Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị VLĐ của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí ngô gia tự (Trang 39 - 44)

c) Mơ hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị VLĐ của doanh nghiệp

Quản trị VLĐ trong các doanh nghiệp là không giống nhau và chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau bao gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.

1.2.4.1. Nhân tố chủ quan

a) Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp đều có một hình thức pháp lý tổ chức cụ thể. Hình thức pháp lý được xem như một nhân tố ảnh hưởng tới quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp: Phương thức hình thành và huy động vốn, quản lý tổ chức sử dụng VBT, HTK, các khoản phải thu. Với mỗi hình thức pháp lý khác nhau sẽ có những nguồn huy động vốn khác nhau. Vì thế hình thức pháp lý tổ chức của doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ tới quản trị VLĐ của doanh nghiệp.

b) Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh: mỗi ngành nghề kinh doanh đều có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc trưng. Và những đặc điểm đó ảnh hưởng khơng nhỏ tới hiệu quả quản trị VLĐ của doanh nghiệp. Chẳng hạn, những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ thì VLĐ thường chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc đô chu chuyển VLĐ cũng nhanh hơn so với các ngành nông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng.Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ

sản xuất ngắn thì NCVLĐ giữa các thời kỳ trong năm thường không biến động lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, nhờ đó có thể dễ dàng đảm bảo cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cũng như đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh. Trái lại, những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài thường phải ứng ra số VLĐ lớn hơn. Những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có tính chất mùa vụ thì NCVLĐ giữa các thời kỳ trong năm chênh lệch rất lớn, và thường giữa thu và chi bằng tiền cũng khơng ăn khớp về mặt thời gian.

c) Trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên: Yếu tố con người là yếu tố quyết định trong việc đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh nghiệp. Cơng nhân sản xuất có tay nghề cao, có kinh nghiệm dày dặn, có khả năng tiếp thu nhanh các cơng nghệ mới, sáng tạo trong cơng việc, có ý thức giữ gìn và bảo quản tái sản xuất trong quá trình lao động, tiết kiệm trong sản xuất,… thì sẽ góp phần tăng hiệu quả quản trị và sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng. Ngồi ra, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ cũng có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả quản trị VLĐ của doanh nghiệp. Trình độ quản lý thể hiện ở quản lý HTK, quản lý VBT, quản lý ở khâu sản xuất, khâu tiêu thụ sản phẩm.

d) Việc xác định cơ cấu và NCVLĐ: Nếu doanh nghiệp xác định NCVLĐ q cao sẽ khơng khuyến khích doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng, tìm mọi biện pháp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả quản trị và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Ngược lại nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động quá thấp sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp thiếu vốn sẽ không đảm bảo sản xuất liên tục, gây ra những thiệt hại do ngừng sản xuất, khơng có khả năng thanh tốn và thực hiện các hợp đồng đã kí kết với khách

hàng. Chính vì thế việc xác định NCVLĐ phù hợp với thực tế được xem như một nhân tố ảnh hưởng tới quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.

e) Quy mô kinh doanh: thông thường các doanh nghiệp có quy mơ sản xuất lớn thường có NCVLĐ lớn hơn các doanh nghiệp có quy mơ kinh doanh nhỏ.

f) Sự biến động của giá cả vật tư hàng hóa trên thị trường: khi giá cả hàng hóa vật tư đầu vào của doanh nghiệp thường xuyên biến động đòi hỏi doanh nghiệp cần phải dự trữ hàng hóa hoặc trích lập dự phịng để giảm thiểu rủi ro về giá. Chính vì vậy NCVLĐ của doanh nghiệp cũng tăng lên.

g) Trình độ kỹ thuật, cơng nghệ sản xuất của doanh nghiệp: nhân tố này cũng ảnh hưởng tới NCVLĐ của doanh nghiệp, và từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị VLĐ của doanh nghiệp.

h) Các chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ (chính sách bán chịu, chính sách dự trữ hàng tồn kho…): nhân tố này có ảnh hưởng khơng nhỏ tới hiệu quả quản trị VLĐ của doanh nghiệp. Chẳng hạn, với những doanh nghiệp thực hiện chính sách bán chịu để đẩy mạnh lượng tiêu thụ hàng hóa dịch vụ thì NCVLĐ trong khâu lưu thơng mà cụ thể là nhu cầu vốn nợ phải thu sẽ lớn hơn các doanh nghiệp khơng thực hiện hoặc thực hiện ít chính sách bán chịu hàng hóa cho khách hàng.

1.2.4.2. Nhân tố khách quan

a) Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: Nếu cơ sở hạ tầng của nền kinh tế (bao gồm hệ thống giao thơng thơng tin liên lạc, điện, nước…) phát triển thì sẽ giảm bớt nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp, từ đó tác động tới hiệu quả quản trị VLĐ của doanh nghiệp.

b) Tình trạng nền kinh tế: một nền kinh tế hưng thịnh và phát triển thì sẽ có nhiều cơ hội đầu tư, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, do đó nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng tăng lên; ngược lại, trong một nền kinh tế suy

thối thì cơ hội đầu tư của doanh nghiệp là rất ít, khi đó, NCVLĐ của doanh nghiệp giảm đi, tác động tới quản trị VLĐ của doanh nghiệp.

c) Lãi suất thì trường: Lãi suất thị trường ảnh hưởng tới cơ hội đầu tư từ đó ảnh hưởng tới NCVLĐ của doanh nghiệp, ngoài ra lãi suất thị trường cịn ảnh hưởng tới chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp. Mặt khác lãi suất thị trường cũng ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: khi lãi suất thị trường cao người ta sẽ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng, khi đó sẽ giảm lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

d) Lạm phát: khi nền kinh tế lạm phát ở mức cao sẽ gây ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó tác động tới NCVLĐ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp khơng quản trị hiêu quả thì cịn có thể bị thất thốt vốn.

e) Chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp: như các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu;…đều có thể tác động tới quản trị VLĐ của doanh nghiệp.

f) Mức độ cạnh tranh: nếu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh để gia tăng năng lực cạnh tranh của mình, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng như các chính sách bán hàng, dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp.

g) Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính: thị trường tài chính là nơi doanh nghiệp có thể huy động vốn đồng thời cũng có thể đầu tư để sinh lời. Chính vì thế sự phát triển của thị trường tài chính sẽ làm phong phú thêm các kênh huy động vốn cho doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng khơng nhỏ tới hiệu quả quản trị VLĐ của doanh nghiệp. Đồng thời sự

cạnh tranh giữa các trung gian tài chính sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn huy động vốn với chi phí thấp hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí ngô gia tự (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)