Việc xây dựng và hồn thiện quy trình xử lý khoản vay có vấn đề là rất quan trọng, giúp ngân hàng chủ động trong đưa ra các biện pháp phòng ngừa, giảm thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra.
Ngân hàng nên xây dựng quy trình theo dõi và xử lý khoản vay có vấn đề theo các bước:
Bước 1: Nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân các khoản nợ có vấn đề.
Thơng qua các hoạt động thanh tra, giám sát khoản vay, bằng việc nhận biết các dấu hiệu tài chính và phi tài chính, ngân hàng phát hiện các khoản vay có vấn đề từ đó tìm ra ngun nhân của khoản vay đó.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ của khoản vay có vấn đề.
Bước 3: Gặp gỡ khách hàng để biết được bản chất của vấn đề có thể
ảnh hưởng tới mức độ an tồn của khoản vay, tìm kiếm các thơng tin hỗ trợ cho q trình đánh giá.
Bước 4: Lập kế hoạch hành động
Kế hoạch này phải nêu được những vấn đề sau : + Những vấn đề của khoản vay là gì?
+Giải pháp xử lý những vấn đề này. +Các bước thực hiện giải pháp này. +Những mục đích có thể sẽ đạt được.
Kế hoạch này cần có sự phê duyệt từ cấp cao hơn trong hội đồng tín dụng hay ban lãnh đạo ngân hàng
Bước 5: Thực hiện kế hoạch
+ Tiếp xúc với khách hàng
Ngay khi kế hoạch nói trên được phê duyệt, cán bộ tín dụng gặp gỡ khách hàng vay, cần phải chú ý các mối quan tâm của khách hàng liên quan tới kế hoạch và phải linh hoạt nếu đó là những khả năng có thể xảy ra. Nếu cần thiết cán bộ tín dụng có thể đồng ý trở lại thỏa thuận với hội đồng tín dụng để tìm kiếm sự thay đổi kế hoạch nhằm giữ được tiếng tăm của khách hàng. Trong trường hợp người lãnh đạo của khách hàng vay khơng đồng ý với kế hoạch vì theo họ, nó q khắt khe thì rõ ràng kế hoạch này rất khó đạt
được mục đích. Cần xem xét xem khách hàng có cịn động cơ tiếp tục kinh doanh nữa hay không.
+ Tư vấn giúp đỡ khách hàng tháo gỡ khó khăn
Để hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch, ngân hàng cũng cần tư vấn cho khách hàng nhằm tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh. Đây cũng là động thái tránh thiệt hại cho ngân hàng. Cụ thể nhằm vào các hướng sau
- Mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. - Đa dạng hóa sản phẩm, tăng sản phẩm mới.
- Thay đổi chiến lược tiêu thụ sản phẩm. - Loại bỏ một số hoạt động không sinh lời. - Bán bớt tài sản hoặc 1 phần doanh nghiệp
Bước 6: Theo dõi thực hiện kế hoạch
Cán bộ tín dụng cần báo cáo thường xun tình hình thực hiện kế hoạch cho trưởng phịng tín dụng hoặc lãnh đạo ngân hàng. Công việc quản lý và theo dõi bao gồm:
- Theo dõi kết quả tài chính hàng tháng và bất kỳ điều khoản hoặc các tỷ số tài chính được đưa ra như là một điều kiện chấp nhận kế hoạch
- Quản lý những kết quả đạt được của những mục tiêu khác đặt ra trong kế hoạch : việc giảm hàng tồn kho hoặc các khoản nợ tồn đọng trong đề nghị, bán tài sản cố định ,…
Đối với những khoản vay có mức độ rủi ro cao hơn, quá trình nêu trên sẽ tập trung chủ yếu vào các điểm sau :
- Việc đánh giá lại một cách khách quan về rủi ro, bao gồm việc đánh giá mức độ rủi ro được cập nhật.
- Tình hình tiến triển đạt được trong việc cải thiện chất lượng tín dụng. - Đánh giá bất kỳ sự thay đổi nào cần thiết cho kế hoạch chiến lược. - Xem xét lại những số liệu tài chính và những dự báo.
Kết quả cuối cùng của mọi kế hoạch dạng này là sự loại bỏ những vấn đề khó khăn của khách hàng và giảm thiểu rui ro tín dụng, thơng thường trong khoảng thời gian 12 đến 18 tháng.