị phần
Công tác bảo hành chưa triệt để, kịp thời tạo tâm lý không thoải mái cho khách hàng.
Điều hành sản xuất chưa hợp lý, chưa có sự phịng bị cho những rủi ro, sự phối kết hợp giữa các phòng ban chưa chặt chẽ, những phát sinh xảy ra trong quá trình sản xuất được giải quyết rất chậm chạp; ý thức trách nhiệm của từng thành viên trong Công ty không cao đẫn đến hiệu quả cơng việc rát thấp.
Thiếu nhân lực có chất lượng cao; trang thiết bị chưa hiện đại nên năng suất lao động thấp, chưa đáp ứng được tiến độ cho những đơn hàng lớn.
2.1.4.2. Tình hình tài chính chủ yếu của cơng ty thời gian qua
Về tài sản: Từ bảng trên có thể thấy, trong 3 năm 2011-2013, tổng tài sản của công ty giảm dần từ gần 369 tỷ đồng cuối năm 2011 xuống chỉ còn 303 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2013.
Cơ cấu phân bổ vốn của công ty cũng thay đổi theo hướng chú trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn (TSNH). Trong tổng tài sản của công ty, tài sản dài hạn (TSDH) thường chiếm tỷ trọng cao hơn TSNH tuy nhiên tại thời điểm cuối năm 2013, TSNH lại chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng tài sản của công ty. Điều này chủ yếu là do công ty tồn trữ quá nhiều hàng tồn kho do không bán được hàng. Đối với một doanh nghiệp sản xuất như công ty Ngô Gia Tự, tỷ trọng TSNH cao hơn tỷ trọng TSDH là một điều bất hợp lí, cần xem xét lại. Xét TSNH của công ty, tại thời điểm cuối năm 2012, TSNH của công ty giảm 18.006 triệu đồng (giảm 11,21%) so với cùng kì năm 2011 do năm 2012 công ty thu hồi được một số nợ phải thu, đồng thời tình hình tiêu thụ sản phẩm của cơng ty trong năm 2012 cũng tương đối tốt do vậy lượng hàng tồn kho của công ty tại thời điểm cuối năm 2012 giảm. Tuy nhiên tại thời điểm cuối năm 2013, TSNH của công ty tăng thêm 14.161 triệu đồng so với cùng kì năm 2012 và đạt 157 tỷ đồng. Nguyên nhân là do lượng hàng tồn kho của công ty tại thời điểm cuối năm 2013 tăng mạnh so với thời điểm đầu năm. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH của công ty (52.99%). Nguyên nhân là do tình hình tiêu thụ sản phẩm của cơng ty trong năm 2013 gặp khó khăn.
Cịn về khoản mục TSDH của cơng ty năm 2012 tăng lên 2,7 tỷ đồng, chiếm 59,66% trong tổng tài sản của công ty. Tuy nhiên tới năm 2013, TSDH của cơng ty giảm mạnh chỉ cịn 146 tỷ đồng chiếm 48,23% trong tổng tài sản cảu công ty. Nguyên nhân là do TSCĐ của công ty giảm mạnh tại thời điểm cuối năm 2013. Bên cạnh đó, tài sản dài hạn của cơng ty giảm xuống cịn do khoản mục đầu tư tài chính dài hạn của công ty tại thời điểm cuối năm
2013 giảm mạnh so với cùng kì năm 2012 (giảm 97,39%). Nguyên nhân là do nhu cầu vốn của công ty tăng mạnh để đáp ứng cho việc tồn trữ hàng tồn kho quá lớn. Do vật công ty đã giảm quy mô đầu tư để rút bớt vốn bằng tiền về để đáp ứng nhu cầu tích trữ hàng tồn kho của cơng ty. Như vậy, có thể nói, TSDH của cơng ty giảm chủ yếu là do sự suy giảm của TSCĐ và các khoản đầu tư tài chính dài hạn của cơng ty. Trong TSDH của công ty, TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất (92,16%). Điều này là hồn tồn hợp lí đối với 1 doanh nghiệp sản xuất như công ty Ngô Gia Tự và cũng là một dấu hiệu tích cực chứng tỏ cơng ty đã chú trọng đầu tư nâng cao năng lực sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tóm lại, tài sản của cơng ty tại thời điểm cuối năm 2013 thấp hơn nhiều so với cùng kì năm 2011 và 2012. Trong tổng tài sản của công ty, TSDH chiếm tỷ trọng thấp hơn TSNH-đây là một điều bất hợp lí đối với một doanh nghiệp sản xuất như công ty Ngô Gia Tự và nó phản ánh sự thiếu hiệu quả trong cơng tác phân bổ vốn của cơng ty. Vì thế cơng ty cần cân nhắc thực hiện các biện pháp để đảm bảo cơ cấu tài sản tối ưu, từ đó đảm bảo sức khỏe tài chính cho cơng ty.
Về nguồn vốn: Nguồn vốn của công ty giảm dần từ 369 tỷ tại thời điểm cuối năm 2011 xuống chỉ còn gần 303 tỷ vào cuối năm 2013. Điều này chứng tỏ quy mơ nguồn tài chính của cơng ty khá nhỏ và giảm dần trong giai đoạn 2011-2013.
Cơ cấu nguồn vốn: tỷ trọng nợ phải trả luôn lớn hơn tỷ trọng VCSH, tỷ trọng nợ tăng về cuối năm thể hiện mức độ tự chủ về tài chính của cơng ty khá thấp và tự chủ về tài chính giảm, rủi ro tài chính tăng lên cho cơng ty.
Nợ phải trả giảm dần trong 3 năm qua: cuối năm 2012 giảm 16,28 tỷ (6%) so với thời điểm đầu năm và giảm 51 tỷ tại thời điểm cuối năm 2013 (giảm 20,03%). Nguyên nhân chủ yếu là do nợ ngắn hạn giảm. Cơ cấu nợ có
sự thay đổi: tỷ trọng nợ dài hạn tăng, tỷ trọng nợ ngắn hạn giảm. Nợ phải trả dài hạn tăng chủ yếu là do khoản mục phải trả dài hạn khác của công ty tăng lên, bao gồm: quỹ hỗ trợ sắp xếp và chi phí cổ phần hóa nhà nước và tiền đặt cọc th phân xưởng. Cịn về chính sách huy động nợ dài hạn từ ngân hàng: cơng ty đang thực hiện chính sách giảm huy động nợ dài hạn đồng thời thanh toán hết nợ cũ để giảm áp lực thanh toán và tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. Nợ ngắn hạn cuối năm 2013 giảm 36 tỷ đồng (25,38%) trong đó chủ yếu là do vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán và người mua trả tiền trước giảm tương ứng là sự gia tăng của thuế và các khoản phải nộp nhà nước làm giảm nguồn vốn chiếm dụng. Tóm lại tuy có xu hướng giảm nhẹ song tỷ trọng nợ phải trả đầu năm và cuối năm của công ty vẫn khá cao.
Về VCSH của công ty tăng dần trong giai đoạn 2011-2013. Tỷ trọng vốn chủ tăng từ 26,48% cuối năm 2011 lên 28,90% cuối năm 2012 và chiếm 32,7% trong tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2013. Như vậy khả năng tự chủ về tài chính của cơng ty tăng lên từ đó giúp cơng ty tránh được những rủi ro tiềm ẩn trong trường hợp mất khả năng thanh toán. Trong tổng vốn chủ thì bản thân VCSH chiếm tồn bộ tỷ trọng (100%) trong cả 3 năm qua.
Tóm lại có thể thấy quy mơ nguồn vốn của doanh nghiệp giảm xuống và năm 2013 công ty tập trung vào huy động nợ dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn của mình; khoản vốn chiếm dụng từ các đối tượng thay thế cho vay ngắn hạn ngân hàng cũng tăng lên trừ phải trả người bán. Điều này sẽ giảm phần nào áp lực thanh toán, trả nợ trong ngắn hạn nhưng xét trong dài hạn sẽ gia tăng chi phí sử dụng vốn và đặc biệt tăng áp lực lên khả năng sinh lời, hệ số nợ cao sẽ gia tăng rủi ro tài chính và giảm khả năng vay nợ của doanh nghiệp trong tương lai. Quy mô vốn chủ tăng nhẹ nhưng cũng thể hiện được ảnh hưởng tích cực từ kết quả sản xuất cũng như biến động có lợi của tỷ
giá.
b) Tình hình kết quả kinh doanh
Tình hình kinh doanh của cơng ty trong 3 năm qua (2011-2013) được thể hiện trong bảng sau:
Từ bảng trên ta thấy trong năm 2012, tổng lợi nhuận sau thuế (LNST) của công ty gia tăng mạnh mẽ. Tỷ suất lợi nhuận rịng của cơng ty cũng tăng mạnh, từ 0,1% năm 2011 lên 1,02% năm 2013. Đây là dấu hiệu tốt về kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận ròng còn thấp, các tỷ suất chi phí tăng do vậy cần xem xét nguyên nhân của tình hình.
Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế (LNTT) của cơng ty năm sau tăng cao hơn năm trước với tốc độ tăng lớn. Các tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần chủ yếu tăng trừ tỷ suất lợi nhuận hoạt động khác/thu nhập khác giảm. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng được cải thiện.Đây được xem là cố gắng lớn của công ty trong việc duy trì và gia tăng lợi nhuận trước bối cảnh nền kinh tế khó khăn đặc biệt là thị trường ô tô trầm lắng, nhu cầu của người tiêu dùng về ơ tơ giảm do một số chính sách về thuế, phí, lệ phí liên quan đến mặt hàng này. Việc lợi nhuận gia tăng là cơ sở để mở rộng quy mơ kinh doanh trong các năm tiếp theo. Để có thể đánh giá chính xác hơn, ta tiến hành phân tích chi tiết từng hoạt động tạo nên kết quả kinh doanh từ công ty:
Hoạt động kinh doanh (HĐKD): Lợi nhuận thuần từ HĐKD năm 2013 đạt 2588,51 triệu đồng, chiếm phần lớn trong tổng lợi nhuận trước thuế và tăng mạnh so với năm 2011 và 2012. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD/Doanh thu thuần liên tục tăng chứng tỏ HĐKD vẫn mang lại hiệu quả chủ yếu.
+Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ (HĐBH&CCDV): doanh thu BH&CCDV năm 2012 tăng 46.017 triệu đồng (21,9%) so với năm 2011; tuy nhiên tới năm 2013 giảm đi 64.772 triệu đồng (25,29%) so với năm 2012. Nguyên nhân là trong năm 2013 việc tiêu thụ sản phẩm của cơng ty gặp khó khăn do nhu cầu thị trường đối với sản phẩm ơ tơ- sản phẩm chính của cơng ty giảm mạnh dẫn tới ảnh hưởng tới doanh thu BH&CCDV của công ty trong
năm. Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2013 giảm mạnh và khơng cịn khoản giảm trừ doanh thu trong năm 2013. Giá vốn hàng bán (GVHB) năm 2013 giảm 59.719 triệu đồng (28,3%) so với năm 2012. Tốc độ giảm của GVHB năm 2013 nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu BH&CCDV. Ngoài ra tỷ suất GVHB/Doanh thu năm 2013 cũng giảm. Đây là nguyên nhân khiến lợi nhuận gộp của công ty năm 2013 tăng 3.401 triệu đồng (9,29%). GVHB giảm cho thấy tính hiệu quả trong cơng tác quản lý chi phí của cơng ty.
Cơng tác quản lý chi phí ngồi giá vốn: chi phí bán hàng (CPBH) và tỷ suất CPBH/Doanh thu của công ty đều tăng mạnh trong thời gian qua. Nguyên nhân là năm 2013 công ty đã bỏ ra một lượng lớn chi phí cho khấu hao TSCĐ cũng như chi cho nhân viên bán hàng(lương, thưởng, thuê thêm). Tuy nhiên chi phí quản lí doanh nghiệp (CPQLDN) trong năm 2013 lại tăng lên 14.031 triệu đồng so với năm 2012. Tỷ suất CPQLDN/Doanh thu thuần năm 2013 tăng 2,76% từ 4,57% lên 7,33% làm giảm lợi nhuận thuần đi đáng kể, cần xem xét chi tiết nội dung các khoản chi này để có biện pháp quản lý hợp lý.
+Hoạt động tài chính (HĐTC): doanh thu tài chính năm 2013 tăng lên 191,4 triệu đồng (90,97%) so với năm 2012, đạt 401,81 triệu đồng. Nguyên nhân là năm 2012 thu từ lãi tiền gửi và tiền cho vay của công ty giảm mạnh trong khi đó năm 2013, thu từ lãi tiền gửi của công ty tăng cao (trên 288 triệu đồng). Trong khi đó chi phí tài chính mà cụ thể là chi phí lãi vay giảm: điều này chứng tỏ hoạt động tài chính của cơng ty cũng được cải thiện, lỗ từ hoạt động này năm 2013 là 13.629,19 triệu đồng, giảm so với mức 15.961,59 triệu đồng của năm 2012. Các tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động tài chính đang âm rất lớn do gánh nặng lãi vay, mặc dù đã biến động giảm so với năm trước do công ty đã thay đổi tích cực trong việc huy động vốn dài hạn từ đi vay sang chiếm dụng của khách hàng.
+Hoạt động khác: lợi nhuận khác năm 2012 tăng 730,17 triệu đồng (541,11%) so với năm 2011 do năm 2011 thu nhập khác của công ty tăng lên đột biến chủ yếu từ thanh lý TSCĐ. Tới năm 2013, lợi nhuận khác của công ty giảm 842,29 triệu đồng (97,36%) và chỉ đạt 22,82 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2013 thu nhập khác của công ty giảm mạnh. Tuy nhiên do thu nhập khác là một khoản mang tính chất bất thường và quy mơ so với tổng kết quả hoạt động của công ty nhỏ nên khơng thể chỉ dựa vào đó đánh giá trình độ quản lý của cơng ty được. Ngồi ra cơng tác đánh giá lại tài sản để thanh lí những tài sản không cần thiết cũng cần được quan tâm giúp thu hồi vốn và nâng cao lợi nhuận.
Tóm lại hoạt động kinh doanh của công ty năm 2013 được cải thiện nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ giảm của chi phí nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu. Đây có thể được xem như một thành tích trong cơng tác quản lí chi phí và việc thay đổi cơ cấu huy động vốn dài hạn từ đi vay sang chiếm dụng của khách hàng làm giảm chi phí tài chính từ lãi vay, giúp giảm lỗ tài