Thực trạng quản trị vốn lưu động của công ty cổ phần cơ khí Ngơ Gia Tự

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí ngô gia tự (Trang 65 - 87)

a) Chức năng và nhiệm vụ

2.2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động của công ty cổ phần cơ khí Ngơ Gia Tự

cơ khí Ngơ Gia Tự

2.2.2.1. Thực trạng xác định nhu cầu vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí Ngơ Gia Tự

Để có thể quản lý hiệu quả VLĐ, điều kiện tiên quyết là công ty phải xác định được NCVLĐTXCT của doanh nghiệp mình. Tại cơng ty Ngơ Gia Tự, NCVLĐ của công ty được xác định bằng cách căn cứ vào doanh thu thuần và số vịng quay VLĐ của cơng ty năm kế hoạch. Cụ thể là, căn cứ vào thực tế kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty cũng như thực tế thị trường và sức ép cạnh tranh của công ty để lập kế hoạch kinh doanh cho cơng ty trong năm tiếp theo. Trong đó cơng ty sẽ lên kế hoạch về doanh thu thuần và

số vòng quay VLĐ dự kiến năm kế hoạch của cơng ty cho từng nhóm sản phẩm sau đó sẽ tổng hợp lại để xác định NCVLĐ mà công ty cần trong năm kế hoạch. Từ đó xác định NCVLĐ của cơng ty để có thể chủ động NCVLĐ kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty trong năm kế hoạch. Ở cơng ty Ngơ Gia Tự có 3 nhóm sản phẩm chính là: Ơ tơ, phụ tùng ơ tơ, sản phẩm an toàn giao thơng. Ngồi ra cơng ty cịn kinh doanh thương mại dịch vụ (cho thuê nhà xưởng kho bãi, mua đi bán lại hàng hóa khi có lãi…) tuy nhiên do các dịch vụ thương mại của công ty không cần nhiều vốn mà chủ yếu là công ty chiếm dụng từ khách hàng hơn nữa do đây không phải lĩnh vực kinh doanh chính và thường xun của cơng ty mà cơng ty chỉ thực hiện khi có lãi , do vậy cơng ty thường khơng xác định nhu cầu vốn cho nhóm sản phẩm này. Sản phẩm ô tô của công ty chiếm khoảng từ 70-75% trong kết cầu sản phẩm của cơng ty. Hơn nữa với loại hình sản phẩm này, cơng ty khơng bán chịu mà thu tiền ln do đó vốn đầu tư vào sản phẩm ơ tơ của cơng ty quay vịng rất nhanh, trung bình từ 3-5 vịng/năm vì thế cơng ty rất ít khi phải dự trữ tồn kho sản phẩm này. Vì thế nhu cầu vốn tồn kho và nợ phải thu cho sản phẩm này thường thấp. Cịn sản phẩm phụ tùng ơ tơ của cơng ty chiếm tỷ trọng từ 3-4% trong tổng sản phẩm của công ty. Tương tự như sản phẩm ô tô, công ty cũng thường thu hồi vốn nhanh và khơng bán chịu loại hình sản phẩm này. Loại sản phẩm phụ tùng ô tô của công ty quay từ 4-5 vòng/ năm. Còn sản phẩm an tồn giao thơng chiếm tỷ trọng từ 25-35% trong kết cấu sản phẩm của công ty. Và khi kinh doanh loại sản phẩm này, do đặc thù là cung cấp cho các cơng trình giao thơng mà chủ đầu từ là Nhà nước mà Nhà nước thường thanh toán theo đợt giải ngân ngân sách. Do vậy vốn đầu tư cho nhóm sản phẩm này thường quay chậm (thường từ 1-2 vịng/năm) và cơng ty cần nhiều vốn để bù đắp lượng vốn lớn bị chiếm dụng khi kinh doanh loại sản phẩm này. Để xác định NCVLĐ, công ty thường lập kế hoạch kinh doanh cho cả năm tài chính

căn cứ vào thực tế nền kinh tế, thực trạng ngành ô tô cũng như nhu cầu thị trường với sản phẩm của công ty để dự báo doanh thu dự kiến cho từng nhóm sản phẩm.

Cụ thể là, năm 2012, do lãi suất ngân hàng quá cao và tình hình thị trường khơng lạc quan (thu nhập của người dân thấp, các chính sách về các loại thuế, phí đường bộ cao khiến nhu cầu sử dụng ô tô của người dân giảm…); mặt khác, năm 2012, công ty dự kiến sản lượng ô tô của công ty chiếm khoảng 72% tổng cơ cấu sản phẩm của công ty do vậy công ty dự kiến doanh thu cho mặt hàng này là: 201 tỷ đồng. Cịn mặt hàng an tồn giao thông dự kiến chiếm khoảng 25% tổng cơ cấu sản phẩm của công ty và doanh thu dự kiến cho loại sản phẩm này là: 70 tỷ đồng. Mặt hàng thứ ba của cơng ty là phụ tùng ơ tơ do khó khăn của ngành ơ tơ do vậy công ty dự kiến mặt hàng này chỉ chiếm 2% tổng cơ cấu sản phẩm của công ty và doanh thu dự kiến với sản phẩm này là: 5.6 tỷ đồng. Căn cứ số vòng quay của vốn đầu tư vào các mặt hàng này các năm qua, công ty dự kiến, sản phẩm ô tô sẽ quay được 3 vịng/ năm, sản phẩm phụ tùng ơ tô sẽ quay được 4 vịng/năm cịn mặt hàng an tồn giao thơng quay được 2 vịng/ năm. Như vậy nhu cầu VLĐ mà công ty dự kiến cho năm 2012 sẽ được tính như sau:

Nhóm sản phẩm Nhu cầu vốn (tỷ đồng)

Sản phẩm ô tô 201/3=67

Sản phẩm phụ tùng ô tô 5.6/4= 1.4 Sản phẩm an tồn giao thơng 70/2=35

Tổng cộng 103.4

Năm 2013, căn cứ theo kết quả phân tích nhu cầu thị trường cho các nhóm sản phẩm của cơng ty cũng như các yếu tố khác thuộc môi trường kinh doanh, công ty dự kiến sản phẩm ô tô sẽ chiếm khoảng 70% trong tổng cơ cấu

sản phẩm của công ty, doanh thu dự kiến cho sản phẩm ô tô là 154 tỷ đồng, và số vòng quay vốn lưu động đầu tư vào sản phẩm này là 3 vòng/ năm; đối với sản phẩm phụ tùng ô tô, công ty dự kiến dành ra 2% trong tổng cơ cấu sản phẩm của công ty để sản xuất kinh doanh phụ tùng ô tô trong năm 2013, doanh thu dự kiến đối với mặt hàng này là 4.4 tỷ đồng, và số vòng quay vốn ở mặt hàng này là 4 vịng/ năm; đối với mặt hàng an tồn giao thông, công ty dự kiến tỷ trọng sản phẩm này trong tổng cơ cấu sản phẩm là 25%, doanh thu sự kiến là 55 tỷ đồng, số vòng quay vốn ở mặt hàng này là 1 lần/ năm. Như vậy, NCVLĐ của công ty được xác định như sau:

Nhóm sản phẩm Nhu cầu vốn lưu động (tỷ đồng)

Sản phẩm ô tô 154/3=51.3

Sản phẩm phụ tùng ô tô 4.4/4= 1.1 Sản phẩm an tồn giao thơng 55/1=55

Tổng cộng 107.4

NCVLĐ thực tế của công ty trong 2 năm 2012 và 2013 được xác định như sau:

Bảng 2.9: Nhu cầu vốn lưu động của công ty Ngô Gia Tự trong năm 2012 và 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

NCVLĐ dự kiến của công ty xác định theo công thức

NCVLĐ thực tế So sánh

Năm 2012 103.4 103.863 (0.463)

Năm 2013 107.4 107.848 (0.448)

Từ bảng trên có thể thấy, NCVLĐ do cơng ty dự kiến chênh lệch không đáng kể so với nhu cầu thực tế của công ty. Phần chênh lệch do thiếu hụt, công ty thường bù đắp bằng cách vay cá nhân từ cán bộ công nhân viên

của công ty để đảm bảo đủ vốn lưu động đáp ứng nhu cầu sản xuất của cơng ty. Nhìn chung việc xác định NCVLĐ hiện nay của cơng ty vẫn đảm bảo tính hợp lí và độ chính xác tương đối cao.

2.2.2.2. Thực trạng lựa chọn mơ hình tài trợ vốn lưu động tại cơng ty

Ở cơng ty Ngơ Gia Tự, cơng ty lựa chọn mơ hình tài trợ: tồn bộ TSDH của công ty được tài trợ bởi NVDH, một phần TSNH được tài trợ bởi NVDH, phần còn lại được tài trợ bởi NVNH.

Bảng 2.10: Nguồn vốn lưu động của công ty giai đoạn 2012-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

NVLĐ 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

NVLĐTX 7,729 343 50,607

NVLĐTT 152,872 142,252 106,149

Tổng cộng 160,601 142,595 156,756

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013 của cơng ty cổ phần cơ khí Ngơ Gia Tự)

Từ bảng trên ta thấy nguồn hình thành vốn lưu động của cơng ty chủ yếu là nguồn vốn lưu động tạm thời. Tuy nhiên tỷ trọng có sự thay đổi nhỏ khi so sánh nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2011, 2012 và năm 2013. Năm 2011, nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty đạt 7,729 triệu đồng chiếm 4.81% tổng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp trong khi nguồn vốn lưu động tạm thời của công ty là 153,000 triệu đồng, chiếm 95.19% tổng nguồn vốn lưu động của công ty năm 2011. Năm 2012 nguồn vốn lưu động tạm thời chiếm hầu như tồn bộ nguồn hình thành vốn lưu động của cơng ty trong khi đó chỉ 0.24% vốn lưu động của công ty được tài trợ bởi nguồn vốn lưu động thường xuyên. Tới năm 2013, tỷ trọng nguồn vốn lưu động thường xuyên trong tổng nguồn hình thành vốn lưu động tăng lên mạnh mẽ và chiếm 32.28% trong khi 67.72% vốn lưu động được hình

thành từ nguồn vốn lưu động tạm thời. Tổng vốn lưu động của doanh nghiệp tăng thêm 14,161 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng mạnh mẽ của vốn lưu động của công ty là do số vốn lưu động được tài trợ bởi nguồn vốn lưu động thường xuyên tăng 50,264 triệu đồng so với năm 2012. Như vậy có thể thấy, năm 2013, cơng ty Ngơ Gia Tự huy động phần lớn nợ ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của công ty nhưng bên cạnh đó cơng ty cũng đẩy mạnh việc huy động nguồn vốn lưu động thường xuyên để tài trợ cho tài sản lưu động của cơng ty. Đây là một chính sách huy động vốn hợp lí, an tồn, vừa giúp cơng ty có thể tiết kiệm chi phí huy động và sử dụng vốn đồng thời giảm thiểu rủi ro tài chính cho doanh nghiệp.

Bảng 2.11: Tình hình lựa chọn mơ hình tài trợ của cơng ty giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 I.NVDH 215,968 211,241 196,677 1.Nợ dài hạn 118,284 112,621 97,658 2.VCSH 97,684 98,620 99,019 II.TSDH 208,239 210,898 146,070 NWC 7,729 343 50,607

Bảng 2.12 phản ánh tình hình lựa chọn mơ hình tài trợ của cơng ty trong giai đoạn 2011-2013. Từ bảng trên ta thấy, trong cả 3 năm NWC của công ty đều dương (>0) chứng tỏ cơng ty lựa chọn mơ hình tài trợ là: tồn bộ tài sản dài hạn được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn, một phần tài sản ngắn hạn của công ty được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn. Đây là mơ hình tài trợ an tồn giúp cho cơng ty có thể tránh được tình trạng khơng đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn do tài sản được tài trợ chưa thanh khoản kịp từ đó dẫn

tới nguy cơ vỡ nợ phá sản. Mặc dù duy trì mơ hình tài trợ an tồn này, tuy nhiên, năm 2013, công ty đã giảm lượng tài sản dài hạn và đồng thời tăng phần vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Và trong nguồn vốn dài hạn của cơng ty, nợ dài hạn có xu hướng giảm dần đồng thời vốn chủ sở hữu tăng dần trong giai đoạn 2011-2013. Điều này sẽ giúp cơng ty tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn bởi lượng vốn hình thành từ nợ vay giảm và vốn chủ tăng. Tuy nhiên công ty nên cân nhắc lượng vốn dài hạn đầu tư cho tài sản ngắn hạn sao cho hợp lí và hiệu quả nhất, tránh đầu tư tràn lan mà chỉ nên đầu tư cho tài sản nào mà việc thu hồi vốn từ tài sản đó có thể gặp khó khăn tại thời điểm hiện tại. Sở dĩ cần đầu tư một cách hợp lí, có sự cân nhắc kĩ lưỡng bởi vốn dài hạn thường có chi phí sử dụng vốn cao hơn vốn ngắn hạn. Chính vì thế, cơng ty nên duy trì việc thực hiện mơ hình tài trợ an tồn này tuy nhiên cần cân nhắc giảm lượng nợ dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn để tiết kiệm chi phí sử dụng vốn cho cơng ty và thay vào đó là tăng lượng vốn chủ sở hữu tài trợ cho tài sản lưu động của công ty.

2.2.2.3. Thực trạng phân bổ vốn lưu động tại cơng ty

Là một cơng ty sản xuất cơ khí, tỷ trọng vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thấp hơn tỷ trọng vốn cố định. Năm 2011, vốn lưu động của doanh nghiệp đạt 161 tỷ đồng, chiếm 43.54% tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2012, vốn lưu động của doanh nghiệp đạt 143 tỷ đồng, chiếm 40.34% tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, giảm 3.2% so với năm 2011. Tuy nhiên năm 2013, tỷ trọng vốn lưu động trên vốn kinh doanh của cơng ty có sự thay đổi. Vốn lưu động của công ty năm 2013 chiếm 51.76% tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, tăng 11.42% so với năm 2012. Với một doanh nghiệp sản xuất như cơng ty cổ phần cơ khí Ngơ Gia Tự, việc vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn vốn cố định cho thấy sự bất hợp lí trong huy động và phân bổ vốn của cơng ty. Để có thể đánh giá sâu hơn

về thực trạng quản trị vốn lưu động tại cơng ty ta đi vào phân tích kết cấu vốn lưu động của công ty trong 2 năm qua thông qua bảng dưới đây:

Từ bảng trên có thể thấy, kết cấu vốn lưu động của cơng ty có sự thay đổi. Năm 2012, nợ phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động của cơng ty. Trong khi đó năm 2013, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động (52.99%). Tỷ trọng nợ phải thu trong tổng vốn lưu động của công ty cũng thay đổi. Năm 2012, nợ phải thu chiếm 51.25% tổng vốn lưu động của doanh nghiệp tuy nhiên, năm 2013 nợ phải thu chỉ chiếm 32.11% tổng vốn lưu động của doanh nghiệp. Vốn bằng tiền luôn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp trong cả 2 năm 2012 và 2013. Sở dĩ tỷ trọng hàng tồn kho của công ty tăng lên năm 2013 là vì năm 2013 việc tiêu thụ sản phẩm của cơng ty gặp khó khăn, dẫn tới tồn kho nhiều thành phẩm; hơn nữa, với sản phẩm ơ tơ, do q trình lắp ráp ơ tơ tới cuối năm cịn những ơ tơ chưa hồn thành thì cơng ty sẽ nhập kho, chờ đầu năm sau tiêu thụ vì như thế sẽ được giá hơn, do vậy tại thời điểm cuối năm cơng ty cịn nhiều sản phẩm dở dang, bán thành phẩm. Còn tỷ trọng nợ phải thu trong tổng vốn lưu động của cơng ty giảm xuống năm 2013 vì năm 2013 cơng ty đã thu hồi một số nợ phải thu từ khách hàng. Đồng thời năm 2013, công ty xác định mục tiêu phát triển ổn định, duy trì thị phần hiện có của cơng ty trên thị trường, vì thế cơng ty thực hiện chính sách bán hàng là giảm tỷ trọng nợ phải thu trong tổng vốn lưu động, thu hồi đầy đủ các khoản nợ, tránh tình trạng nợ xấu, nợ khó địi. Hơn nữa, trong năm 2013, do cơng ty giảm lượng đặt mua nguyên vật liệu từ nhà cung cấp vì tồn kho cịn nhiều và do uy tín thanh tốn của cơng ty với các nhà cung cấp là tốt nên lượng trả trước cho người bán của công ty giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Có thể nói với một cơng ty sản xuất cơ khí như cơng ty cổ phần cơ khí Ngơ Gia Tự thì kết cấu vốn lưu động của công ty như hiện nay là chưa thực sự hợp lý bởi lẽ vốn bằng tiền ít, trong khi cơng ty tích trữ quá nhiều hàng tồn kho. Do vậy công ty cần cân nhắc các biện pháp cần thiết giảm lượng hàng tồn kho của

cơng ty nhằm tránh ứ đọng vốn của doanh nghiệp đồng thời giảm rủi ro tài chính và tăng khả năng sinh lời của vốn cảu của cơng ty. Ngồi ra tỷ trọng vốn bằng tiền của cơng ty q thấp do đó cơng ty nên cân nhắc bổ sung thêm vốn bằng tiền để đảm bảo cho khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời các khoản nợ tới hạn của công ty.

2.2.2.4. Thực trạng quản trị vốn bằng tiền tại cơng ty cổ phần cơ khí Ngơ Gia Tự

Vốn bằng tiền của cơng ty là một loại tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị bao gồm: tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Trong đó tiền mặt tại quỹ chiếm tỷ trọng thấp hơn tiền gửi ngân hàng của công ty.

Bảng 2.13: Kết cấu vốn bằng tiền của công ty cổ phần cơ khí Ngơ Gia Tự

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí ngô gia tự (Trang 65 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)