2.2. THỰC TRẠNG CHI PHÍ VÀ GIẢM THIỂU CHI PHÍ SẢN XUẤT
2.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh và sử dụng chi phí của cơng ty
2.2.1.1. Tình hình sản xuất kinh doanh
Chúng ta đều biết rằng, đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất thì việc sản xuất và kinh doanh phải gắn chặt với nhau, hai nhiệm vụ ấy phải đồng bộ, phải xem đến kết quả cuối cùng là đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Thành cơng của Cơng ty TNHH An Đình là đã sản xuất ra loại gạo chất lượng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước, từ đó tạo được uy tín trên cả hai thị trường này.
Cơng ty đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo và đồng bộ các biện pháp : Mạnh dạn đầu tư theo chiều sâu, trang bị thêm kỹ thuật và công nghệ mới, đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý và người lao động, cải tạo và xây dựng mới nhà xưởng sản xuất, chăm lo đời sống và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, mở rộng thị trường quốc tế và coi trọng thị trường trong nước, nắm vững đường lối, chính sách và pháp luật để thực hiện đúng, đồng thời tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo các cấp cũng như sự giúp đỡ của anh em, bè bạn.
Sự tăng trưởng của Công ty được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Công ty
Đơn vị: VNĐ
Stt Chỉ tiêu 2012 2013 2014
1
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
42.923.776.617 63,403,910,739 80,823,280,708
3
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh 172.662.057 701,250,303 952,595,545
4
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế 94.969.463 761,125,395 497,746,081
5
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
94.969.463 761,125,395 497,746,081
(Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển công nghệ An Đình)
Từ số liệu của Cơng ty cho thấy, Cơng ty đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Năm 2012, nhà máy sản xuất của Công ty mới đi vào hoạt động được 2 năm, vì vậy doanh thu và lợi nhuận thu được vẫn còn thấp. Đến năm 2013, 2014 do áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nâng cao năng suất lao động và phát triển thị trường tiêu thụ nên doanh thu của Công ty tăng lên đáng kể sau từng năm. Riêng năm 2014, mặc dù doanh thu tăng lên nhưng lợi nhuận của cơng ty có giảm xuống do phát sinh nhiều khoản chi phí. Đây cũng là vấn đề cơng ty cần xem xét nguyên nhân để tìm ra các giải pháp nhằm giảm thiểu các khoản chi phí nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Hiện nay, Công ty đang thực hiện các biện pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ và giảm thiểu các khoản chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.2.1.2. Tình hình sử dụng chi phí
Chi phí ngun vật liệu
Ngun liệu đầu vào của Cơng ty là lúa, được thu mua trực tiếp từ người nông dân. Do đặc thù của ngành sản xuất gạo, Công ty khơng sử dụng ngun vật liệu phụ.
Bảng 2.5: Chi phí ngun vật liệu tiêu hao của Cơng ty
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Ngun vật liệu chính
42.151.354.612 47.573.424.425 50.846.287.212
(Nguồn: Cơng ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ An Đình)
Dựa vào số liệu cơng ty cung cấp ta thấy có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần về quy mơ hoạt động. Thị trường có nhiều biến động khiến cho giá cả tăng cao và chi phí sản xuất của Cơng ty cũng vận động theo quy luật chung của thị trường. Hơn nữa, hiện nay đã có nhiều chính sách của Nhà nước đối với người nông dân nhằm đảm bảo quyền lợi cho họ, vì vậy chi phí này khó có thể cắt giảm nhiều.
Chi phí nhân cơng
Hiện nay, cơng ty đang triển khai việc cắt giảm chi phí nhân cơng trên cơ sở tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Việc này không đồng nghĩa với việc giảm tiền lương và tiền thưởng cho công nhân viên mà là làm giảm thời gian lao động cần thiết để tăng lợi nhuận cũng như là trả lương hợp lý cho người lao động dựa trên những gì mà sức lao động của họ cơng hiến cho lợi nhuận và doanh thu của công ty. Bởi vậy, cơng ty đã khuyến khích bằng cách tăng lương và có nhiều chế độ đãi ngộ cho người lao động.
Bảng 2.6: Tiền lương cơ bản của công nhân viên
Đơn vị: VNĐ
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Lao động trực tiếp 2.150.000 2.247.000 2.568.000 Lao động gián tiếp 2.350.000 2.514.500 2.850.000
(Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển công nghệ An Đình)
Hiện nay, Cơng ty đang thực hiện hình thức trả lương theo ngày lao động. Mức lương cơ bản của lao động trực tiếp được tăng dần qua các năm. Ngoài ra, cán bộ công nhân viên trong công ty còn được hưởng trợ cấp ăn trưa là 400.000đ/người/tháng, được nghỉ 4 ngày/tháng. Như vậy, có thể thấy chế độ đãi ngộ của cơng ty đối với người lao động tương đối tốt. So sánh với doanh thu, mức tăng tiền lương là tương đối thấp so với mức tăng của doanh thu. Điều này cho thấy, cơng ty đã tiết kiệm được chi phí nhân cơng, mặc dù phải mất thêm một khoản khi phí nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế khơng nhỏ.
Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung bao gồm những khoản chi phí cho hoạt động sản phẩm, bao gồm việc dầu tư trang bị máy móc phục vụ sản xuất gạo và chi phí về cơ sở hạ tầng trang thiết bị. Tồn bộ số máy móc đó sau vận hành sẽ bị khấu hao dần vào sản phẩm để tính giá thành bù đắp cho khối lượng tiêu hao.
Bảng 2.7: Cơ cấu tài sản cố định ngày 31/12/2014
Đơn vị: VNĐ
Nhóm tài sản Nguyên giá Khấu hao luỹ kế Giá trị cịn lại
1. Máy móc thiết bị 12.359.288.901 2.420.431.592 9.938.857.309 2. Nhà cửa, vật kiến trúc 10.733.297.490 1.571.637.428 9.161.660.062 3. Phương tiện vận tải 528.545.455 58.727.272 469.818.183 4. Thiết bị, dụng cụ quản lý 33.787.000 3.754.111 30.032.889
Như vậy, tính đến cuối năm 2014, tổng giá trị tài sản cố định các loại sau khi khấu hao là gần 20 tỷ đồng. Máy móc và thiết bị phục vụ xưởng cho phân xưởng sản xuất có giá trị cao nhất. Thời gian sắp tới, cơng ty có kế hoạch đầu tư sản xuất theo chiều rộng và đẩy mạnh theo chiều sâu để hợp lý hoá sản xuất và hiên đại hố cơng nghệ nhằm tăng năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất.
Chi phí bán hàng
Một trong những thành công lớn nhất của một doanh nghiệp sản xuất là làm sao có thể bán được nhiều hàng hố nhất trên cơ sở chất lượng và uy tín của cơng ty. Tuy nhiên để sản phẩm đến được người tiêu dùng thì doanh nghiệp phải chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí cho việc giới thiệu sản phẩm và các chi phí cho việc lưu thơng và phân phối sản phẩm. Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển cơng nghệ An Đình cũng vậy, hàng tháng phải mất khoản chi phí bán hàng khơng nhỏ:
Bảng 2.8: Chi phí bán sản phẩm
Đơn vị: VNĐ
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Quý I 97.156.035 252.162.000 537.217.301
Quý II 157.890.000 379.158.084 989.367.000
Quý III 312.579.120 501.272.000 901.101.084
Quý IV 390.923.167 691.809.221 988.393.699
Tổng 958.548.322 1.824.401.305 3.416.079.084
(Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển cơng nghệ An Đình)
Khó mà phủ nhận được thực tế là An Đình đang hoạt động một cách sôi nổi trên thi trường, số lượng đơn đặt hàng ngày càng nhiều với số lượng ngày càng lớn, sức tiêu thụ sản phẩm Gạo Nhật trên thị trường cũng gia tăng. Bởi
vây, chi phí bán hàng cũng có những con số đáng khen ngợi. Chi phí bán hàng tăng với biên độ tăng dần. Tuy nhiên, đến quý III/2014 do có một vài biến động trong doanh nghiệp và đặc biệt là chính sách cắt giảm chi phí của cơng ty đã tỏ ra thực sự có hiệu quả, số sản phẩm đến tay người tiêu dùng tăng nhẹ nhưng chi phí bán hàng lại giảm đáng kể, An Đình đã tiết kiệm được một khoản chi phí khơng nhỏ (88.265.916 đồng ). Mức tăng chi phí trong 1 năm hoạt động (2014/2013) trung bình là 3 lần, một con số cho thấy tốc độ phát triển bất ngờ, một bước tiến lớn trong hoạt động tiêu thụ hàng hố. Khơng thể nói rằng tổng chi phí tăng thì lợi nhuận doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên, tổng chi phí bán hàng tăng với mức độ tăng lớn hơn so với mức độ tăng của lượng sản phẩm tiêu thụ được, tức chi phí biên trên một dơn vị sản phẩm lại tăng. Như vậy, doanh nghiệp vẫn chưa đạt được hiệu quả giảm thiểu chi phí bán hàng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Với chính sách giảm thiểu chi phí trên mọi phương diện và thực hiện một cách đồng bộ, trong đó có việc giảm thiểu chi phí quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, số liệu thực tế từ Công ty cho thấy việc giảm thiểu khoản mục chi phí này là chưa hiệu quả và cịn nhiều vấn đề cần xem xét.
Bảng 2.9: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Đơn vị: VNĐ
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng 712.285.053 934.087.423 1.517.266.072
(Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển cơng nghệ An Đình)
Như vây, tổng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đáng kể. Nếu như năm 2013 tăng 30% so với năm trước thì tới năm 2014, khoản chi phí này đã tăng lên hơn 60%. Việc tăng chi phí qua từng năm là một quy luật, tuy nhiên mức tăng này của doanh nghiệp là tương đối lớn. Vì vậy, cơng ty vẫn đang tìm mọi cách để cắt giảm những khoản mục hay những hoạt động thực sự không cần thiết.
Để hiểu rõ hơn về sự tăng lên của chi phí quản lý doanh nghiệp, ta có thể theo dõi chi tiết các khoản mục trong chi phí quản lý doanh nghiệp trong 3 năm gần đây:
Bảng 2.10: Tình hình chi phí quản lý doanh nghiệp 3 năm gần đây
Đơn vị: VNĐ
TK ND Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
642
Chi phí quản lý doanh nghiệp
718.528.786 934,087,423
1,517,266,072 -6421 Chi phí nhân viên quản lý 26.393.692 34,311,800 520,339,432
64211 Chi phí nhân viên 26.393.692 34,311,800 520,339,432 -6422 Chi phí vật liệu quản lý 88.986.656 115,682,653 92,291,776
6422 2 Chi phí văn phịng phẩm - 6,646,266 - 6422 7 Chi phí xe ơ tơ 88.986.656 109,036,387 92,291,776 -6423
Chi phí quản lý: Phân bổ CCDC
46.879.706 60,943,619
89,856,685
-6424
Chi phí quản lý: Khấu hao TSCĐ
30.433.110 39,563,043
90,589,877
-6425
Chi phí quản lý: Thuế, phí và lệ phí 66.004.918 85,806,394 180,295,589 -6427 Chi phí quản lý: Dịch vụ mua ngồi 354.375.152 460,687,698 312,741,109 -6428 Chi phí bằng tiền khác 105.455.550 137,092,216 231,151,604 6428
1 Chi phí tiếp khách, hội họp
- 2,272,727
8,280,000 64285 Chi phí khác bằng tiền 105.455.550 134,819,489 222,871,604
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, sự tăng lên của chi phí quản lý doanh nghiệp phần lớn là do sự gia tăng của chi phí nhân viên quản lý (tăng hơn 15 lần). Ngồi chi phí vật liệu quản lý và dịch vụ mua ngồi giảm so với 2 năm trước đó, cịn lại các chi phí khác trong khoản mục chi phí này đều gia tăng với mức tăng trung bình là 2 lần. Sự gia tăng này ảnh hưởng rất lớn đến sự gia tăng của tổng chi phí sản xuất trong cơng ty. Vì vậy, trong thời gian tới nếu khơng giải quyết được vấn đề này sẽ làm giảm đi hiệu quả sản xuất kinh doanh của Cơng ty.
Các khoản chi phí khác
Chi phí khác lác các khoản chi phí của các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của Công ty. Đây là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động kinh doanh thông thường của Công ty. Đối với Công ty An đình, chi phí này bao gồm các khoản bồi thường, bị phạt và một số chi phí khác.
Bảng 2.11: Tình hình các khoản chi phí khác của Cơng ty
Đơn vị: VNĐ
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chi phí khác 81.980.180 9.146.411 454.849.464
(Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển cơng nghệ An Đình)
Từ số liệu của cơng ty cho thấy, năm 2013, công ty đã giảm được các khoản chi phí khác một cách đáng kể so với năm trước đó. Nhưng đến năm 2014 khoản chi phí này của cơng ty lại tăng lên đột biến (tăng 445.703.053 đồng – 49,7 lần) so với năm 2013. Điều này đã làm cho lợi nhuận trước thuế của công ty giảm đáng kể . Vì vậy, đây là vấn đề mà cơng ty cần tìm hiểu ngun nhân và tìm cách khắc phục để thu được lợi nhuận cao hơn trong những năm tới.