3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CHI PHÍ NHẰM NÂNG CAO
3.2.6. Sắp xếp hợp lý các phòng ban
Bộ máy nhân sự cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ chồng chéo…chính là yếu tố gây lãng phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khác với giải pháp hành chính, giải pháp tổ chức địi hỏi nhiều công sức và nỗ lực từ lãnh đạo doanh nghiệp.
Để giải quyết vấn đề này, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng phương pháp đánh giá chức năng nhiệm vụ của nhân viên. Quy trình đánh giá này bao gồm nhiều giai đoạn. Đầu tiên, cần phải phân tích kỹ lưỡng tất cả các hoạt động của nhân viên, đương nhiên là với sự tham gia, tư vấn của các trưởng bộ phận, trên cơ sở đó đưa ra các đánh giá về vai trò của nhân viên. Bước tiếp theo là loại trừ những hoạt động kém hiệu quả của nhân viên, nếu chúng thực sự không mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp hoặc hiệu quả của chúng khơng tương xứng với chi phí mà doanh nghiệp đã đầu tư cho cá nhân đó. Tất cả các bước này đều có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cũng như chi phí quản lý nhân sự của doanh nghiệp: càng đánh giá đúng chức năng nhiệm vụ của nhân viên, bạn càng có cơ sở để lập ngân sách lương thưởng một cách hợp lý.
Với mục đích hoạt động hiệu quả hơn sau những đợt kinh doanh suy thoái trên thị trường gần đây, Cơng ty đang tìm kiếm những cách thức khác nhau để đẩy mạnh doanh số bán hàng và tăng lợi nhuận.
Công ty tiến hành chỉnh sửa các mục tiêu cắt giảm chi phí cho phù hợp với thực tế chi phí hiện tại và các chiến lược kinh doanh cụ thể. Hoạt động quản lý chi phí cần phải trở thành một bộ phận không tách rời của những chiến lược tăng trưởng kinh doanh then chốt. Cơng ty cần có một chiến lược cắt giảm chi phí phù hợp thơng qua việc tác động vào các yếu tố sản xuất.
3.2.7. Tăng hiệu quả trong hoạt động đầu tư theo chiều rộng nhằm tiết kiệm chi phí
Tận dụng mặt bằng sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất hiện có bằng cách tăng thêm dây chuyền sản xuất để đáp ứng nhu cầu khách hàng về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, diện tích sử dụng cho xây dựng cơng trình trên tồng diện tích đất sở hữu của Cơng ty cịn chưa hiệu quả, Ban giám đốc có thể thiết kế thêm một tổ sản xuất để tăng tiềm lực hoạt động. Hoạt động này nhằm nâng cao năng lực sản xuất của Công ty trên diện tích đất sử dụng chưa hiệu quả để thực hiện tăng năng lực cạnh tranh trên cơ sở cắt giảm chi phí sản xuất.
Cơng ty cũng có thể đầu tư theo chiều rộng bằng cách thu hút một số cơ sở kinh doanh mặt hàng gạo nhỏ làm về tinh cho mình dựa trên thương hiệu Gạo Nhật An Đình.
Đây là hình thức tăng năng lực sản xuất mà khơng cần đầu tư. Hiện nay, việc làm này cũng được khá nhiều cơng ty để ý xem xét và có những hướng đi phù hợp. Gạo Nhật An Đình là một thương hiệu chưa thực sự lớn mạnh nhưng đã từng bước khẳng định được chỗ đứng trên thị trường Gạo với sự vượt trội về chất lượng sản phẩm. Bởi vậy, việc làm này khơng những đem lại cho Cơng ty những lợi ích trơng thấy trong tương lai mà cịn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.
Tiến hành tìm kiếm địa điểm mới đế có thể chuyển nhà máy sản xuất gạo khi địa điểm hiện tại có thể sử dụng vào mục đích khác có hiệu quả hơn.
Cơng ty cần tìm kiếm một mặt bằng để di chuyển cơ sở sản xuất cho phù hợp với tình hình và u cầu cơng việc.
3.2.8. Xây dựng lộ trình cắt giảm chi phí và thực hiện nó một cách nghiên túc
Xây dựng hệ thống báo cáo tài chính có trọng điểm, qua đó cung cấp các chi tiết về những khu vực chi phí cụ thể trong từng bộ phận kinh doanh.
Ban quản lý giới thiệu các phương pháp mới để giám sát hoạt động của các chi phí cùng những giải pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa việc chi tiêu không đúng chỗ.
Cơng ty lên danh sách nhóm “các chi phí trung tâm” dưới sự quản lý trực tiếp của ban quản trị cấp cao. Nhóm các chi phí này bao gồm cả các chi phí cho hoạt động chức năng chủ chốt lẫn các hoạt động kinh doanh quan trọng.
Nghệ thuật quản lý chi phí nằm ở việc cân đối giữa các mục tiêu cắt giảm chi phí với sự tăng trưởng doanh thu. Đó chính là thách thức làm thế nào để cắt giảm chi phí theo những phương thức hợp lý nhất mà khơng làm mất đi các năng lực thiết yếu hay giảm thiểu tính cạnh tranh của cơng ty.
“Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất để hoạt động quản lý chi phí đạt hiệu quả cao chính là sự cân đối hài hịa giữa tiết kiệm chi phí với các yếu tố tăng trưởng kinh doanh, đảm bảo việc cắt giảm chi phí đóng một vai trị thích hợp và rõ ràng trong lịch trình tăng trưởng kinh doanh của cơng ty. Trong đó cần chú trọng cơ chế quản lý nguồn vốn của công ty theo hướng điều chỉnh cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý chi phí hướng tới việc chi tiêu hợp lý, hiệu quả, đảm bảo kiểm soát được bội chi, tiến tới cân bằng vốn và doanh thu”7.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GIẢM THIỂU CHI PHÍ SẢN XUẤT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Với năng lực sản xuất như hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến Gạo không thể đáp ứng được nhu cầu thị trường những yêu cầu về số lượng cũng như về chất lượng sản phẩm bởi các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu với số lượng lớn và những yêu cầu rất khắt khe. Song để giảm chi
phí sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam quả là không đơn giản, nhất là trong tình trạng lạm phát biến động thường xuyên như hiện nay, liệu mong muốn đó có trở thành hiện thực?
Để tìm lời giải cho câu hỏi này, Chính phủ đã ban hành những chính sách ưu đãi nhằm quyết những khó khăn. Trong đó tập trung vào các vấn đề sau:
3.3.1. Đáp ứng tốt nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất chế biến gạo
Trợ cấp tín dụng cho doanh nghiệp thu mua tạm trữ lúa gạo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn nguyên liệu.
Nhà nước cần nhanh chóng hình thành trung tâm giao dịch lúa gạo giúp các doanh nghiệp có đủ thơng tin về giá cả và các loại gạo để khi có đơn đặt hàng thì có thể có những biện pháp chào hàng trong thời gian ngắn nhất.