Cơ cấu tổ chức của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tại công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ an đình (Trang 45 - 47)

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển cơng nghệ An Đình thuộc loại hình cơng ty vừa và nhỏ. Mối quan hệ giữa các cấp quản lý và các bộ phận sản xuất kinh doanh được thể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển cơng nghệ An Đình

Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân và quản lý toàn bộ hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về công tác đối ngoại, điều hành các hoạt động của doanh nghiệp theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do yêu cầu công việc phức tạp, Giám đốc ủy quyền cho hai Phó giám đốc phụ trách về hai mảng cơng việc khác nhau (mảng tài chính và mảng kinh doanh) nhằm hỗ trợ giám đốc trong việc lãnh đạo và điều hành.

GIÁM ĐỐC PHĨ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH TÀI CHÍNH PHĨ GIÁM ĐỐC KINH DOANH BỘ PHẬN TÀI CHÍNH KẾ TỐN BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH QUẢN ĐỐC NHÀ MÁY PHÒNG KINH DOANH BỘ PHẬN KỸ THUẬT - VẬN HÀNH MÁY MĨC BỘ PHẬN THU MUA VÀ SẢN XUẤT PHỊNG MUA PHỊNG BÁN KCS

Phó giám đốc kinh doanh: Quản lý phòng kinh doanh và nhà máy sản xuất (quản đốc nhà máy quản lý). Trong đó:

Phịng kinh doanh: Làm đầu mối trong việc phối hợp giữa các phòng, nhà máy sản xuất trong doanh nghiệp để triển khai thực hiện một chính sách kinh doanh cụ thể, tìm đối tác cung ứng đầu vào cũng như khách hàng tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp. Ngồi ra, phịng kinh doanh phải tổng hợp, phân tích và lập báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo tháng, quý, 6 tháng và cả năm cho Ban Giám đốc, từ đó lập ra kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp.

Quản đốc nhà máy trực tiếp điều hành các bộ phận liên quan trực tiếp đến sản xuất:

+ Bộ phận kỹ thuật - vận hành máy móc: là bộ phận trực tiếp sử dụng máy móc phục vụ cho sản xuất, kiểm tra, sửa chữa khi có hư hỏng, nghiên cứu phát triển các kỹ thuật mới vào sản xuất.

+ Bộ phận thu mua và sản xuất: là bộ phận chịu trách nhiệm thu mua nguyên liệu đầu vào để tiến hành sản xuất, đóng gói bao bì.

+ Bộ phận KCS (Kiểm tra chất lượng sản phẩm) là là bộ phận kiểm tra việc tuân thủ quy trình cơng nghệ, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi xuất xưởng đưa ra thị trường (những sản phẩm hàng hóa khơng đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng bị xếp vào hàng thứ phẩm có thể tái chế hoặc bán thanh lý giá rẻ)

Phó giám đốc phụ trách tài chính quản lý hai bộ phận: Bộ phận tài chính kế tốn và bộ phận hành chính. Trong đó:

Bộ phận tài chính kế tốn đứng đầu là kế tốn trưởng với nhiệm vụ thực hiện hoạch tốn kinh doanh, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm tra chứng từ, hóa đơn. Tổ chức theo dõi tình hình vật

tư, tài sản doanh nghiệp, lập báo cáo tài chính và các báo cáo nội bộ để trình lên Ban giám đốc.

Bộ phận hành chính: Chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng lao động, tiếp nhận, phát hành và lưu trữ công văn, giấy tờ, tài liệu, tổ chức tiếp đón khách đến liên hệ công tác, đồng thời quản lý con dấu của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tại công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ an đình (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)